Việc tái cấu trúc thương hiệu là một việc rất mạo hiểm và rất hiếm khi thành công và đem lại sự phục hồi cho doanh nghiệp như giới quản lý kỳ vọng.

Nhãn hiệu thể thao Puma, nhãn hiệu hàng xa xỉ Gucci, và Apple là những ví dụ điển hình về sự phục hồi thương hiệu trong những năm 90.

Những bài học chiến lược từ những trường hợp thành công hiếm hoi này không xuất phát từ những việc họ làm mà lại từ những việc họ không làm.

Đầu tiên, họ không thay đổi tên hay logo

Thứ hai, họ không công bố là họ sẽ bảo tồn, tái định vị, hay bất cứ thứ gì khác lạ đối với thương hiệu của họ

Thứ  ba, họ kiên nhẫn; các thương hiệu này đều phải mất hơn 10 năm để đổi mới

Thứ tư, họ tự làm công việc mà không nhờ các chuyên gia tư vấn

Thứ năm, họ không tuyển dụng các chiến lược gia cao cấp từ những công ty tư vấn marketing để cải tạo chiến lược thương hiệu theo phương pháp đại trà. Họ tự làm theo cách riêng phù hợp với mình.

Thứ sáu, các thay đổi trong chiến lược quảng cáo và chi tiêu chỉ bắt đầu sau vài năm kể từ khi bắt đầu việc tái cấu trúc.

Một chiến lược thương hiệu tuyệt vời không bắt đầu với thay đổi tên, logo mới, chiến dịch quảng cáo triệu đô, hay những dự đoán táo bạo của ban giám đốc. Nó bắt đầu bằng cách giải quyết các vấn đề nội tại một cách thầm lặng. Nó tiếp diễn bằng cách xây dựng lại thương hiệu từ bên trong và trong nhiều năm liền.

Bất cứ người nào nắm giữ két sắt của công ty đền có thể quyết định chi nhiều triệu đô la để quảng cáo vào giờ vàng hay thiết kế lại nhận dạng. Đây là cách đơn giản và thất bại để tái cấu trúc lại thương hiệu và bạn nên tránh thói quen này.

Theo DNA Branding

Pin It
Thomas A. Edison

"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng cộng với chín mươi chính phần trăm mồ hôi."

User Menu