Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty mà chỉ quan tâm đến việc chia lợi nhuận, cổ tức.
“Các nhà đầu tư thường truy vấn lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp là “Tình hình tài chính doanh nghiệp ra sao”? Đây là câu hỏi thường gặp nhưng không dễ trả lời.
Doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng minh bạch tài chính
Tình hình tài chính doanh nghiệp, nói một cách chung nhất, là tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp… được thể hiện, lượng hóa qua những chỉ số tài chính khô khan về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận… của Công ty tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, tình hình tài chính Công ty còn phải đề cập đến sức mạnh tài chính của Công ty qua giá tri tổng tài sản, nguồn vốn khấu hao, lượng tiền mặt bình quân. Các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp thường quá quen thuộc với việc đọc, hiểu, phân tích các bằng báo tài chính như báo cáo thu nhập, bảng tổng kết tài sản và bảng ngân lưu. Đây là công việc thường xuyên mà kế toán trưởng phải thực hiện mỗi dịp tổng kết quý, 6 tháng hay kết thúc 1 năm tài chính.
Nhà đầu tư, ngoài việc nhận được các báo các thường kỳ của doanh nghiệp còn được cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán đọc lập. Trong đó, ngoài các thông số tài chính thông thường như đã nếu trên, còn được các kiểm toán viên đi sâu vào chi tiết các khoản mục lớn về tài sản, các khoản phải thu, phải trả, danh sách các tài sản cố định lớn, giấy tờ pháp lý của các tài sản đó, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, các khoản lợi nhuận và tỉ lệ phân bố vào các qúy, cơ cấu nhân sự HĐQT và tỉ lệ vốn góp… Tóm lại, có rất nhiều chi tiết về tình hình tài chính doanh nghiệp được diễn giải một cách hệ thống, trong sáng và minh bạch theo các chuẩn mực kế toán được công nhận theo hệ thống chuẩn quốc gia và quốc tế.
Vấn đề còn lại là: cổ đông có được tiếp cận một cách dễ dàng với các tài liệu tài chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi phí để thuê kiểm toán độc lập bên ngoài hay không? Theo quan sát của người viết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc minh bạch tài chính doanh nghiệp của mình. Có ít nhất 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng (phổ biến) này. Đó là “‘ Tâm lý “phòng thủ” của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế vụ, công an, quản lý thị trường…). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến các chủ doanh nghiệp phải dè chừng đối thủ, quyết không khai báo “nội tình” của doanh nghiệp cho công chúng đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.
Một cách khách quan, hệ thống khai báo thuế và chính sách thu thuế của ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế thường bi “giao” chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều chuyên viên phụ trách thuế ép doanh nghiệp, bóc tách các chi phí hợp lý hợp lệ để “tận thu”.
Điều này, về mặt chính sách thu thuế là không sai, nhưng về khía cạnh thực tế khiến doanh nghiệp luôn trong tình trạng khai thấp doanh thu, tăng chi phí… để hòng giảm lợi nhuận, từ đó giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Từ đó nảy sinh chuyện thường gặp là cảnh “thỏa hiệp giữa nhân viên tính thuế và lãnh đạo doanh nghiệp mỗii dịp vào “mùa” tính thuế. Ai “biết thì sống” là câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Đây vừa là kẽ hở về quản lý của Nhà nước, vừalàm môi trường kinh doanh không minh bạch, hình ảnh tài chính doanh nghiệp bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp…
Quyền kiểm soát thuộc về cổ đông
Vậy, làm sao đế biết doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay không? Khuôn khổ bài viết này không nhằm đi sâu về kỹ thuật tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên phương thức đi tìm hiểu về tình hình tài chính doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông, một nhà đầu tư. Loại bỏ các sự “cấu kết” giữa lãnh đạo doanh nghiệp với các Công ty kiểm toán, mà tiêu biểu là các vụ scandal tại nước Mỹ mấy năm về trước (Enroll, Worlcom), thì trách nhiệm và áp lực của từ cổ đông là rất quan trọng đối với thái độ ứng xử của lãnh đạo, HĐQT.
Hiện nay, dù chưa có những vụ bê bối lớn, nhưng với ma lực của đồng tiền, liệu trong số gần 100 Công ty kiểm toán hiện tại ở Việt Nam, có ai dễ bị lung lạc hay không? Tất nhiên, rất khó để trả lời câu hỏi này. Vậy thì, cổ đông phải thực hiện các quyển biểu quyết và phủ quyết của mình để chọn lựa các Công ty kiểm toán lớn, uy tín để làm người “soi” các ngóc ngách về tài chính doanh nghiệp giúp mình. Ngoài ra, để giúp kiếm soát tốt hơn hoạt động của HĐQT, việc bầu các thành viên Ban kiềm soát có trình độ, đạo đức là rất quan trọng trong việc duy trì cơ cấu minh bạch và hiệu quả của người “gác cổng” về mật tài chính cho cổ đông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
Một thực tế khá phổ biến và đáng buồn ở nhiều Đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần là thái độ bàng quan, thụ động của nhiều cổ đông. Ngoài các cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty , vì sợ phát biểu chính kiến có thể đụng chạm “nồi cơm” của họ, thì đa phần các có đông vẫn còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty, quan soát nội bộ, kiểm toán độc lập… phần nhiều vẫn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cổ tức được chia như thế nào mà thôi.
Điều này, khiến phần lớn những quyết định quan trọng của Công ty như bầu Ban kiểm soát, kiểm toán diễn ra hình thức, mặc cho HĐQT quyết đinh. Vô tình, cổ đông đã không sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của Công ty. Giả sử HĐQT là những người ích kỷ, thu vén lợi ích cá nhân, thực hiện các quyết định tài chính doanh nghiệp không minh bạch, cấu kết với kiểm toán, cơ chế kiếm soát lỏng lẻo… thì nạn nhân cuối cùng vẫn là cổ đông, thường là những người không được tiếp cận đầy đủ với thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính doanh nghiệp.
Do đó, đế biết được tình hình tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích (một cách thụ động) các thông số tài chính doanh nghiệp được công bố, so sánh với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoặc các Công ty đang niêm yết (nếu có số liệu), phần còn lại là phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán.
Hơn nữa, nếu là cổ đông của Công ty cổ phần, bạn phải giành quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, HĐQT, quyền được xem xét số sách tài chính doanh nghiệp, quyền được chọn lựa các Công ty kiểm toán tin cậy, uy tín, quyền được đè cử các ưng viên Ban kiểm soát có đức, có tài thay mặt mình kiểm soát hoạt động của HĐQT, đánh giá, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. Tất cả các quyền trên đều là quyền được pháp định, ghi nhận trong Luật doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là bạn sử dụng quyền lực đó ra sao mà thôi.
Theo Nhịp cầu đầu tư