Làm việc trong một ngành luôn liên tục thay đổi, việc cập nhật những dự đoán và nhận định về xu hướng là việc làm vô cùng cần thiết. Nó sẽ trở thành một tài sản quý báu định hướng cho các PR muốn tiến xa trong ngành này.

Có thể nói, năm 2017 sẽ diễn ra những đổi mới chóng mặt của các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo (AI), Truyền thông số nhưng đồng thời lại có những thay đổi không đáng kể về sự đa dạng và tính chất nghề PR. Hãy cùng MIN điểm qua 16 những dự đoán thay đổi của PR trong năm 2017.

PR2017

1.Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo đang dần có ảnh hưởng đến ít nhất 03 lĩnh vực: Sản xuất nội dung; Phân phối và xuất bản nội dung; Quy trình làm việc.

Sản xuất nội dung đã có những bước tiến đáng kể trong năm 2016 vừa qua. Theo báo cáo của Qill Content vào cuối năm 2016, công ty này đã tạo ra được hơn 15 triệu từ cho khách hàng bao gồm Boden, Regus và Virgin.

Đối với PR, thuật toán khá thông dụng trong việc tìm kiếm và tổ chức cách hiển thị thông tin. Những thuật toán này tạo ra những bong bóng (bubble) ngăn chặn những ý kiến trái chiều.

Chúng ta sử dụng nhiều hơn các công cụ để có thể nắm bắt dược các cuộc trò chuyện và nội dung được chia sẻ trong mạng lưới. Thuật toán sẽ xử lý nhanh lượng dữ liệu vô cùng lớn để nhận diện người ảnh hưởng, các mạng lưới và những chủ đề đang thịnh hành.

Có thể nói, đây là một thách thức đối với các PR khi chưa ai đưa ra những  đánh giá đúng về tác động của Trí tuệ nhân tạo lên công việc kinh doanh trong tương lai.

2. Nhiễu thông tin

Các PR đang nhanh chóng tích hợp dữ liệu vào quy trình làm việc để có thể hiểu rõ hơn về công chúng. Tuy nhiên, chúng ta đang đánh giá quá cao về giá trị của nó.

Trong năm 2016, đã xảy ra những sai sót về dữ liệu trong ngành marketing, PR và Media khi đã đưa ra những dự đoán chệch với kết quả cuối của Cuộc Trưng cầu dân ở Châu Âu và cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi.

Bảng thăm dò ý kiến không có tính chất dự đoán mà chỉ có thể sử dụng để đánh giá về cảm nhận của công chúng vào ngày diễn ra cuộc bầu chọn.

Vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình thực hiện một chiến dịch nào đó cho năm 2017 này thì hãy sử dụng những công cụ để đặt ra giả định; rồi sau đó gặp trực tiếp công chúng để lắng nghe và nói chuyện với họ.

3. Thay đổi về hình thức nội dung

Cho đến bây giờ, trong PR, Thông cáo báo chí vẫn đang là hình thức nội dung chủ yếu để liên lạc với công chúng. Tuy nhiên, trong năm 2017, Thông cáo báo chí sẽ không còn được viết dành riêng cho đài báo nữa.

Thay vào đó, Thông cáo báo chí sẽ được đăng tải trên trang web chính thức của tập đoàn.và được chỉnh sửa thành nhiều bản khác nhau với nội dung phù hợp với từng kênh như Gmail, Twitter, v.v

Với sự đa dạng và tính trực quan ngày càng cao của các kênh truyền thông, vai trò của Thông cáo báo chí sẽ giảm đi.

4.  Video là xu hướng chủ đạo của Internet

Công nghệ Thực tế ảo (VR) trong năm 2016 đã có những đổi mới với sự phát triển đáng kể của các nền tảng ứng dụng. Xu hướng này đã đón đầu trong năm 2016 và sẽ còn phát triển hơn nữa trong 2017 bởi tính tương tác cao với người dùng.  Công nghệ Thực tế ảo (VR) đem dến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng thật ngay trong chính không gian hoàn toàn ảo.

Đồng thời, năm 2017 sẽ là năm bùng nổ của Video trực tuyến - một công cụ vô cùng hiệu quả với kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

Hiện nay, Facebook và Periscope đều đấu tư vào công cụ để sản xuất video.

5. Cách làm việc với người có tầm ảnh hưởng

Các trang mạng xã hội liên tục ra đời nhiều hình thức mới từ Snapchat đến Youtube, Instagram đến Twitter tạo ra một loạt các dạng người có tầm ảnh hưởng mới.

