Bây giờ chúng ta hãy đi vào trọng tâm vấn đề về âm nhạc


Các dự án của chúng ta thường được tiến hành bởi nhiều agency, ở những khu vực khác nhau, với những ý kiến không giống nhau về việc cần chọn ra loại nhạc gì và  họ cần chúng hoạt động như thế nào.

 

Điều này khiến cho vai trò của âm nhạc và khả năng đóng góp tiềm tàng của chúng đối với tài sản thương hiệu thường bị thỏa hiệp. Sự gắn kết chung nhất trong phần âm thanh của thương hiệu trở nên mập mờ lẫn lộn, và mặc dù chúng hiệu quả tại thời điểm ban đầu và chạm tới khách hàng mục tiêu, nhưng sau đó có thể bị rơi rớt trong việc kết nối với họ ở một cấp độ sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Các thương hiệu đã đầu tư một khoản tài nguyên khổng lồ vào nghiên cứu thị trường, nhưng việc đầu tư hiện tại có bao gồm phần âm nhạc vẫn còn gây chú ý một cách hời hợt với phong cách sống hay là  những gì người tiêu dùng yêu thích hay ghi nhớ.

 

Để có được giá trị to lớn hơn, chúng ta nên thấu hiểu cách mà người tiêu dùng nghe và  cảm nhậc âm nhạc, điều gì ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc của họ, và tác động nào có trong âm nhạc sẽ kết dính vào với sản phẩm.

 

Trước mắt các thương hiệu am tường hơn về việc làm thế nào để khách hàng thật sự nghe thấy tiếng nói của mình, so với những gì thương hiệu đó muốn hay nghĩ rằng họ đã nói ra.

 

Việc xác minh rằng liệu tiếng nói của thương hiệu có cộng hưởng với khách hàng – những người có thể nhận ra thương hiệu từ những gì họ được nghe thấy – là công việc tốn nhiều thời gian. Nhưng có vẻ như mối quan hệ mang tính xây dựng này cũng không thường được xem như là một nhân tố trong tiến trình của chúng ta.

 

Nghiên cứu đã cho thấy, khi các đối tác quảng cáo quyết định thay đổi “âm thanh thương hiệu” một cách ngẫu hứng, điều này có thể gây nên một tác động bi kịch, khiến cho khách hàng hoang mang và bối rối.

 

Có nhiều trường hợp vô tình mà đối tác quảng cáo của đối thủ cũng đã đánh giá đúng giá trị bản chất của việc làm thương hiệu bằng âm thanh và biết cách vực dậy thế bài yếu của mình.

 

Để tránh trường hợp xảy ra nêu trên, các thương hiệu phải đưa ra những phương pháp tốt hơn trong việc đánh giá khả năng kết nối với khách hàng của mình và mức độ cộng hưởng trong phạm vi thị trường của đối thủ cạnh tranh.

Để quản lý và đo lường gái trị của âm nhạc, trước hết chúng ta phải có định nghĩa  về “âm thanh của thương hiệu” và nó đại diện cho điều gì.

 

Mọi người trong đội ra quyết định về phần âm nhạc nên hiểu chi tiết về những gì mà nó cần có ở trong mọi tình huống. Điều này yêu cầu phần âm thanh của chúng ta phải vượt xa những cách gọi thông thường như “Điều gì đó gây tác động thúc đẩy” hay tệ hơn là “Bất kì bài nhạc nào khiến chúng ta trông hay ho một cách nhanh chóng”

 

Ở những năm hiện tại, quyết định mua của người tiêu dùng thiên về giá trị cảm nhận hơn, so với công năng sử dụng. Điều này cho thấy, dù thế giới có phát triển về công nghệ kỹ thuật đến đâu chăng nữa, thì chúng ta vẫn khao khát về những giá trị về mặt cá nhân. Âm nhạc là một công cụ đầy sức mạnh mà có thể đem những chất lượng mang tính xúc cảm của các sản phẩm và dịch vụ đến với cuộc sống. Và với sự tham gia của hệ thống truyền thông đa phương tiện, âm nhạc có thể thích ứng tài tình để giúp các sản phẩm và dịch vụ vươn tay chạm tới người tiêu dùng với một số lượng hứa hẹn sẽ rất đông đảo.

