Đầu tiên, “thương hiệu” không phải là một thứ hữu hình, nhưng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Marketing, giúp tạo ra lòng trung thành của khách hàng và làm cho sản phẩm, doanh nghiệp nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Thuật ngữ “Bộ nhận diện thương hiệu” khá quen thuộc ngay cả với newbie, tuy nhiên trong “Branding” có rất nhiều thuật ngữ khác.

Đầu tiên, “thương hiệu” về cơ bản là những gì mọi người nghĩ về doanh nghiệp. Nó không phải là một thứ hữu hình, nhưng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Marketing, giúp tạo ra lòng trung thành của khách hàng và làm cho sản phẩm, doanh nghiệp nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Brand Ambassador
Đại sứ thương hiệu là bộ mặt hay người phát ngôn của một thương hiệu, đóng vai trò là người bảo vệ và đại diện cho thương hiệu.

Brand Archetypes
12 kiểu mẫu thương hiệu được sử dụng để gắn thương hiệu với các tính cách khách hàng cụ thể và tập trung nỗ lực vào Marketing

Ví dụ: Kiểu mẫu The Innocent thể hiện sự hạnh phúc, tốt đẹp, lạc quan, an toàn, lãng mạn và tuổi trẻ. Các thương hiệu mẫu bao gồm: Coca-Cola, Dove,...

Brand Assets
Tài sản thương hiệu bao gồm phông chữ, màu sắc, hình ảnh, biểu tượng liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Chúng được kết hợp với nhau để tạo nên “bộ nhận diện thương hiệu”.

Brand Attributes
Thuộc tính thương hiệu xác định cá tính của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp thiết lập cách giao tiếp, giọng điệu phù hợp. Chúng cũng làm nên sự độc đáo và dễ nhận biết của một thương hiệu.

Brand Awareness
Nhận thức về thương hiệu thường là mục tiêu chính của việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và rất quan trọng khi giới thiệu một thương hiệu mới.

Brand Equity
Giá trị thương hiệu bao gồm của các tài sản tài chính và phi tài chính của một thương hiệu, được đo lường bằng nhận thức và ảnh hưởng của công chúng. Ví dụ, thương hiệu của Sprite và Tab đều là công ty con của Coca-Cola, tuy nhiên rõ ràng Sprite có giá trị hơn của Tab.

Brand Hierarchy
Hệ thống phân cấp thương hiệu rất quan trọng nếu một thương hiệu lớn có nhiều thương hiệu riêng lẻ, được sử dụng để phân biệt các thương hiệu con riêng lẻ đó dựa trên quy mô, hiệu suất, sự công nhận của công chúng và giá trị tài chính.

Brand Identity
Nhận diện thương hiệu là những gì nó được thấy trên thị trường, cụ thể là các yếu tố và thông điệp bằng lời nói, hình ảnh thu hút khách hàng. Chúng bao gồm tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu, giọng điệu và kiểu chữ.

Brand Positioning
Định vị thương hiệu để làm thương hiệu khác biệt so với đối thủ, thiết lập ấn tượng độc đáo của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Một định vị thương hiệu tốt bao gồm ba phần cơ bản: đối tượng mục tiêu, lợi ích và sự khác biệt.

Brand Values
Giá trị thương hiệu là các thuộc tính bên trong của thương hiệu, được quyết định bởi cảm nhận và trải nghiệm của người tiêu dùng với thương hiệu

Masterbrand
Một thương hiệu thống trị tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ trong một phạm vi hoặc trên một lĩnh vực kinh doanh.

Mission Statement
Tuyên bố chính thức về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của một công ty. Tuyên bố sứ mệnh xác định lý do tại sao công ty tồn tại, mục tiêu đạt được.

Positioning Statement
Mô tả bằng văn bản về vị trí mà công ty mong muốn, sản phẩm hay thương hiệu có thể chiếm giữ được trong tâm trí khách hàng. Tuyên bốđịnh vị giải thích lý do tại sao công ty khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ thu được gì khi mua nó.

Rebranding
Hành động cập nhật hoặc sửa đổi thương hiệu. Quyết định này thường xảy ra sau khi sáp nhập, mua lại hoặc nhận thấy rằng công ty đã phát triển và thương hiệu của nó không còn tương thích với bản sắ cũ. Việc rebreanding có thể xem xét sự thay đổi về đối tượng mục tiêu, bộ nhận diện bên trong và bên ngoài của thương hiệu.

Nguồn: Ori Marketing Agency

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Ngay cả khi mọi thứ đều thuận lợi, doanh nghiệp có kế họach marketing thường tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn doanh nghiệp không có"

User Menu