Theo Thời Báo Kinh Tế VN

Hàng triệu câu hỏi sẽ được đặt ra: làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh? Loại câu hỏi nào nên hỏi khách hàng? Làm thế nào để tiến gần tới mục tiêu? Nên đề nghị đặt hàng như thế nào?

Dưới đây, một số tác giả nổi tiếng của các loại sách và băng đĩa dạy bán hàng ở Mỹ sẽ trả lời hầu hết những câu hỏi trên thông qua việc tiết lộ 20 bí quyết hàng đầu để bán hàng thành công.


Brian Tracy
: Mẹo bán hàng dành cho những người lần đầu tiên kinh doanh

1. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm:
Lỗi lớn nhất mà người bán hàng phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng.

2. Bán cho những người có khả năng mua nhất

Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và có nguồn tài chính để mua nó. “Nếu bạn đang bán máy photocopy, đừng cố gắng bán nó cho những người chưa từng mua loại sản phẩm này trước đó”, Tracy khuyên. “Hãy bán cho những người đã từng mua sản phẩm này hoặc những người bạn biết là có nhu cầu mua. Hãy chỉ cho họ thấy các sản phẩm của bạn tốt như thế nào”.

3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm của bạn

Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Tracy gợi ý nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn. “Đó có thể là: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn”.

4. Tiếp cận khách hàng trực tiếp

Việc đầu tư một số tiền lớn vào quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc gửi mail trực tiếp là một trong những cách kém hiệu quả nhất đối với những doanh nhân lần đầu làm kinh doanh. Không có đường tắt trong việc tiếp cận mang tính chất cá nhân. Hãy gặp gỡ với từng khách hàng của bạn - nếu không gặp trực tiếp thì ít nhất cũng gọi điện thoại.

5. Hướng tới lần bán hàng kế tiếp

Gần 85% các vụ mua bán diễn ra thông qua con đường truyền khẩu: “Chúng là kết quả của việc một ai đó nói với bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó bởi chính họ đã từng có được sự hài lòng”, Tracy nói. Vì vậy, cần tập trung xây dựng các vụ mua bán trong tương lai với mỗi khách hàng. “Tất cả những việc bạn làm đều phải hướng tới các lần mua bán tiếp theo.


Linda Richardson
: Thành công trong cách thuyết phục khách hàng
Bạn có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công trong các lần bán hàng bằng cách tìm hiểu hết mức có thể về khách hàng tiềm năng của bạn, đặc biệt tập trung tìm hiểu các nhu cầu của họ.

1. Xây dựng mối quan hệ

Trước khi thảo luận kinh doanh, cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Để làm điều đó, hãy làm một số công việc chuẩn bị. Tìm hiểu xem liệu bạn và khách hàng đó có cùng quen biết một người nào đó? Công ty của anh ta gần đây có xuất hiện trên các phương tiện thông tin? Anh ta có quan tâm tới thể thao? “Hãy tìm hiểu sâu thêm một chút về công ty và cá nhân khách hàng, nhờ đó bạn có thể tạo được mối quan hệ thật sự”, Richardson nói.

2. Hỏi nhiều câu hỏi khác nhau

Hãy hỏi những câu hỏi mà câu trả lời yêu cầu nhiều hơn là “Có” hoặc “Không”. Các câu hỏi không chỉ về giá cả, chi phí, thủ tục và các yếu tố kỹ thuật. Quan trọng nhất, theo Richardson, nên hỏi câu hỏi mà câu trả lời có thể cho biết về những động cơ mua sắm của khách hàng, các vấn đề cũng như nhu cầu của anh ta và quá trình đi đến quyết định của anh ta.

