Pokemon GO, ứng dụng trò chơi di động đứng top app store Apple và Android trong thời gian kỷ lục, có thể sẽ thách thức các hãng internet non trẻ vốn chuyên thu hút lượng truy cập cho các doanh nghiệp nhỏ.

Pokemon GO có tiềm năng đóng vai trò trong việc tiếp thị các thương hiệu lớn, hãng tin Reuters trích ý kiến nhiều chuyên gia trong ngành. Trò chơi của hãng Nintendo (Nhật Bản) cho phép người dùng đi bộ xung quanh khu vực thực tế để săn tìm các nhân vật hoạt hình ảo trên màn hình điện thoại thông minh.

Pokemon GO có hơn 65 triệu người dùng ở Mỹ chỉ sau bảy ngày ra mắt. Con số trên nhiều hơn số lượng người dùng trang Twitter. Pokemon GO đang giúp các nhà hàng địa phương, cửa hàng cà phê và nhiều nhà bán lẻ nhỏ thu hút khách hàng.

L'inizio Pizza Bar ở Long Island City, thành phố New York (Mỹ) cho hay doanh số của quán tăng 75% hồi cuối tuần bằng cách kích hoạt tính năng "lure module", thu hút các nhân vật Pokemon ảo đến quán. Vì thế, họ cũng thu hút được những người chơi gần đó. Quản lý L'inizio Pizza Bar chi 10 USD để có một chục nhân vật Pokemon có mặt tại đây, theo tờ New York Post.

pokemon

Game Pokemon GO. Ảnh: Reuters

Kiểu thu hút khách này lập tức là đối thủ tiềm năng với hãng Groupon, LivingSocial, Foursquare và các công ty mới khác, đã cách mạng hóa hoạt động marketing online cho giới doanh nghiệp nhỏ những năm qua. Độ phổ biến tức thì của Pokemon GO dường như là kết quả của sự hoài niệm về các bộ phim hoạt hình cũ.

“Những người sinh ra trong thập niên 1980, 1990 lớn lên với điều này. Thật dễ hiểu và chắc chắn trong chuyện vì sao nó đi từ 0 người dùng đến hàng triệu người dùng chỉ trong vài ngày. Tôi thấy McDonald's, Home Depot, các thương hiệu quốc gia cũng tham gia vào”, giám đốc quản lý Jeremiah Rosen tại hãng quảng cáo Reason2Be nói.

Một bài báo trên trang tin công nghệ Gizmodo hôm 13.7 cho hay một sinh viên ở Úc đã phát hiện mã của trò chơi thể hiện hệ thống tài trợ và đề cập đến tên McDonalds Corp. McDonald's từ chối bình luận về kế hoạch tiếp thị của họ.

Sự phổ biến của Pokemon GO đe dọa các doanh nghiệp như Foursquare, công ty có dịch vụ gọi là Swarm cung cấp phiếu giảm giá và giải thưởng cho khách hàng “check in” tại các địa điểm. Trò chơi mới cũng thách thức những trang thương mại điện tử xã hội như Groupon và LivingSocial, công cụ nhiều doanh nghiệp dùng để cung cấp các khoản chiết khấu cho khách. Những trang “deal tốt mỗi ngày” như thế được tiền mỗi khi khách hàng mua phiếu giảm giá của nhà bán lẻ.

pokemon1

Một người chơi đang đi săn Pokemon. Ảnh: Reuters.

Groupon và LivingSocial chưa bình luận gì về vấn đề này, còn Foursquare thì cho hay hiện tại vẫn còn quá sớm để nói đến tác động của Pokemon GO. Giới chuyên gia marketing cho biết doanh nghiệp nhỏ có thể ngày càng chuyển sang trò chơi thực tế ảo, chuyển hướng một số chi tiêu tiếp thị khi trò chơi thu hút được nhiều người dùng hơn.

“Bạn nhìn vào Pokemon GO và thấy nó bỏ qua rất nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số mà các cửa hàng thật dựa vào trong vài năm qua. Chưa có nền tảng xã hội định vị địa lý nào có thể hút nhiều người cùng một lúc”, giám đốc truyền thông mạng xã hội và di động tại hãng tư vấn DDG ở Mỹ nhận định.

Người chơi Pokemon GO có độ tham gia cao, dành nhiều thời gian cho trò chơi hơn là cho một số ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng nhất như Facebook, Instagram hay dịch vụ nhắn tin như WhatsApp, Snapchat. Nhiều cửa hàng đang hút khách bằng cách quảng cáo họ là "Poke Stops", nơi người chơi có thể ghé lấy thêm quả bóng Pokemon mới, tăng sức mạnh.

Theo: Thu Thảo
Nguồn: Thanh Niên

Pin It
Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu