Không phải ai cũng biết lý do Heineken dùng logo hình mặt cười và siêu thị đặt quầy rau củ ngay lối vào.

1. Heineken và Amazon sử dụng logo hình mặt cười

ken

Theo John Clarke, GĐ phụ trách liên lạc toàn cầu của hãng Heineken, những mặt cười trên logo sẽ tạo ra hình ảnh thân thiện hơn cho thương hiệu.

Tương tự, thiết kế logo Amazon của Turner Duckworth cũng giúp đại gia trong lĩnh vực thương mại điện tử này chiếm được cảm tình của khách hàng nhờ vào hình ảnh mũi tên vàng được cách điệu giống hình ảnh môi cười.

2. Linh vật mang hình dạng con người

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân vật được in lên bao bì sản phẩm sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy họ không đơn thuần là mua một món hàng, mà hơn thế, họ mua được một người bạn.

3. Các nhân vật trên bao bì có xu hướng giao tiếp bằng mắt với người tiêu dùng

ken1

Theo một nghiên cứu khác từ ĐH Cornell (Mỹ), 2/3 số linh vật in trên bao bì của các hãng ngũ cốc có xu hướng được tạo hình như đang nhìn xuống.

Bằng cách thiết kế này, sản phẩm sẽ tạo ra được thiện cảm và sự trung thành đối với nhóm khách hàng trẻ em.

4. Thực đơn được thiết kế để kích thích doanh số

Chuỗi nhà hàng IHOP đã tái thiết kế thực đơn theo phong cách rõ ràng, gợi cảm, giàu hình ảnh và kết quả là họ thắng lớn.

Ý tưởng này giúp cho thực khách ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn, dẫn tới việc họ sẽ gọi thêm món.

5. Mùi hương hấp dẫn người tiêu dùng

Mùi hương dễ chịu sẽ khiến người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm.

Chuỗi siêu thị cấp cao Bloomingdale's là ví dụ điển hình cho bí quyết này.

Bên cạnh đó, nhiều hãng thời trang như Hugo Boss cũng đã tạo riêng cho mình một mùi hương đặc trưng, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

6. Rau và hoa quả kích thích người tiêu dùng sử dụng đồ ăn nhanh

ken2

Gần như các chuỗi siêu thị lớn đều đặt mặt hàng rau và hoa quả ở địa điểm người tiêu dùng bắt đầu bước vào.

Chính những mặt hàng này khiến người tiêu dùng cảm thấy họ đã tiêu thụ những thứ có lợi cho sức khỏe.

Và việc những khách hàng nói trên ngay sau đó mua những sản phẩm như bánh ngọt, khoai tây chiên hay đồ uống có ga cũng sẽ không có ảnh hưởng gì.

7. Tăng giá trước rồi giảm sau để đánh lạc hướng người tiêu dùng

ken3

Các nhãn hàng chủ động đẩy giá sản phẩm lên một mức cao rồi thông qua các chiến dịch khuyến mãi để đưa giá sản phẩm về đúng với ý của mình.

Bằng chiêu thức này, người tiêu dùng cảm thấy họ đã mua được sản phẩm ở mức giá rẻ hơn.

8. Không gửi ngay hóa đơn cho người tiêu dùng

Apple đã sử dụng chiến thuật bắt khách hàng phải chờ từ vài giờ đồng hồ tới vài ngày rồi mới gửi hóa đơn cho việc mua sắm của khách hàng.

Lý giải cho sự 'chậm trễ' này, trang báo Wired cho hay Apple muốn các khách hàng lỡ mua phải những sản phẩm âm nhạc tồi cảm thấy bớt tiếc tiền cho quyết định của mình.

9. Không đưa ký hiệu tiền tệ vào thực đơn

ken4

Bằng cách làm này, các địa điểm ăn uống đã đánh lạc hướng người tiêu dùng và khiến họ 'quên mất' rằng họ đang tiêu tiền.

10. Cho khách hàng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

Theo báo cáo từ Học viện công nghệ California, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn tối đa 50% cho mặt hàng họ có thể tiếp xúc trước khi mua.

11. Các bản nhạc có tiết tấu chậm kéo khách hàng nán lại lâu hơn

Một nghiên cứu tại Scotland cho thấy thực khách chi nhiều tiền hơn khi các bản nhạc chậm được phát, điều ngược lại xảy ra đối với các ca khúc có tiết tấu nhanh, mạnh.

Đây có lẽ là lý do chuỗi cửa hàng Starbucks chỉ phát nhạc jazz, cũng như các cửa hàng thực phẩm chỉ ưa chuộng các bản nhạc chậm rãi.

Theo Zing

Không ghi tác giả

Pin It
Lord Birdwood

"Nếu ban đầu bạn không thành công, người kế tiếp bạn sẽ thành công"

User Menu