 

Con đường phía trước: Xây dựng “Tài sản về âm nhạc”


Để đạt đến đẳng cấp của sự tinh tế, mà một thương hiệu kỳ vọng vào các mặt khác trong chương trình marketing của mình, thì việc thay đổi trong cách nhìn nhận từ khía cạnh âm nhạc hiện được chú ý đến như một chức năng cung cấp dịch vụ mềm cho nền tảng của chiến lược kinh doanh - là một yếu tố sống còn.

 

Một phần của cuộc hành trình này đơn giản là việc khám phá và học hỏi để trả lời cho 4W và 1H: What, where, when, how và why – để biết được phần âm nhạc đóng vai trò ra sao cho một thương hiệu cụ thể. “Âm thanh của thương hiệu tôi sẽ là gì” (What does my brand sound like?) là một câu hỏi chiến lược mà bất kỳ thương hiệu nào có dự định sử dụng âm nhạc vào mọi lĩnh vực trong marketing, nên hỏi và trả lời.

 

Và nếu một thương hiệu hiểu được vai trò và tác động của âm nhạc rồi, thì họ cần những hệ thống có thể so sánh chi phí phải trả với các chỉ số trên thị trường, khả năng tiết kiệm, tối ưu hóa tiến trình, và chi phí để thực hiện tốt nhất.

 

Họ cần phải hiểu làm cách nào để cung cấp và đầu tư tiền bạc vào việc tìm kiếm và đạt được những thuộc tính âm nhạc cần thiết, hơn là chỉ đứng ra trông coi tiến trình chung và thỉnh thoảng còn ngăn cản các yêu cầu của các bộ phận cung ứng.

 

Một chiến lược về âm nhạc nên thâu tóm tất cả các cách thức hứa hẹn về mặt cảm xúc hoặc có thể tiếp cận khách hàng một cách khôn khéo, đồng thời có khả năng thực hiện. Tất cả những điều này sẽ cần đến các chuẩn đo lường marketing mà có thể điều chỉnh sự nguyên vẹn của phần âm nhạc, cùng với sự tương đồng của các giá trị thương hiệu.

 

Bằng cách đó, mỗi khi thương hiệu sử dụng âm nhạc ở bất cứ lĩnh vực marketing nào, đều tạo ra được một tài sản về âm thanh. Các thương hiệu sẽ tạo ra những thuộc tính thú vị mang tính trí tuệ vượt xa việc đóng gói, hình thức chai lọ, logo,.. và việc sử dụng âm thanh còn hỗ trợ và làm nổi bật sự khác biệt của thương hiệu, cũng như giữ lại lòng trung thành của khách hàng.

 

Tiếp sau đó thì âm nhạc sẽ không còn bị xem như một sự đam mê đắt tiền nữa, mà nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch, việc sản xuất, và cả việc giúp đội ngũ marketing giải trình yêu cầu ngân sách của họ.

Những ai vận dụng và chịu trách nhiệm về phần âm nhạc nên chuẩn bị tinh thần để chào đón những cơ hội có được từ việc nắm giữ những khả năng, sức mạnh của nó và khả năng định giá việc thực hiện. Đó là con đường duy nhất giúp các thương hiệu đạt được giá trị âm nhạc cốt lõi.

 

Như Stephen King đã nói “Chúng ta không thể lên kế hoạch với những phỏng đoán và những lời nhận định, mà với những sự thật hiển nhiên nhất mà chúng ta có thể tìm hiểu được”.

 

Thời cơ đã đến để âm nhạc trở thành một yếu tố đóng vai trò thực sự trong tài sản của thương hiệu. Đừng lo lắng cam chịu kết quả kinh doanh của thương hiệu bạn bị chạm đáy, một khi yếu tố âm nhạc đã được đạt lên hàng đầu.
Theo Vietnam Branding
Pin It
Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu