99% người dân Việt Nam nghĩ rằng SMS là SPAM, thay vì ngồi nhớ lại xem SMS đem lại tiện ích gì cho đời sống hàng ngày.
Bạn có ATM chứ, bạn có nhận được thông báo số dư qua SMS? Bạn từng chuyển khoản bằng SMS, bạn từng dùng SMS để xác nhận một đơn hàng, đặt chỗ một quán café... đó là tiện ích của không chỉ Mobile Marketing mà đầy đủ hơn phải gọi là Mobile Solution.
SMS, đơn giản mà không đơn giản
SMS, ai cũng nghĩ đơn giản là tin nhắn, hết! Thế nhưng trên SMS này làm marketing ra sao? Có bao giờ bạn nhận được tin nhắn từ một số sim (+841XXXXXXX) gửi quảng cáo lô đề, nhạc – hình – game? Hay do một đầu số 8XXX nào đó thông báo hôm nay ngân hàng có chương trình gì mới, rồi có bao giờ bạn nhận được tin nhắn mà "người gửi" là một Thương hiệu nào đó chứ không phải +841XXX hay 8XXX? Tin nhắn như vậy gọi là Brand Name SMS.
SMS Marketing, hiểu đơn giản là gửi quảng cáo nhưng để thực hiện SMS Marketing bài bản không dễ: Gửi cho ai, gửi như thế nào, gửi vào lúc nào, tracking (theo dõi chương trình) ra sao?
Đừng bao giờ mua database bên ngoài
Đừng bao giờ nhập hàng loạt database lên hệ thống rồi bắn tin ồ ạt xuống
Đó là spam!
Một quy trình đơn giản trong SMS Marketing mà bạn phải nắm được:
Building Database – Creating a message – Sending – Tracking
Bluetooth Marketing
Vì sao và khi nào thì nên dùng bluetooth marketing? Bluetooth có một nhược điểm là phạm vi hẹp nên chỉ có thể áp dụng cho lớp học, hội thảo, hội chợ, khu mua sắm với khoảng cách phát sóng trên lý thuyết là 100m, nếu hơn thì phải giao thoa nhiều thiết bị.
Trong khu mua sắm chẳng hạn, bạn khó lòng biết được số điện thoại của khách hàng nên không thể gửi SMS Marketing được, với bluetooth thì không cần và thậm chí còn lấy được số điện thoại của khách hàng.
Dùng SMS phải có số điện thoại và chỉ có thể gửi text (ký tự), dùng bluetooth marketing bạn có thể gửi nhạc – hình – game để quảng cáo, thông điệp đi xuống sẽ phong phú hơn.
Cái khó là làm sao thuyết phục được khách hàng bật bluetooth lên! Hãy đem lại cho người dùng một lợi ích gì đó, họ sẽ làm chuyện này vì bạn.
Mobile Advertising
Đây là một khái niệm rất rộng, bao gồm Mobile Web (Wapsite), Mobile Application, Mobile Game là những thứ có thể đưa quảng cáo lên được. Ngày nay, Mobile là màn hình thứ 3 mà marketer muốn hướng đến sau TV và máy tính (PC & laptop). Nếu nhắc đến quảng cáo chắc bạn lại nghĩ là đặt cái banner nhảy múa lên mobile, đúng vậy nhưng sự khác biệt ở đây là mobile là vật dụng cá nhân, điều khó nhất là xác định ai (giới tính, độ tuổi, thu nhập...) đang coi quảng cáo của bạn.
Mobile luôn ở bên cạnh mỗi chúng ta và nếu biết khai tốt thì đây sẽ là vũ khí vô cùng lợi hại.
Trong Mobile Advertising, các bạn cũng sẽ được làm quen với Admob, công ty quảng cáo di động hàng đầu Thế giới, được Google thâu tóm, và làm quen luôn mô hình iAd của Apple, hiện là á quân quảng cáo di động.
