Nếu một marketer có hiểu biết sâu rộng về phân tích dữ liệu thì đã được đánh giá khá cao, thế còn blockchain thì sao? Bạn biết gì về công nghệ này và nó được ứng dụng trong marketing như thế nào?

Kiến thức được chia sẻ bởi anh Cris D. Trần, Deputy CEO, GalaxyOne (Sovico Group) trong webinar “Blockchain và marketing” do AIM Academy và Trường Đại học Ngoại Thương CSII tại TP. HCM phối hợp thực hiện.

Trước khi có công nghệ blockchain, dữ liệu đã “đối mặt” với những vấn đề nào?

Công nghệ blockchain ra đời đã giải quyết những câu hỏi nan giải, đặc biệt là về tính bảo mật.

- Dễ dàng xâm phạm tiêu chuẩn về data: Dữ liệu không sử dụng công nghệ blockchain (tiêu biểu của công nghệ này là tính phân tán) thường tập trung về một “tụ điểm”. Chính vì mọi thông tin tập trung về một nơi nên các hacker có thể “đột nhập” vào hệ thống, thay đổi hoặc xoá các cơ sở dữ liệu dễ dàng.

- Tính an toàn kém: Ngoài lý do đề cập trên thì việc một hoặc một vài admin nắm giữ password của hệ thống cũng khiến độ rủi ro nâng cao nhiều lần. Vì nếu tài khoản của họ bị mất đồng nghĩa là cơ sở dữ liệu cũng sẽ bị tấn công.

- Tính phụ thuộc cao: Hầu hết các hệ thống vận hành tập trung (không phải blockchain) đều có tính phụ thuộc cao. Điều này có thể dễ dàng thấy khi cuối tuần, bạn chuyển tiền tới một hệ thống ngân hàng khác nhưng người nhận lại không nhận được. Điều này có thể hiểu là do ngân hàng bạn đang dùng không kết nối với hệ thống ngân hàng liên Napas (một đại diện của blockchain) nên tiền không thể gửi qua các ngân hàng khác.


Công nghệ blockchain mang đến những ưu điểm gì gì?

Công nghệ blockchain có thể được khái quát với những đặc điểm nổi trội dễ hiểu sau:

- Tính phân tán: Thay vì cơ sở dữ liệu chỉ được lưu trữ trên 1 máy chủ thì giờ đây nó được phân tán ra nhiều đơn vị khác khiến cho việc hacking trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dễ hiểu hơn, thay vì phải hack 1 máy chủ như thông thường thì với công nghệ blockchain, hacker phải hack 99 máy để có thể thâu tóm được dữ liệu của 100 máy và tấn công dữ liệu. Chính yếu tố này làm gia tăng tính bảo mật cho dữ liệu khi sử dụng công nghệ blockchain.

- Tính tự động: Công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề một cách chính xác theo những tình huống đã được lập trình sẵn. Công thức khái quát rất đơn giản, bạn có thể hiểu dòng code được thực hiện cho blockchain như sau: “Nếu A xảy ra thì sẽ xử lý theo B". Nhờ điều này, công nghệ blockchain có thể chạy mượt mà mà không cần sự can thiệp của con người.

Bitcoin hay các loại hình kỹ thuật số khác chính là minh chứng cho công nghệ này. Nhờ tính tự động hoá, đồng tiền này vô tình trở thành một loại tài sản mà không chịu quá nhiều kiểm soát, chẳng hạn như của ngân hàng trung ương.

Mỗi một ngành hàng khác nhau sẽ đánh giá cao những ưu điểm khác nhau của blockchain. Chẳng hạn như, với ngành ngân hàng, họ đánh giá cao quá trình hình thành data của công nghệ này: khi bạn nhập sai một data nào đó, bạn không thể thay thế hoặc xoá đi mà chỉ có thể tạo thêm một “điểm” data mới. Điều này giúp người kiểm tra data có thể nhìn nhận rõ “thể trạng" của data tại ngay thời điểm kiểm tra.

 

Ngành vận chuyển lại đánh giá cao tính bảo mật vì họ đề cao yếu tố an toàn và bảo mật thông tin hệ thống.

Một ứng dụng mà bạn có thể dễ hình dung đó là đưa tất cả các điểm số, bằng cấp lên công nghệ blockchain để đảm bảo tính minh bạch. Công nghệ blockchain có thể “mã hoá” tất cả rồi cung cấp một QR code để bạn hoặc người khác có thể truy xuất thông tin chính xác.