Quan hệ truyền thông đã có những bước chuyển từ việc liên lạc những người có tầm ảnh hưởng qua một kênh truyền thông truyền thống sang làm việc với họ trên hàng loạt các kênh tiện truyền thông.

Mục đích của công việc đều giống nhau dù họ là đại sứ thương hiệu, chuyên gia, KOLs, người nổi tiếng v.v

Và những người có tầm ảnh hưởng này sẽ chính là người tạo dựng niềm tin đối với công chúng thông qua cách kể chuyện ở ngôi thứ ba.

Công việc này của PR có phần nào đó tương đồng với công việc của Marketing. PR tìm đến những người có tầm ảnh hưởng để thỏa thuận và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ, trong khi Marketing lại coi đây là một cách thức để họ mua lượng truy cập của khách hàng.

6. Nhân sự ngành PR

Theo PRCA’s 2016 PRCA Census, ngành công nghiệp PR vẫn còn là ngành công nghiệp trẻ với độ tuổi trung bình là 28.

Ngành PR vẫn là ngành của nữ giới với 64 % người trong ngành là nữ.

Những thế hệ trẻ nhất của ngành công nghiệp PR chính là thể hiện những cải thiện quan trọng về mức độ đa dạng.

Bằng cấp kết hợp với kinh nghiệm làm việc là con đường phổ biết để bước vào ngành nhưng dữ liệu rất khó để có thể tìm.

The PRCA đang phát triển chương trình thực tập học việc với chính phủ Anh để kết hợp những vị trí công việc được trả lương với việc học ở lớp, tương đương một năm của bằng cấp.

Khoảng 250 người đã tốt nghiệp chương trình học việc the PRCA apprenticeship từ năm 2011. Và nó đang trở thành con đường phổ biến để tiến sâu vào công việc PR

7. Độc quyền truyền thông

Ngành PR- Marketing đang có những cố gắng trong việc tăng sự đa dạng về giới tính, sắc tộc, kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, môi trường truyền thông kỹ thuật số đang tập trung vào một nhóm độc quyền.

Facebook đang phát triển các nền tảng dịch vụ như Instagram và Whatsapp. Google+ dường như vẫn đang dậm chân tại chỗ. LinkedIn, được Microsoft mua lại, đang bắt đầu xây dựng chiến thuật nội dung và kiến thức

Pininterest đẩy mạnh hơn vào phần hình ảnh trực quan. Snapchat thì đánh vào lĩnh vực tin nhắn hình ảnh và đang dần thu hút được những tập khách hàng ở độ tuổi lớn hơn. Và có dấu hiệu rằng đa số các nền tảng dựa trên mô hình chạy quảng cáo này đều sẽ không hiệu quả. Người dùng dần hiểu biết hơn về công nghệ chuyển sang sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo.

8. Sử dụng các mạng xã hội trong doanh nghiệp

Các trang mạng xã hội trong nội bộ tổ chức đã được sử dụng nhưng chưa được sử dụng thường xuyên do văn hóa và công nghệ ở doanh nghiệp.

Với sự ra đời của Facebook’s Workplace, nhân viên trong doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc liên lạc, hợp tác và chia sẻ thông tin hơn.

9. Công nghệ giọng nói

Độ chính xác của công nghệ nhận dạng giọng nói này lên đến hơn 95%. Trong tương lai không xa, công nghệ giọng nói sẽ được áp dụng trong Amazon Echo, Apple Siri or Google Home, đồng thời kết hợp với dữ liệu có ngữ cảnh và các thông tin đăng tải trên website.

Echo và Home là hai thiết bị kết nối Internet sử dụng điều khiển bằng giọng nói đề tìm kiếm dịch vụ, tạo ra một xu hướng tìm kiếm không thông qua trung gian là Internet.

Sẽ không cần đến quảng cáo hay SEO để có thể tìm kiếm thông tin.

10. Các trang mạng hỗ trợ việc tương tác với khách hàng

Rất nhiều tổ chức chưa áp dụng được trang mạng xã hội để tương tác với khách hàng. Công việc marketing của một số tập đoàn vẫn còn tập trung nhiều vào các tổ chức thay vì đối tượng khách hàng mục tiêu.

Facebook và Twitter đang là phương tiện được sử dụng thường xuyên trong mảng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những phương tiện này cũng dần thay thế đường dây điện thoại và webchat.

Facebook đã tối ưu phương tiện này khi lần lượt công bố các tính năng boots và  trò chuyện với khách hàng thông qua Facebook Chat.

11. Gián đoạn kỹ thuật số

Không tổ chức nào sẽ dùng profile trên Facebook hoặc Twitter của một ai đó để xác minh danh tính của họ. Thay vào đó, họ vẫn trung thành với dạng web hoặc cách tiếp cận truyền thống. Ví dụ: Bạn có thể dặt vé tàu hoặc vé xem phim trực tuyến hoặc qua một cái app nào đó. Nhưng bạn vẫn phải in ra thì vé đó mới được chấp nhận.

