Tiếp theo bài viết về Walt Disney – bên cạnh óc marketing thiên tài thì điều làm nên sự vĩ đại của Walt Disney (cá nhân cũng như công ty) trong ảnh hưởng xã hội, kinh doanh cũng như marketing là...

bài học marketing

"Nếu bạn có một sản phẩm đủ tốt - sẽ luôn có người mua nó"

>> Phần 1: Walt Disney dưới góc nhìn marketing (P1)

2. Đầu tư vào thương hiệu
Nếu được chọn tài sản có giá trị nhất của Walt Disney thì chắc chắn đó sẽ là thương hiệu. Những bộ phim chỉ cần đóng mác Disney là đã khiến mọi người háo hức chờ đợi.
Đầu tư vào thương hiệu – theo kiểu của Walt Disney, không hề phù phiếm – mà là đầu tư vào chất lượng. "Nếu bạn có một sản phẩm đủ tốt - sẽ luôn có người mua nó" – rõ ràng Walt Disney luôn đặt tiêu chuẩn cao nhất cho những sản phẩm "made-from-Walt Disney".
Một minh chứng cụ thể nhất là bộ phim "Snow White" – hãy còn được biết đến nhiều với tên gọi "Nàng bạch tuyết". Bộ phim này được sản xuất vào giữa thế kỷ 20 – và vẫn còn được trình chiếu đến những năm 1990s (40 năm sau khi sản xuất !!!). Kinh phí thực hiện bộ phim đã tăng gấp 8 lần so với kinh phí dự kiến vì sự quá khó tính của Walt Disney trong việc chấp nhận những bức vẽ của các họa sĩ.
Để hoàn thành bộ phim, các họa sĩ đã phải vẽ đến hơn 2 triệu bức vẽ tay. Bộ phim tiêu tốn tiền bạc một cách khủng khiếp - khiến những ngân hàng cũng phải lo sợ về khả năng thu hồi vốn của bộ phim. "Chúng tôi sẽ làm bộ phim này đến sự hoàn hảo nhất, không có một giới hạn về thời gian, kinh phí hay sự sáng tạo nào ngăn càn được chúng tôi" – Walt Disney đã trả lời những ngân hàng như thế.
Và bộ phim đã thành công vang dội khi ra mắt – thu về 8 triệu USD trong tháng đầu tiên sau khi công chiếu (chỉ tại Mỹ - khi vé xem phim của người lớn là 1 USD còn trẻ em là 0,5 USD - tức là có ít nhất 8 triệu lượt người tại Mỹ đã xem bộ phim này). Bộ phim được dịch ra 32 thứ tiếng và tái bản 54 lần trong suốt 40 mươi năm sau. "Cả kinh đô Hollywood sững sờ trước tuyệt tác của tôi" – Walt Disney phấn khích chia sẻ.
Chính những tiêu chuẩn nội bộ hoàn hảo như vậy đã tạo ra những tuyệt tác của điện ảnh. Chúng ta có thể dễ dàng kể tên rất nhiều bộ phim hoạt hình của Walt Disney (hiện đã ra đến bộ phim thứ 50 – "The tangled") – như Lion King, Toy Story, Snow White, Mulan (hoa mộc lan)... song rất khó khăn trong việc kể tên những bộ phim hoạt hình của các hãng đối thủ. Hãy thử nêu tên 5 bộ phim nổi tiếng của Universal hay Paramouth nào? Khó khăn hơn rất nhiều phải không? "Quanlity makes latitude" - chất lượng làm nên tầm cao, rất đúng trong trường hợp này. Walt Disney - bản thân nó, hay những series phim thành công của nó, đã là một sự bảo chứng cho chất lượng của bộ phim. Đó cũng là lý do chỉ riêng cái tên "Cướp biển Caribe - phần 4" đã đủ thu hút mọi người đến rạp.
Đọc đến đây chắc hẳn không ít business man tự hỏi: "liệu quá đầu tư vào chất lượng có phải là một mô hình kinh doanh khả thi vào thời điểm hiện nay". Câu trả lời sẽ có ngay sau đây: Walt Disney không phải là một nghệ sĩ vĩ cuồng, người chỉ tôn thờ những tác phẩm của mình – mà ông còn là một trong những nhà kinh doanh xuất sắc nhất nước Mỹ từng sản sinh ra. Với những tuyệt tác phim ảnh của mình, Walt Disney đã và đang nắm trong tay mình một giá trị rất lớn - bản quyền phim ảnh & các nhân vật.
Nếu nhìn bộ phim "Nàng bạch tuyết" ở góc độ bản quyền – nếu bạn biết một sản phẩm 40 năm sau vẫn mang về lợi nhuận cho bạn mà không phải tốn bất kỳ chi phí đầu tư nào - bạn có nên tập trung vào nó không? Theo một thống kê không chính thức, hiện Walt Disney đang giữ bản quyền hơn 10,000 nhân vật – và nguồn thu từ bản quyền phim & hình ảnh nhân vật mang về hơn 50% doanh thu hàng năm cho Walt Disney, một nguồn thu mà họ không phải đầu tư nhiều. Có thể ví von như mỗi một bộ phim của Walt Disney là một "Iphone" hay một "Ipad" mới – khi mà mỗi bộ phim sản xuất ra sẽ tạo ra một loạt những dịch vụ gia tăng đi kèm.
Như vậy, có thể hình dung quy trình làm việc của Walt Disney như sau: đầu tư tạo ra môt tuyệt tác – làm cho cả thế giới phát rồ vì tuyệt tác đó – và chia sẻ quyền kinh doanh cho những đối tác mong muốn kinh doanh. Rất đơn giản – mà cũng không đơn giản chút nào.
Một điều đáng chú ý nữa là Walt Disney đang "tư nhân hóa" kho tàng truyện cổ tích của thế giới – khi thực hiện hàng loạt những bộ phim từ những câu chuyện thần thoại như "Alibaba và 40 tên cướp", Pinochio, "Hoa mộc lan", "Peter Pan", "Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn" ... Liệu những thế hệ sau này có biết "Alibaba và 40 tên cướp" là một câu chuyện trong kho tàng "Ngàn lẻ một đêm" của Trung Đông – hay sẽ nhớ về nó như một bộ phim của Walt Disney?

(Còn tiếp...)

Nguyễn Dũng

Theo Theo blog.crmviet.vn

Pin It
Quảng cáo của FedEx

"Bạn phải có mặt ở đấy trước bằng cách đi đến đấy trước"

User Menu