- Truy xuất nguồn gốc: Ưu điểm này có thể chứng minh được thông tin của hàng hoá, đặc biệt là trong xuất khẩu. Chúng ta đều biết những mặt hàng nếu muốn xuất khẩu thì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản xuất, đóng gói, vận chuyển... công nghệ blockchain sẽ hỗ trợ điều này. Blockchain sẽ giúp bảo vệ thương hiệu, cung cấp đầy đủ thông tin. Chứng minh sự “trong sạch” khi xuất khẩu cũng là vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt khi các mặt hàng chưa được chú trọng thông tin.

Blockchain là trợ thủ “đắc lực” như thế nào cho marketing?

Ngoài những ưu điểm kể trên, điều nổi bật là công nghệ blockchain đã và đang được ứng dụng hiệu quả vào:

Tạo ra token cho khách hàng sử dụng: Dùng trong chương trình chăm sóc khách hàng trung thành hoặc VIP

- Token được hiểu như một tấm vé điện tử, có giá trị về số lượng điểm, giảm giá… hoặc một đặc quyền nào đó mà bạn có thể phân phối cho khách hàng VIP, cộng đồng hoặc fan club của bạn. Token sẽ giúp hoạt động quy đổi này minh bạch gần như tuyệt đối. Đặc biệt, thay vì bộ phận chăm sóc khách hàng phải theo dõi rất nhiều như đổi tiền hoặc chuyển giá trị… thì công nghệ blockchain đã tạo ra token để giải quyết tất cả; từ đó tạo ra chương trình chăm sóc khách hàng tự động hoá – đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.

- Token còn khiến cho cơ hội đầu tư mở rộng nhiều hơn cho cộng đồng, qua các hoạt động như giải trí, phim ảnh, bóng đá... chứ không chỉ gói gọn cho một hoặc một vài người có tài chính lớn. Thay vì cho 1 người đóng góp 100 triệu thì họ có thể phát ra 100 đồng token trị giá mỗi đồng là 1 triệu đồng cho cộng đồng cùng đầu tư. Một ví dụ dễ hiểu đó là khi Messi đầu quân cho PSG, họ đã phát hành token PSG cho người hâm mộ. Khi Messi lập bàn thắng thì đồng PSG này sẽ được tăng giá trị, người hâm mộ sẽ có lợi nhiều hơn. Ngoài ra, họ còn được tham gia một số hoạt động chăm sóc fan khác mà chỉ những người mua token mới có.


Ngăn chặn việc sử dụng data bất hợp pháp: Ngày nay, khi bạn tìm kiếm hoặc tương tác thì lập tức hệ thống sẽ có được data của bạn, biết insight và hành vi của người dùng. Nếu tất cả các thông tin này được quản lý bởi công nghệ blockchain thì khi một bên thứ 3 nào đó muốn sử dụng data này, họ phải xin phép hoặc mua data. Nếu mua bán diễn ra thì bên sở hữu cũng sẽ được hưởng lợi.

Kiểm duyệt tự động: Với công nghệ blockchain, những tài khoản ảo sẽ biến mất. Nghĩa là blockchain sẽ tạo ra được các chốt chặn, xác minh được tương tác này có đáng tin tưởng và minh bạch hay không. Blockchain được ví như một đơn vị trọng tài thứ 3 thông minh mà người dùng, nhà sản xuất, nhà đầu tư đều có thể tin tưởng được.

Ngăn chặn gian lận sản phẩm: Một số thương hiệu lớn đã đưa công nghệ này để bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái. Chẳng hạn như khi bạn mua túi của LV, trong túi sẽ có một mã QR code hoặc một mã tương tự để bạn có thể truy xuất nguồn gốc, thậm chí là đến từng miếng da và người làm ra nó. Thông qua đây, một số thương hiệu cũng “tranh thủ” để kể câu chuyện truyền cảm hứng về sản phẩm của họ.

Như vậy, công nghệ blockchain không còn quá xa lạ trong lĩnh vực marketing, có thể thương hiệu của bạn đang sử dụng hoặc chính bạn cũng đang là đối tượng của công nghệ này.

* Nguồn: Brandsvietnam

Pin It
Charles M. Schwab (1862-1939)

"Khi một người đặt ra giới hạn về những gì mà anh ta sẽ làm, anh ta đã đặt ra giới hạn về khả năng của mình."

User Menu