Đừng lãng phí thời gian của bạn để tạo nội dung mà không mang lại giá trị. Hôm nay tôi sẽ giải thích làm sao để tập trung nỗ lực của bạn để phân tích các kết quả tìm kiếm, đánh giá nội dung hiện có và nói chuyện với khách hàng. Tại thời điểm này, tất cả chúng ta biết chúng ta cần nội dung để trang web của chúng ta được thành công.
Tuy nhiên, những nội dung đó thường có thể không được rõ ràng. Như chúng ta đã được nghe rất nhiều lần, tạo nội dung không mang lại giá trị là một chiến lược xấu và lãng phí thời gian. Vậy làm thế nào chúng ta tìm ra những nội dung mà chúng ta thực sự cần? Cân trả lời là không đơn giản nhưng để tạo ra nội dung mà khán giả mong muốn (và có thể tìm thấy trong kết quả tìm kiếm) và có một vài nơi chúng ta phải nhìn đó là:
1. Phân tích kết quả tìm kiếm
Bạn có thể có một ý tưởng tuyệt vời cho nội dung nhưng bạn có biết nếu nó được thực hiện trước thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn có biết nếu mọi người đang thực sự tìm kiếm nội dung của bạn? Bạn có biết họ tìm kiếm nội dung đó như thế nào?
Bằng cách tìm kiếm các chủ đề tiềm năng, cụm từ khóa và các chủ đề nội dung, bạn có thể bắt đầu hiểu được những gì ở bên ngoài, những gì được yêu cầu và quan trọng nhất, mục đích tìm kiếm với từ khóa mục tiêu của bạn.
Ví dụ: khách hàng A cung cấp phần mềm về phân tích y tế:
Nhìn vào kết quả tìm kiếm với thuật ngữ "healthcare analytics", chúng ta nhìn thấy có một bài viết về việc này hoặc một trang thông tin chúng ta có thể sử dụng? Nếu không, chúng ta có thể cần phải xây dựng một cái gì đó...và cái gì đó cần phải tốt hơn so với những gì đã có ở trên đó.
Không phải là khi bạn có một ý tưởng nội dung bạn thích mà người khác cũng sẽ thích. Ý tưởng nội dung ưa thích của bạn cũng có thể hoạt động kém trong các kết quả tìm kiếm.
2. Đánh giá nội dung hiện tại
Để hiểu rõ nhu cầu của chúng ta, chúng ta phải hiểu hành trình của người mua và những thông tin cần thiết để giúp khách hàng của chúng ta thực hiện hành động mua hàng.
Chúng tôi có thể bắt đầu bằng việc đánh giá những nội dung hiện đang làm việc (hoặc không làm việc) trên trang web. Sử dụng phân tích, chúng ta có thể xác định những nội dung tốt, khách hàng tương tác với trang web của chúng ta như thế nào và họ đang nhìn thấy gì trước khi mua hàng hoặc điền vào một biểu mẫu.
Phân tích kênh
Một trong những lợi ích của Google Analytics là khả năng thiết lập kênh chuyển đổi.
Bằng cách thiết lập việc chuyển đổi, chúng ta có thể tìm hiểu khách truy cập di chuyển qua một trang web như thế nào.
Nếu một trang cụ thể có tỷ lệ thoát lớn, có lẽ bạn nên có một cái nhìn sâu hơn để xác định những gì tốt và không tốt trên trang đó. Mặt khác, nếu một trang được thực hiện tốt, hãy đánh giá những gì đang tồn tại trên trang và lý do tại sao nó có thể giúp khách hàng của bạn lái qua các kênh.
Tương tự như phân tích chuyển đổi, Google Analytics cũng cung cấp công cụ "Behavior Flow", nó cho phép bạn xem có bao nhiêu khách truy cập di chuyển qua toàn bộ trang web so với các kênh chuyển đổi đã được cấu hình sẵn.
Tỷ lệ thoát (Bounce rate)
Tôi đã nghe một số người nói rằng tỷ lệ thoát là một thước đo xấu. Việc hiểu rõ lý do tại sao một trang cụ thể có tỷ lệ thoát cao có thể thực sự hữu ích khi cố gắng tìm hiểu nội dung hoạt động của bạn.
Ví dụ, nếu một trang sản phẩm có tỷ lệ thoát 80%, tôi muốn khuyên bạn nên tìm hiểu rõ lý do tại sao. Liệu có phải là do trang đang bị thiếu thông tin? Hay nó nhắm mục tiêu vào các từ khóa sai? Hoặc là có lưu lượng truy cập từ một nguồn không liên quan? Hãy nhìn vào nguồn tài nguyên giới thiệu và các từ khóa mục tiêu và các yếu tố sau:
- Kêu gọi để hành động (Calls-to-action)
- Headings
- Nội dung on-page
- Cross-Links
- Webmaster Tools Keyword Data
- Trang tiếp theo (next page)
Khi chúng ta có hiểu biết tốt hơn về cách mọi người tìm thấy trang, họ đang mong đợi những gì và những gì có thực sự ở trên trang, chúng ta có thể bắt đầu cùng nhau đưa các hình ảnh đầy đủ, giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao họ đang ở lại và những gì chúng ta cần phải cung cấp cho họ.
