Marketing
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều là người quyết đoán, hành động nhất quán, giỏi thuyết phục người khác và thích nghi tốt.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 1391
Nhiều người có xu hướng khởi sự kinh doanh bằng việc mua nhượng quyền thương hiệu để làm ngay mà không cần xây dựng thương hiệu, tuy nhiên có thể sẽ phải trả giá đắt nếu không biết cách thực hiện.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2360
Tờ Nikkei đánh giá việc đưa vào khai thác 40 đường bay chỉ sau một năm đi vào hoạt động là “một bước phát triển vô cùng thần kỳ trong ngành hàng không”.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3136
CRM hoặc Quản lý quan hệ khách hàng là một chiến lược để quản lý các mối quan hệ và tương tác của tổ chức với khách hàng và khách hàng tiềm năng. Hệ thống CRM giúp các công ty kết nối với khách hàng, hợp lý hóa quy trình và cải thiện lợi nhuận.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 1544
Mức phí này được đánh giá khá cao, nhưng đổi lại các đối tác có thể tận dụng nguồn khách hàng lớn từ hệ sinh thái Grab nói chung cũng như không tốn thêm thời gian, chi phí kết nối với khách hàng và tìm shipper.
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 2489
Câu chuyện hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đến nay đã 10 năm xong nhiều chuyên gia cho rằng đã đến thời điểm hàng Việt trở thành đối tượng để người Việt tìm chọn.
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 1483
Thuyết trình trước công chúng là việc không dễ dàng, và thuyết trình giới thiệu sản phẩm mới không là ngoại lệ. Có lẽ đó là lý do vì sao phần lớn các bài thuyết trình thường “rất khủng khiếp”.
Thậm chí, bạn đã từng đến các cuộc họp, hội nghị hoặc sự kiện mà người đứng trên sân khấu được trả rất nhiều tiền, có lẽ vì họ có khả năng xâu chuỗi vài từ vào một câu được cho là sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Vậy mà những gì bạn nghĩ đến là liệu mình có chịu nổi “sự tra tấn” đó dù chỉ trong vòng vài phút. Nếu nói về tính hiệu quả trong thuyết trình ra mắt sản phẩm mới, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ Apple.
Những buổi keynote luôn được mong chờ từ Apple
Thương hiệu này thường xuyên có những bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm mới và làm điều đó tốt hơn bất cứ ai, nếu không nói là “tốt hơn rất nhiều”. Dưới đây là năm điều mà chúng ta có thể tham khảo từ cách thuyết trình sản phẩm mới của Apple.
Làm cho khán giả cảm nhận được câu chuyện
Những bài giới thiệu sản phẩm của Apple luôn bắt đầu bằng một câu chuyện nào đó. Có khi, đó là một video dài 2 phút về những bức ảnh trừu tượng của sản phẩm. Có khi, đó là một hoặc hai dòng ngắn gọn để kết nối khán giả với sứ mệnh cốt lõi của Apple.
Câu chuyện giúp đưa mọi người về cùng một phía, và đó là một xuất phát vững chắc để thương hiệu bắt đầu bày ra các sản phẩm mà họ muốn mọi người mua.
Câu chuyện giúp đưa mọi người về cùng một phía, và đó là một xuất phát vững chắc để thương hiệu bắt đầu bày ra các sản phẩm mà họ muốn mọi người mua. Chẳng hạn, Apple đã bắt đầu bài phát biểu tại Worldwide Developers Conference bằng một video về công việc khó nhọc của các nhà phát triển (developer). Khán giả biết chính xác cảm giác của nhân vật trong video và giờ họ biết rằng Apple cũng hiểu được điều đó. Câu chuyện giúp đưa mọi người về cùng một phía, và đó là một xuất phát vững chắc để thương hiệu bắt đầu bày ra các sản phẩm mà họ muốn mọi người mua.