Các app yều cầu hai bước xác thực đang trở thành phương tiện phổ biến để các công ty xác minh các mối quan hệ với khách hàng.

Qúa trình của mỗi khách hàng từ marketing đến mua, từ việc báo tin vận chuyển đến dịch vụ khách hàng đều được quản lý trong một cái app.

12. Gìn giữ giá trị cốt lõi

Bài học từ cuộc tranh cử tổng thống của Donald Trump với câu khẩu hiệu nổi tiếng “ Make American great again”, ta nhận thấy được tầm quan trọng của một thông điệp đơn giản, xúc tích mà vô cùng mạnh mẽ.

Các chiến dịch cần có một mục đích rõ ràng mà chỉ cần tóm gọn trong 4-5 từ.

Hơn cả, các tổ chức cần cân nhắc kỹ hơn về giá trị cốt lõi và tạo chỗ đứng cho chính mình bằng chính những giá trị đó.
 
13. Khung đo lường tích hợp (The Integrated Measurement Framework )

The Integrated Measurement Framework sẽ hướng dẫn những người trong nghề thực hiện 7 bước để đo lường một chiến dịch truyền thông.

The Integrated Measurement Framework có một website toàn diện với đầy đủ tài liệu và công cụ tương tác để định hướng cho người dùng.

Hơn cả, Framework này hoàn toàn miễn phí.

Trong năm 2017 này, The Integrated Measurement Framework đang được nghiên cứu để trở thành tiêu chuẩn chính thức cho người trong ngành.

14. Ngân sách dành cho cộng đồng

Cộng đồng đang là một từ khóa bị lạm dùng trong thời kỳ của mạng xã hội.

Đang có một xu hướng mọi người tạo Hashtag trên Twitter, hay lập các nhóm trên Facebook hoặc Linkedin. Tuy nhiên, việc này không hiệu quả trong việc xây dựng các cộng đồng.

Quyển sách Bowling Alone của Robert Putnam kể về câu chuyện khi ở Mỹ, số lượng người chơi bowling thì ngày càng nhiều mà số lượng các liên minh bowling lại giảm đi.

Và ông đã chỉ ra nguyên nhân nằm ở việc giảm sút các ngân sách dành cho cộng đồng. Đây có lẽ là thách thức mà ta đang gặp phải ở hầu hết mọi lĩnh vực.

Cộng đồng có thể không phải là một thứ gì trực tiếp kiếm ra tiền. Nhưng nó ngày càng quan trọng đối với những tổ chức muốn xây dựng lòng tin cậy với công chúng. Chúng tạo cơ hội để mọi người kết nối với nhau.

15. Cộng đồng PR

PR là một ngành khá thực tiễn. Chúng ta nên áp dụng những kiến thức mà những học giả nghiên cứu về PR vào công việc.

Những đồng nghiệp nghiên cứu đang giúp người làm nghề có cái hiểu sâu hơn về mọi khái cạnh của ngành. Trong khi đó, trước thách thức của tốc độ đổi mới, những người làm nghề đang tìm kiếm những lý thuyết giúp họ nắm bắt được những thay đổi này.

Học giả và người làm nghề làm việc chặt chẽ với nhau sẽ cải thiện những trải nghiệm làm việc thực tế bằng những nghiên cứu, phản ánh và lý thuyết

Trong PR, mối quan hệ chặt chẽ như vậy còn rất ít và không có những bối cảnh lịch sử và quan điểm được cung cấp bở học giả thì người làm nghề sẽ không thể lập ra những kế hoạch và chiến thuật đơn giản.

16. Thay đổi trong đào tạo chuyên ngành PR

Những người theo đuổi ngành PR cần phải được đào tạo như thế nào khi những kỹ năng mà họ đang học ngày cần hết thời sử dụng trước khi họ tốt nghiệp khóa học?

Giải pháp duy nhất là Continuous professional development (CPD) được tích hợp với quá trình phát triển bản thân.

Tạo ra một tiêu chuẩn CPD duy nhất cho ngành sẽ là một khởi đầu tốt.

Phương Ngô dịch & tổng hợp
(Theo MakeItNoise)

Pin It
Theodore Levitt

"Không có cái ngành kinh doanh nào gọi là ngành dịch vụ cả. Chỉ có những ngành mà phần dịch vụ đóng góp nhiều hơn hay kém hơn các ngành khác. Mọi người đều làm dịch vụ"

User Menu