Doanh nghiệp của bạn có thể có được số lượng lớn khách hàng tại một thời điểm do giá cả cạnh tranh trên thị trường thấp, nhưng để khách hàng tin dùng và gắn bó với bạn thì trải nghiệm doanh nghiệp bạn dành cho khách hàng sẽ quyết định điều đó.

Nắm bắt và hiểu rõ tâm lý khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Việc hiểu rõ khách hàng cần gì sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng mang đến những dịch vụ uy tính, chất lượng thông qua đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Như vậy bạn đã tạo cho mình một cơ sở khách hàng trung thành mà không một chiến lược tiếp thị nào có thể đánh bại. Vậy làm thế nào để biết khách hàng của bạn cần gì? Đó là một câu hỏi khó để trả lời. Dưới đây là 6 điều mà khách hàng của bạn muốn bạn biết về họ.

art tiepthi

(ảnh minh họa)

1. Giá trị trải nghiệm của khách hàng nằm ở dịch vụ tốt hơn là dịch vụ nhanh

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng của bạn sẽ nhớ rất lâu những trải nghiệm của họ với dịch vụ bạn mang lại, và kể với bạn bè của họ về trải nghiệm đó. Họ cũng chia sẻ rằng dịch vụ không chuyên nghiệp, vội vã hoặc có sự thô lỗ là nguyên nhân khiến họ từ bỏ một thương hiệu hơn là một dịch vụ mất nhiều thời gian. Đối với họ “15 phút trên thiên đàng tốt hơn là 5 phút dưới địa ngục”.

2. Khách hàng muốn được quan tâm cá nhân và sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc đó

Nhiều khách hàng bày tỏ quan điểm rằng, khi sử dụng một dịch vụ nếu nhân viên chú trọng đến sở thích cá nhân của khách hàng và dành nhiều thời gian hơn cho họ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và không ngần ngại “mở hầu bao” của mình dù nó có nhiều hơn thì họ vẫn sẵn sàng chi trả.

Trong một báo cáo gần đây, các nhà hàng có nhân viên phục vụ bàn dành nhiều thời gian lắng nghe và gợi ý chọn món cho khách có doanh số cao hơn nhà hàng bình thường 23% với cùng chất lượng sản phẩm.

3. Hãy nhớ tên của khách hàng

Con người sẽ chú ý và hào hứng hơn khi nghe thấy tên của mình. Hãy mang lại cho mô hình kinh doanh của bạn lợi thế nhận biết khách hàng bằng việc sử dụng tên của họ để xưng hô một cách phù hợp.

4. Tạo sự thiện chí với khách hàng

Để tạo sự thiện chí với khách hàng bạn cần nhiều hành động hơn việc quan tâm tới giá cả. Một ông chủ từng cho nhân viên của mình một ngày phát tặng những người ngẫu nhiên họ gặp trên đường những tấm thẻ mua hàng hay quà tặng giảm giá, điều này làm họ nhớ đến thương hiệu của bạn trên cơ sở của những việc làm tốt.

5. Chương trình khách hàng thân thiết và những lợi ích khách hàng nhận được

Nếu khách hàng nhận được lợi ích từ các chương trình dành cho khách hàng thân thiết ngay từ đầu thì họ sẽ khó lòng rời bỏ cửa hàng mà thay vào đó sẽ “kết dính” và “lan truyền” thương hiệu của bạn xa hơn.

Không một vị khách nào lại bỏ những quyền lợi VIP của họ để tham gia vào một sân chơi mới trừ khi chương trình và những quyền lợi đó xuống cấp và không còn tính hấp dẫn.

6. Khách hàng luôn thích câu chuyện nhãn hiệu

Khách hàng thường bị thu hút bởi logo hay slogan độc đáo của thương hiệu và thường dễ tò mò về nguồn gốc cũng như câu chuyện liên quan đến thương hiệu đó. Bạn hãy nhiệt tình chia sẻ câu chuyện thương hiệu của mình vì điều đó bộc lộ được sự thẳng thắn, chân thành. Khách hàng sẽ lắng nghe, quan sát và có đánh giá cũng như thái độ tích cực hơn đối với việc kinh doanh của bạn.

Như vậy, việc đầu tư nghiên cứu tâm lý khách hàng, biết được khách hàng cần gì và bạn có khả năng thực hiện điều đó đến mức nào là một sự thành công mà không phải ai cũng tư duy và thực hiện được. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là bạn đã nắm được một nửa cơ hội thành công trong tay. Hy vọng bài viết trên đây mang lại sự hữu ích cho các bạn.

*Sưu tầm*

Pin It
C. V. Ramannan

"Nếu một cơ hội đến với bạn thì hãy chớp lấy ... đừng nghĩ rằng rồi nó sẽ lại đến."

User Menu