Trung bình, một người dùng Internet bắt gặp khoảng 1.700 banner quảng cáo trong một tháng trên nhiều nền tảng khác nhau. Việc vắt kiệt những khoảnh khắc nhìn màn hình của user (on-screen moments) không còn mang lại hiệu quả như mong đợi cho thương hiệu với mức độ cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Vậy đâu sẽ là “Đại dương xanh” cho các doanh nghiệp nhằm có được sự chú ý của khách hàng? Và các marketer sẽ phải thay đổi như thế nào để các chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận với người dùng ở cả khoảnh khắc khi chú ý vào màn hình (on-screen moments) và không chú ý vào màn hình (screenless moments)?
Quảng cáo trực quan bị bão hòa, nhãn hàng đối phó như thế nào?
Với thực tế phải đối diện hơn 1.700 banner tiếp thị trong một tháng, tình trạng tránh né quảng cáo trở nên phổ biến, xuất phát từ việc người dùng đang bị bội thực bởi thông điệp được các nhãn hàng liên tục truyền tải trên cả những kênh online và offline. Tuy nhiên, mắt có thể đóng nhưng tai luôn nghe. Chính những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) diễn ra hằng ngày khi người dùng đang di chuyển, học tập, làm việc, chơi game, làm việc nhà… sẽ là “đại dương xanh” để thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thật sự hiệu quả.
Cuộc sống của chúng ta gắn liền với những khoảnh khắc không-màn-hình và chúng thường được lấp đầy bởi âm nhạc. Khảo sát Online Music Streaming Study của Adtima (đơn vị sở hữu hệ sinh thái quảng cáo trên di động lớn nhất Việt Nam với Zalo, Zing.vn, Zing MP3, Zing TV, Báo Mới) năm 2018 cho thấy 42% người dùng có thói quen nghe nhạc khi đang học tập và làm việc. Con số này cũng ở mức tương tự khi người dùng chơi game, trên các phương tiện di chuyển hoặc đang làm việc nhà.
Thói quen nghe nhạc online của người dùng khi đang học tập, làm việc, di chuyển, chơi game...
Với cơ hội mà screenless moments mang lại, doanh nghiệp cần một công cụ để thông qua những khoảnh khắc không-màn-hình có thể trò chuyện với người dùng. Đây là lúc mà Dynamic Audio Ads – những đoạn Quảng cáo Âm thanh được tùy chỉnh và nhắm đến nhiều tệp khách hàng khác nhau thể hiện vai trò của mình.
Tận dụng âm nhạc làm cầu nối đến users, các chiến dịch Dynamic Audio Ads đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng. Vì tính chất nhịp điệu của âm nhạc mà những thông điệp truyền thông dễ dàng được lưu giữ và ghi nhớ rất lâu trong tâm trí của người nghe. (Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác - Nguồn: Báo cáo Plugged in: Audio Ads năm 2018).
Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác.
Đặc biệt hơn, người dùng hiện nay nghe nhạc trên điện thoại bằng tai nghe. Vì thế, những chiến dịch Dynamic Audio Ads mở ra cơ hội trò chuyện độc lập với từng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, giúp tăng 100% Share of Voice của nhãn hàng vì lúc này người dùng đang không lắng nghe những âm thanh nào khác ngoài nội dung quảng cáo.
Một đoạn Dynamic Audio Ads hoàn chỉnh được cấu thành từ 3 yếu tố: Âm thanh - Giọng nói - Thông điệp quảng cáo. Vì đây là không gian trò chuyện 1-1 giữa nhãn hàng và người nghe, các marketer hãy vẽ nên một bức tranh thật sinh động và lưu ý tính cá nhân hóa luôn cần đặt lên cao nhất.
Tiếp thị âm nhạc vẽ ra một bức tranh lớn hơn để tiếp cận khách hàng
Không chỉ dừng lại ở quảng cáo âm thanh, nhãn hàng hoàn toàn có thể tận dụng kết hợp Dynamic Audio Ads vào chiến dịch All-in-one Music Marketing lớn của mình, nhất là khi âm nhạc hoàn toàn đóng vài trò cầu nối giữa brands và khách hàng một cách hiệu quả.
Có 5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing hoàn chỉnh:
5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing.
Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của brand để lựa chọn nghệ sĩ và tạo ra một bài hát (key music asset) thật sự phù hợp.
Bước 2: Đẩy mạnh Nhận thức (Awareness) và Cân nhắc sản phẩm (Consideration) bằng chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads trên chính các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.
Bước 3: Tạo Tương tác (Engagement) xung quanh nội dung của bài hát bằng music game, sponsored playlists trên mạng xã hội hoặc trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.
Bước 4: Khuếch đại chiến dịch bằng những hoạt động bên lề cùng nghệ sĩ trên các nền tảng online (mạng xã hội, trang tin tức, ứng dụng nghe nhạc, xem phim...)
Bước 5: Không dừng lại ở hoạt động online, nhãn hàng hoàn toàn có thể tạo những trải nghiệm thực tế để nghệ sĩ tiếp tục lan tỏa bài hát tới người dùng bằng các gian hàng trò chơi âm nhạc, sự kiện fan meeting hoặc các sự kiện âm nhạc lớn…
Lấy nhãn hàng bia Bivina làm ví dụ, ta có cái nhìn chi tiết hơn về cách thương hiệu có thể thực hiện một chiến dịch All-in-one Music marketing. Bivina là thương hiệu bia rất quen thuộc với đối tượng người dân biển tại các vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Dẫu vậy, thương hiệu lại gặp khó khăn trong việc làm mới hình ảnh và cải thiện tình hình doanh thu trước sự xuất hiện của nhiều sản phẩm bia đối thủ. Đến với Adtima, Bivina đã cùng thực hiện một chiến dịch Music Marketing ấn tượng, tận dụng hai nghệ sĩ có tính giải trí cao là Huỳnh James và Pjnboys để tạo nên một bài hát có phong cách và nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của Bivina mang tên “Uống gì nào?”.
“Uống gì nào?” ngay lập tức trở thành hit tiếp theo của Huỳnh James và Pjnboys, qua đó mang thương hiệu bia Bivina đến gần với người tiêu dùng hơn. Bài hát đạt nhiều lượt nghe và tương tác trên Zing MP3, cũng như các trang mạng xã hội. Và khi đã sở hữu một Key Music Asset chất lượng trong tay, Bivina từ đó hoàn toàn có thể triển khai rất nhiều hoạt động bên lề như chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads, tổ chức các sự kiện để khuếch đại và tăng tương tác và trên cả online và offline. Với những tác động tích cực liên tục lên người dùng ở đa dạng các kênh, chắc chắn nhãn hàng sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu và khắc sâu nó trong tâm trí khách hàng, từ đó dễ thúc đẩy nhu cầu mua sắm sản phẩm của Bivina.
Để tổng kết, ta có thể rút ra được hai ý chính sau để giúp các nhãn hàng tiếp cận được đến người dùng một cách hiệu quả hơn:
1. Dynamic Audio Ads là đại dương xanh cho nhãn hàng, là chìa khóa để chiến thắng được những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) trong lòng người tiêu dùng.
2. All-in-one Music Marketing Solution mở ra cơ hội để nhãn hàng tận dụng kết nối với người dùng một cách hiệu quả thông qua âm nhạc, ở cả những khoảnh khắc nhìn-màn-hình (on-screen moments) và không-màn-hình (screenless moments).
* Nguồn: Adtima