3. Thăm dò sâu hơn

Nếu một khách hàng tiềm năng nói với bạn rằng: “Chúng tôi đang tìm cách tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả”, bạn sẽ ngay lập tức nói với anh ta bằng cách nào các sản phẩm của bạn đáp ứng các yêu cầu đó. “Một người bán hàng thực sự khôn ngoan sẽ không làm như vậy”, Richardson nói. Anh ta hoặc cô ta sẽ hỏi thêm câu hỏi để thăm dò sâu hơn. “Tôi hiểu tại sao điều đó quan trọng. Có thể cho tôi ví dụ cụ thể được không?”. Richardson gợi ý: hỏi để biết thêm thông tin và nhờ vậy bạn có thể xác định vị trí sản phẩm của bạn tốt hơn và hiểu các nhu cầu của khách hàng.

4. Học cách lắng nghe

Những người bán hàng nói liên tục trong suốt thời gian giới thiệu sản phẩm không chỉ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và thường làm mất cơ hội của mình. Bạn cần dừng lại lắng nghe ít nhất 50% số thời gian dành cho việc giới thiệu. Bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách ghi chép vắn tắt, quan sát ngôn ngữ hành động của khách, không nhảy xổ vào kết luận mà tập trung vào điều mà khách hàng đang nói.

5. Theo sát khách hàng

Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng sau khi bán hàng để đảm bảo họ hài lòng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát khách hàng là rất tích cực”.


Shari Posey
: Chuẩn bị và đảm bảo
Một thuyết trình thành công bắt đầu với sự chuẩn bị cẩn thận và kết thúc bằng những đảm bảo về sự hài lòng của khách hàng. 5 chiến lược bán hàng hàng đầu của Posey chính là:

1. Viết ra giấy bài thuyết trình

“Đó không phải là điều bạn có thể làm tranh thủ lúc ngồi trên máy bay” Posey khuyến cáo. Luôn sử dụng bài thuyết trình đã được trình bày thành văn bản. Suy nghĩ về 6 điểm chủ yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình thuyết trình. Tìm những câu hỏi giúp thăm dò phản ứng và nhu cầu của khách hàng đối với mối điểm trên. “Điều này sẽ giúp bạn xác định những mục tiêu mà khách hàng của bạn muốn đạt tới và nhờ đó bạn có thể chỉ ra làm thế nào các sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể đáp ứng yêu cầu của họ”.

2. Viết ra giấy những ý kiến phản đối

Tỏ cho khách hàng tiềm năng của bạn biết bạn đang thực sự lắng nghe điều họ nói bằng cách viết vào sổ các ý kiến phản đối của họ. Bằng cách này, bạn có thể trả lời cụ thể vào các nội dung phản đối của họ và chỉ ra họ sẽ thu được những lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của bạn như thế nào.

3. Đưa ra chính sách khuyến khích cho lần đầu tiên

Đề nghị khách hàng một điều gì đó có ý nghĩa, nhờ đó nếu họ thích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ được khuyến khích đưa ra quyết định tức thì thay vì đợi vài hôm hoặc thậm chí bỏ qua nó. Đề nghị có tính khuyến khích cho lần mua đầu tiên có thể là: “Giảm giá 10% nếu bạn mua hôm nay” hoặc “Nếu mua hôm nay, bạn sẽ nhận được một giờ tư vấn miễn phí”.

4. Đề nghị một sự đảm bảo 100%

Hãy để khách hàng của bạn biết sự hài lòng của họ được đảm bảo. “Một chính sách bảo hành tốt giúp giảm tối thiểu các ý kiến phản đối của khách hàng và cho thấy bạn tin vào sản phẩm và dịch vụ của mình”, Posey nói. Bảo hành sản phẩm không nên kèm theo bất kỳ điều kiện nào như “Bảo hành chỉ trong 30 ngày”. Bạn có thể sử dụng chính sách bảo hành thậm chí nếu bạn bán một dịch vụ. “Đảm bảo bạn sẽ hài lòng. Bạn sẽ kinh ngạc về chất lượng dịch vụ của chúng tôi hoặc chúng tôi sẽ làm lại miễn phí”.