Bây giờ, việc phân tích chuyển đổi kênh và phân tích tỷ lệ thoát chỉ có 2 phần thông tin nhưng chúng có thể giúp chúng ta bắt đầu xem nội dung của chúng ta được thực hiện như thế nào và chúng ta cần phải làm gì để làm cho nó tốt hơn.
3. Đánh giá nhu cầu của khách hàng
Như tôi đã đề cập, bạn cần phải hiểu cuộc hành trình của khách hàng và quá trình ra quyết định. Tôi cũng đã thảo luận việc đánh giá trang để xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Còn một cách nữa mà chúng ta có thể làm:
Nói chuyện với khách hàng của chúng ta
Bạn không thể nhấc điện thoại lên và nói chuyện với họ (mặc dù tôi cũng khuyến khích các bạn làm điều đó) nhưng hãy sử dụng các cuộc khảo sát của khách hàng, tính năng chat trực tiếp và các công cụ thử nghiệm trực tuyến. Nếu bạn đang ở trong thị trường B2B, nhân viên bán hàng của bạn có thể khám phá ra những câu hỏi thường gặp của các khách hàng tiềm năng.
Khảo sát khách hàng
Khách hàng là tài sản rất lớn của các nhà tiếp thị (không chỉ để bán hàng) mà họ còn muốn cảm nhận được giá trị.
Một trong những cách chúng ta có thể làm cho họ cảm nhận được giá trị và nâng cao kiến thức của chúng ta là thông qua các cuộc điều tra trực tuyến. SurveyMonkey.com là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể dễ dàng sử dụng và cung cấp các template chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có các tùy chọn khác để thăm dò đó là công cụ KISSMetrics.com. Một điều tôi thích về công cụ KISSMetrics là bạn có thể nhắm mục tiêu vào các trang cụ thể và thiết lập các kích hoạt dựa trên hành vi.
Cho dù bạn sử dụng công cụ khảo sát nào để thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng thì các cuộc điều tra có thể cung cấp thông tin sâu sắc tập trung vào những nhu cầu cần thiết của người dùng và giúp bạn có được chiến lược nội dung đúng nhất.
Email bị bỏ qua
Bạn đã bao giờ bắt đầu mua một cái gì đó mà kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định? Nếu vậy, bạn có thể đã nhận được một email khuyến khích bạn trở lại và hoàn tất việc mua hàng của bạn.
Marketing cart đang phát triển và trong khi nó được sử dụng chủ yếu cho việc mua bán thương mại điện tử, nó cũng có thể được sử dụng để khảo sát khách hàng về lý do tại sao họ lại rời đi trước khi hoàn tất việc mua hàng của họ.
Các công cụ như Rejoiner.com sẽ làm cho quá trình này dễ dàng hơn (với một chi phí tương đối thấp) và cung cấp một cách để đạt được những hiểu biết từ khách hàng tiềm năng.
Thử nghiệm người dùng
Có thể nói UX là rất quan trọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Có một số gợi ý để nhận được thông tin phản hồi từ người dùng như kiểm tra trực tiếp thông qua Usertesting.com và CrazyEgg.com. Tôi là một fan hâm mộ lớn của cả 2 công cụ này nhưng tôi thích yếu tố con người của Usertesting.com.
Bằng cách quan sát những khách hàng tương tác với trang web của bạn và hỏi họ những câu hỏi, bạn có thể nhận được thông tin phản hồi ngay lập tức về những gì có thể bị thiếu từ trang web.
Live Chat
Tôi đã đề cập đến lợi ích của Live Chat trong nhiều năm nhưng rất hiếm khi tôi thấy mọi người sử dụng nó. Live chat là một tài sản rất lớn để tạo ra nội dung, vì nó có thể chỉ cho bạn:
- Các câu hỏi thường gặp
- Thông tin thiếu sót
- Cụm từ khóa
- Vấn đề trang web
- Nội dung bị sai lệch
Tôi thích sử dụng Live Chat vì bạn có thể xem cuộc đối thoại trực tiếp với người dùng. Bạn có thể tìm thấy nội dung mà mọi người mong muốn nhưng nó đang bị ẩn. Ngoài ra, bạn có thể thấy trang web của bạn đang thiếu đi một phần thông tin khách hàng quan trọng mà bạn cần phải thực hiện một quyết định.
Việc đánh giá log chat có thể cung cấp cho bạn một số thông tin sâu vào nhu cầu nội dung và giúp bạn tìm hiểu thêm về cuộc hành trình mua hàng.
Lưu ý: Trang web cũng có thể cung cấp một số thông tin, hiển thị cho bạn những gì mọi người đang tìm kiếm khi họ ở trên trang web của bạn.
Hãy đưa tất cả chúng lại gần nhau
Việc tạo ra một chiến lược nội dung thành công là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Nó phải mất thời gian, công sức và một sự hiểu biết thực sự xem khách hàng mong muốn điều gì.
Bằng cách đánh giá nội dung hiện có, nói chuyện với khách hàng và phân tích các kết quả tìm kiếm, chúng ta có thể kết hợp các thông tin để điền vào những khoảng trống nội dung và tạo nội dung khán giả mà họ thực sự đang tìm kiếm.
Theo thegioiseo
Không ghi tác giả