Trước khi Instagram ra đời, Faceboook là kênh độc quyền trong việc phát tán nội dung nhưng nó chưa thật sự cung cấp cho người dùng một công cụ nào để tạo ra chúng (ngoại trừ việc ghi và chia sẻ status) Thay vào đó, Facebook chuyển giao hết việc sáng tạo cho các công ty khác như Zynga chuyên về game, ứng dụng hình ảnh và Spotify chuyên về âm nhạc.

Việc Facebook mua lại Instagram đồng nghĩa với cuộc thâu tóm một nền tảng công nghệ cho phép người dùng sáng tạo và chia sẻ. Xét cho cùng khi bạn dùng điện thoại chụp ảnh, bạn không chỉ dùng Instagram để tạo ra nội dùng mà còn gần như tức thời dùng ứng dụng đó chia sẻ hình ảnh lên các mạng xã hội.

thautom

Xu hướng sáng tạo nội dung đã xuất hiện được một thời gian từ khi Pinterest ra đời. Trong khi có khá nhiều người dùng không hề tự tạo ra các hình ảnh nhưng họ là người tạo ra các pinboard và dành hàng tá thời gian để thể hiện bản thân mình thông qua chúng.

Điều đó làm giàu mối tương tác của người dùng đối với internet và nó đáng giá theo một cách nào đó. Chính vì thế, Facebook đã bỏ ra 1 tỷ đô để mua lại Instagram- một startup không hề có mô hình kinh doanh dù có khả năng thu hút người dùng cực đỉnh.
Dưới đây là 3 bài học mà người làm marketing nên học hỏi từ động thái thâu tóm Instagram này của Facebook.

1. Tìm kiếm đối tác tạo nội dung

Nếu việc sáng tạo nội dung không phải là lợi thế cạnh tranh chính của công ty nên tìm kiếm một đối tác giỏi trong lĩnh vực đó. Cũng như việc Facebook thâu tóm Instagram, marketer cũng có thể làm việc với những công ty có khả năng sáng tạo nội dung. Thực hiện một chiến dịch với đối tác có khả năng xây dựng nội dung có thể đem đến nhiều thuận lợi hơn ta mong đợi.

2. Trân trọng những nền tảng hấp dẫn

Một trong những điều đầu tiên Mark Zuckerberg nói sau cuộc giao dịch là Instagram sẽ được phát triển độc lập và những trải nghiệm hiện tại của người dùng sẽ vẫn được duy trì. Marketer thường đi theo hướng ngược lại bởi họ thường cố gắng tích hợp thêm các trang web, nền tảng flash đặc biệt hoặc ứng dụng của riêng họ. Và tất cả những việc đó có thể hạn chế khả năng chia sẻ và tham gia sáng tạo của người dùng. Các công ty như Facebook, Instagram và Pinterest đã rất hoàn hảo trong việc tăng cường sáng tạo nội dung và chia sẻ rồi, cho nên marketer chỉ nên tận dụng lợi thế của từng nền tảng chứ không nên cố gắng tạo ra cái gì khác.

3. Tạo cơ hội cho người không chuyên

Sáng tạo nội dung nghe có vẻ đáng sợ bởi không phải ai cũng có khả năng tạo ra một bản nhạc hay, một bức ảnh đẹp hay một đoạn phim thú vị. Các nền tảng thông mình như Instagram và Pinterest dường như là cuộc chơi của các tay chuyên nghiệp nhưng hai startup này thật ra rất tin tưởng vào khả năng sáng tạo của đại đa số người dùng bình thường. Mọi người đều có khả năng chụp một bức ảnh và tạo ra một pinboard nên marketer không cần phải trông cậy hoàn toàn vào những người chuyên nghiệp. Người chuyên nghiệp có thể tạo ra các nội dung đầy cảm hứng mà mọi người đều muốn chia sẻ nhưng chính những người không chuyên lại tạo ra sự kết nối.

Nguồn: Marketing nhà hàng & quán cafe

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Ngay cả khi mọi thứ đều thuận lợi, doanh nghiệp có kế họach marketing thường tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn doanh nghiệp không có"

User Menu