Mobile Application
Mobile Game cũng được xếp trong Mobile Application vì bản chất của một cái game cũng là ứng dụng, khác nhau ở chỗ được viết ra để làm trò chơi (game) thay vì làm một tiện ích gì đó (application).
Mobile Application vốn dĩ được sinh ra để đem lại tiện ích, còn trên đó khai thác quảng cáo hay kinh doanh Content (nhạc – hình – game) là phạm trù khác.
Bạn có từng chat Yahoo! Messenger hay skype tên Mobile? Bạn từng coi facebook trên Mobile? Đó là Mobile Application, tuy nhiên ở Mobile Application kiến thức quan trọng nhất mà bạn cần nắm bắt là các ngôn ngữ lập trình : Java, Symbian, "hàng độc" iOS và kẻ đang xưng bá Android (cũng của Google), và nhiều hệ điều hành khác...
Mạng xã hội cũng được xếp vào Mobile Application.
Kiếm tiền bằng Mobile App đang thuộc hàng Top tại Việt Nam.
IVR (Interactive Voice Response)
IVR không được phát triển đa dạng tại Việt Nam, đang dừng ở mức độ kinh doanh content (nhạc – hình – game) mà thôi, thường thì các công ty sẽ xin đầu số 1900, thu âm sẵn các nội dung content và quảng cáo để người dùng gọi vào, mỗi phút gọi như vậy sẽ thu phí từ người dùng.
Tỷ lệ phân chia doanh thu từ nhà mạng về cho 1900 ít hơn đầu số SMS, nhưng có một điều thú vị khiến cho các công ty về Mobile vẫn muốn làm 1900 thay vì các đầu số 8XXX, bạn có muốn biết tại sao không?
Mobile Payment
Trong bài viết này tôi tạm gộp Mobile Banking vào Mobile Payment vì Banking rồi cũng đi về con đường thanh toán. Ecommerce nói chung tại Việt Nam chưa phát triển được nên Mobile Payment cũng đang dừng ở mức độ tiềm năng, dẫu sao thì đây cũng là một xu hướng đáng nghiên cứu vì chỉ có 30% dân số sử dụng Internet nhưng có hơn 100% dân số sử dụng Mobile, Mobile luôn bên cạnh chúng ta, có những khi đang lang thang ngoài đường, muốn đặt chỗ nào đó để giải trí, xong thì thanh toán luôn không dùng tiền mặt, mà bạn lai không đem laptop theo, hoặc không có wifi tại đó, Mobile là lựa chọn tốt!
Hiện tại ở Việt Nam có hàng chục ví điện tử, cũng có khá nhiều người dùng sở hữu ví điện tử tuy nhiên cái khó là hệ thống cửa hàng (merchant) quá ít, người dùng không có cơ hội thanh toán, chưa kể thói quen của người Việt là thích lang thang vỉa hè, ôi khi nào merchant vỉa hè cho thanh toán trực tuyến đây!
Location-based Service
Trào lưu mới nhất của ngành online nói chung : Location-based Service (LBS), LBS sẽ trở nên lợi hại hơn nhiều khi đưa lên mobile, vì chỉ có mobile mới thể hiện được dầy đủ tính cơ động cần thiết.
Dù bạn ở đâu, đi đâu, không có sóng wifi thì có GPRS, 3G... nhờ đó mà hệ thống sẽ giúp bạn nhận biết là xung quanh bạn đang có những service gì : ăn chơi, giải trí, phim ảnh... và thông qua LBS bạn còn biết bao nhiêu bạn bè đang ở quanh bạn để còn rủ rê họ cùng tham gia cuộc vui với bạn.
Không chỉ 7, mà còn rất nhiều khái niệm khác trong chiếc Mobile bé nhỏ mà bạn đangsở hữu, nhỏ ấy nhưng đúng là "nhỏ mà có võ", rồi bạn sẽ còn bất ngờ với khối điều thú vị mà bạn sẽ được khám phá trong Mobile Marketing.
Theo saigontiepthi.net