Tin và hành động như thể khán giả sẽ thích sản phẩm
“Chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ thực sự thích nó”(We think you’re gonna really love it) là câu nói quen thuộc trong các bài thuyết trình sản phẩm của Tim Cook. Mỗi lần nói thế, vị CEO này đã giả định về khán giả của mình và tạo cho họ mong đợi rằng điều mà ông sắp nói sẽ mang lại cho họ niềm vui. Ông ta hành động như thể đó là sự thật, rằng khách hàng sẽ yêu thích sản phẩm này.
Tim Cook - Ông là người kế nhiệm vị trí CEO của Apple sau Steve Jobs Ảnh: The Guardian
Không có người thuyết trình giỏi nào cố thuyết phục rằng bạn “nên” thích mà họ hành động như thể bạn đã thích rồi. Đây thực sự là một trong những cách hiệu quả nhất để truyền đạt với mọi người. Thay vì nói với mọi người lý do tại sao họ nên quan tâm, chỉ cần hành động như thể họ đã quan tâm. Họ đã không có mặt tại đó nếu như họ không hề quan tâm, đúng không nào?
Thể hiện sản phẩm trong đời sống thật
Nếu xem bài thuyết trình của Apple ở Worldwide Developers Conference, bạn sẽ thấy rằng dù đang nói về sản phẩm mới, nhưng bài thuyết trình dành rất ít thời gian để nói về “tính năng”.
Đây là một hội nghị chuyên ngành dành cho các nhà phát triển và có lẽ bạn sẽ mong đợi phần minh họa về tính năng. Nhưng thay vào đó, Apple minh họa về “cách mà sản phẩm này sẽ làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn”. Đó là một sự khác biệt lớn.
Thay vì thể hiện các khía cạnh của thiết bị hoặc phần mềm mới, Apple chỉ cho khán giả cách làm những điều mà họ sẽ thích làm với sản phẩm mới này. Với cách trình bày này, Apple khiến cho sản phẩm trở nên “thật hơn”, điều này tạo nên sự kết nối cảm xúc với “tính năng” mà thương hiệu đang nói đến.
Luyện tập
Thuyết trình trước công chúng là một nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật trình diễn yêu cầu sự luyện tập. Bài nói chuyện chỉ thu hút một cách tự nhiên nếu nó ăn sâu vào bộ nhớ của người trình bày và họ có thể nói mà không phải suy nghĩ về nó. Vì thế, hãy đọc kịch bản thật kỹ và luyện tập thật nhuần nhuyễn.
Những người vốn có sức lôi cuốn tự nhiên thường bị cám dỗ với ý tưởng “sẽ tung hứng mà không cần chuẩn bị trước” bởi vì họ tin rằng như thế sẽ trông tự nhiên hơn. Điều đó chỉ đúng nếu bạn hiểu tự nhiên có nghĩa là vụng về.
Chi tiết có ý nghĩa quan trọng
Sau cùng, những chi tiết như ánh sáng, âm nhạc và đặc biệt là phông nền của các trang thuyết trình sẽ cùng tạo nên sự khác biệt.
Không ai đang đứng trên sân khấu để đọc hết “slide” này đến “slide” khác
Điều thực sự tạo nên sự khác biệt là tất cả những chi tiết đó không phải được thiết kế để thu hút sự chú ý cho bài thuyết trình mà thực ra chúng được thiết kế để hỗ trợ cho bài thuyết trình. Không ai đang đứng trên sân khấu để đọc hết “slide” này đến “slide” khác (thành thật mà nói, nhiều khả năng bạn đã từng tạo ra hoặc xem một nội dung tương tự trước đó). Các “slide” chỉ là những gì khán giả mong đợi sẽ xuất hiện trên màn hình và làm mạnh “cảm giác” chung của sự kiện.
* Nguồn: Doanh Nhân+
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2236
Theo báo cáo Marketing và Game trên điện thoại di động năm 2019 của Appota, người Việt dành trung bình hơn 400 nghìn giờ mỗi ngày để xem live stream trò chơi điện tử. Trong đó, 61% thời lượng xem đến từ thiết bị di động.
- Details
- Category: Marketing
- Hits: 1295