Bạn muốn biết mọi người nói gì về thương hiệu của bạn trên kênh trực tuyến? Các kiến thức thu thập về khách hàng, những người tiềm năng, về sản phẩm hay về đối thủ cạnh tranh bằng công cụ Social Listening rất đắt giá.Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 8 cách sử dụng công cụ Social Listening cho doanh nghiệp của bạn.
Tại sao phải sử dụng Social Listening?
Social Listening (hay còn gọi là quản lý phương tiện truyền thông) là công cụ về tìm kiếm trên web và mạng xã hội để xem mọi người đang nói gì về công ty bạn, đối thủ cạnh tranh hoặc các vấn đề quan tâm khác.
Bỏ một chút thời gian và chất xám, bạn có thể tiến xa hơn nhờ vào việc quản lý thương hiệu và sử dụng công cụ Social Listening để tăng cường tiếp thị nội dung, phát triển kinh doanh, quản lý sản phẩm, nguồn nhân lực và hỗ trợ khách hàng.
Dưới đây là 8 cách Social Listening có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn:
#1: Tạo Leads bằng việc giải quyết các vấn đề
Một trong những cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới là theo dõi các từ khóa được quan tâm, nhu cầu của khách hàng, hay sự thất vọng của họ đối với sản phẩm của đối thủ.
Cần quản lý các thuật ngữ như “[Tên đối thủ] không thể” hoặc “[Tên đối thủ] sẽ không” để tìm ra các điểm thất bại của đối thủ.
Một khi xác định được các khách hàng tiềm năng, hãy tiếp cận họ. Hỏi họ mong đợi điều gì đối với sản phẩm. Sau đó giải thích với khách hàng lợi ích của sản phẩm, giá trị tăng thêm, và nói chúng ta sẵn sàng trả lời thắc mắc của khách hàng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn bản “Demo” cho sản phẩm của mình.
#2: Thu hút khách hàng mới
Để tạo ra khách hàng tiềm năng, hay căng não suy nghĩ về những từ khóa mà người ta thường sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm và theo dõi các từ khóa này dựa vào các group facebook hoặc các forum.
Tham gia các cuộc bình luận nhằm tìm hiểu thêm về nhu cầu và mong đợi của bất kỳ khách hàng tiềm năng nào. Hãy để tên của mình khi tham gia tương tác để tạo tin tưởng nhé.
Tham gia vào các cuộc đối thoại để những người tiềm năng mua sản phẩm
Sau đó kiểm tra trên cơ sở dữ liệu xem có ai từ diễn đàn đăng ký thử sản phẩm của bạn không. Hãy gửi email đến từng khách hàng để bắt đầu kết nối với họ.
#3: Xác định những người ảnh hưởng và người ủng hộ
Sau chiến dịch tung sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến, theo dõi các liên kết hoặc các tiêu đề thông cáo báo chí của bạn để xem ai đã chia sẻ nó. Thông tin này sẽ giúp bạn xác định mình có ảnh hưởng trong ngành hay không. Tiếp cận với họ để bắt đầu xây dựng mối quan hệ.
Hiển nhiên bạn sẽ muốn xác định những người ủng hộ thương hiệu của bạn nhiều nhất. Tìm và tặng họ quà tặng hoặc ưu đãi đặc biệt nhé. Tiếp tục níu kéo họ tham gia vào các cuộc bình luận một cách khéo léo để phát triển thương hiệu công ty, bởi vì những khách hàng hài lòng là một trong số những nguồn Marketing miễn phí lớn nhất của bạn.
#4: Khám phá nơi đâu đang bàn luận về bạn
Social Listening cho phép bạn tìm ra nơi mà các thành viên cộng đồng hiện tại và tiềm năng đối thoại với nhau – Twitter, Facebook, Quora, comments trên blog hay những chỗ khác. Hãy theo dõi những cuộc đối thoại này và tham gia vào khi thích hợp.
Xác định cần tập trung vào công cụ nào sẽ giúp bạn cải thiện hiệu qủa tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội
#5: Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Với Social Listening, bạn có thể biết được những phản hồi tích cực và tiêu cực ngay lập tức.
Theo dõi tên thương hiệu của bạn có biểu tượng @ hay không (nhiều người thường hay quên đánh thêm biểu tượng @ khi trò chuyện trên Twitter).
Ngoài ra, cần theo dõi lỗi chính tả tự động cho tên thương hiệu của bạn và quản lý những ai tìm tên website của bạn
Đây là cơ hội giúp bạn đánh giá những ý kiến tích cực hay tiêu cực từ phía khách hàng, sau đó cố gắng giải quyết các vấn đề tiêu cực thành tích cực. Nếu khách hàng bỏ thời gian viết ra những vấn đề về sản phẩm của bạn thì chắc chắn rằng họ sẽ sẵn lòng nhận sự giúp đỡ của bạn.
#6: Nhận phản hồi về sản phẩm
Social Listening cũng giúp bạn xác định sớm các vấn đề phát sinh trong vòng đời sản phẩm.
Theo dõi những đề cập tên thương hiệu của bạn và nếu ai đó đăng tin về lỗi sản phẩm của bạn, hãy chỉ định đội ngũ phát triển sản phẩm R&D và chỉnh sửa nó càng nhanh càng tốt. Sau đó, trả lời trực tiếp với khách hàng bạn đã cải hiện sản phẩm. Nếu được, bạn nên sử dụng tài khoản cá nhân của mình thay vì tài khoản của công ty để thấy được tính nhân văn trong doanh nghiệp của bạn.
#7: Tìm Top những người tài năng
Phòng nhân sự của bạn có thể cũng được hưởng lợi từ Social Listening đấy. Thuê những người tài năng nhất thường là một thử thách lớn, nhưng theo dõi đoạn hội thoại trên forum, trong group cộng đồng hoặc trên blog thì dễ dàng hơn nhiều.
#8: Nỗ lực cải tiến
Nếu hỏi thẳng những khách hàng của bạn họ muốn gì thì thường họ sẽ có câu trả lời sai lệch, thông tin không chính xác, và có khả năng dẫn đến phát triển sản phẩm thất bại.
Henry Ford có câu nói nổi tiếng: “Nếu tôi hỏi khách hàng họ muốn những gì, họ sẽ muốn một con ngựa chạy nhanh hơn”. Con người ta thường hay bình luận về những thứ trước mặt họ thay vì tưởng tượng ra những điều không tồn tại.
Theo EQVN