5. Giới hạn với 2 sự chọn lựa

Thay vì hỏi “Sản phẩm đó như thế nào”, hãy đưa cho khách hàng của bạn một sự chọn lựa. Ví dụ, nếu bạn đang bán các sách giáo dục cho người phụ trách trường mẫu giáo, hãy hỏi họ xem họ muốn mua toàn sách hay mua sách và băng đĩa cùng với nhau. Khi họ đưa ra lưa chọn của mình, viết giấy đặt hàng ngay. “Khách hàng của bạn thường không ngăn bạn lại”, Pose giải thích. “Bởi vì trong tâm thức họ thừa nhận họ đã cam kết với bạn và họ vừa nói vâng đó thôi”.


Bob Bly: Tư liệu bán hàng

Bạn muốn thực sự gây ấn tượng với khách hàng và cung cấp cho họ những tài liệu bán hàng sẽ khiến họ muốn đặt hàng ngay ư? Hãy áp dụng 5 bí quyết bán hàng quan trọng của Bob Bly.

1. Hãy chuẩn bị tài liệu của bạn để nhằm phục vụ một khách hàng cụ thể

Bạn không thể hiểu và đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng tiềm năng. Hãy cho thấy bạn là một chuyên gia, Bly nói. “Khi tài liệu bán hàng của bạn đươc chuẩn bị chỉ để phục vụ những đối tượng khách hàng cụ thể, bạn có ưu thế trong bán hàng và tìm được sự tin tưởng”, Bly giải thích.

2. Sử dụng các loại giấy chứng nhận

Khách hàng thường không tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm được những điều như bạn giới thiệu. Bạn có thể vượt qua điều này bằng cách trang bị cho mình những thư khen ngợi của các khách hàng trước đây hoặc hiện nay về bạn và công ty của bạn. Các loại giấy chứng nhận, thường được viết bằng ngôn ngữ riêng của từng khách hàng, được bao quanh bằng các dấu hiệu chỉ sự trích dẫn. Chúng có thể được sử dụng trong các bức thư bán hàng, các mẫu quảng cáo và tờ rơi.

3. Viết trên cơ sở ý kiến của khách hàng

“Bắt đầu tài liệu của bạn bằng một nội dung nào đó có liên quan khách hàng tiềm năng”, Bly gợi ý. “Thứ được hầu hết mọi người quan tâm chính là bản thân họ”. Nếu một đại lý bảo hiểm muốn giới thiệu chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động mới dành cho các doanh nghiệp nhỏ, họ thường sẽ bắt đầu tài liệu của mình bằng câu: “Giới thiệu kế hoạch bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động”.
Đại lý bảo hiểm sẽ thu được những kết quả tốt hơn nếu họ viết một điều gì đó trực tiếp thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đó có thể là: “Chi phí bảo hiểm tăng cao được đe doạ hoạt động kinh doanh của công ty bạn?’. Theo giải thích của Bly, “Đó mới là điều những người chủ doanh nghiệp quan tâm”.

4. Sử dụng các câu hỏi

Một cách hiệu quả để gắn kết những khách hàng tiềm năng với bạn là đặt câu hỏi trong dòng đầu tiên của tài liệu. “Tất cả những người chủ cơ sở dịch vụ rửa xe ô tô cần biết 7 bí mật kinh doanh thành công này. Còn bạn?” hoặc “Tại sao những người chủ không được thông báo về sự thật này?”.

5. Biến tiêu cực thành tích cực

Nếu bạn là người mới trong kinh doanh và chưa bán được nhiều sản phẩm hoặc chưa ký được nhiều hợp đồng dịch vụ với khách hàng, đừng thất vọng. Bạn có thể viết về tình trạng của bạn theo cách này: “Chưa một ai trong số hàng ngàn khách hàng từng biết về những ưu điểm của mẫu thiết kế XYZ mới này”.

Pin It
P. F. Drucker

"Marketing ... bao phủ toàn bộ họat động kinh doanh. Là tất cả họat động kinh doanh nhìn từ kết quả cuối cùng, tức là từ quan điểm của người tiêu dùng."

User Menu