Khi người nhận thấy email của bạn, điều cuối cùng bạn muốn là làm cho họ tự hỏi, “ai đây” hay “tại sao tôi lại nhận cái này” hay tệ hơn là “lẽ ra tôi không nên đưa họ địa chỉ email của mình!”

1. Gửi email người nhận không yêu cầu

 

Khi người nhận thấy email của bạn, điều cuối cùng bạn muốn là làm cho họ tự hỏi, “ai đây” hay “tại sao tôi lại nhận cái này” hay tệ hơn là “lẽ ra tôi không nên đưa họ địa chỉ email của mình!”

 

Họ sẽ tức giận hơn khi không biết là bạn đã lấy địa chỉ email của họ từ đâu. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn lấy địa chỉ từ danh sách của người khác.

Thậm chí họ cũng không chấp nhận dù trước đó đã cung cấp địa chỉ email cho một bộ phận khác trong công ty bạn. Tại sao? Đơn giản là vì sự cho phép không thể chuyển giao. Nếu bạn không làm rõ ngay từ đầu rằng việc đăng kí nhận một loại thông tin cụ thể cũng có nghĩa là đăng kí nhận những thông tin khác, thì bạn đừng giả đinh rằng họ sẽ nhận bất cứ những gì bạn gửi.

 

Tránh thế nào: thông báo cho người đăng kí lí do tại sao họ nhận được email và mời họ tham gia đăng kí nhận những thông tin khác. Nếu nội dung của bạn có liên quan và chất lượng tốt, họ sẽ sẵn lòng đăng kí nhận thêm thông tin. Xây dựng danh sách người nhận với những thuộc tính khác nhau dựa trên những quan tâm riêng của từng người và không gộp chung tất cả vào một danh sách. Hơn nữa hãy nói không khi các phòng ban khác muốn sử dụng danh sách này, ngoại trừ đã có sự cho phép.

 

2. Gửi email có nội dung khác với những điều đã cam kết

 

Giả sử bạn đã đăng khí nhận bản tin hàng tuần về những xu hướng mới nhất trong ngành. Nhưng trong email nhận được, chỉ có 10% là thông tin bạn cần, còn 90% là thông tin giới thiệu sản phẩm và khuyến mãi. Email sẽ bị bỏ ngay vào hộp spam!

 

Email của bạn không phải là duy nhất và thời kì khách hàng mong mỏi nhận email của bạn đã trở thành quá khứ.

 

Tránh thế nào: hãy thành thật với những đề nghị khi họ đăng kí. Nếu email của bạn có nội dung tốt và liên quan tới những gì khách hàng quan tâm, họ sẽ không có cảm giác bị lừa khi nhận email của bạn.

 

Bạn có thể chuyển hướng nội dung email với những người đăng kí cũ, nhưng hãy thành thật với những gì bạn đang làm và giá trị bạn mang lại cho họ là gì.

 

3. Gửi email không thể đọc được trên smart phone hay điện thoại di động

 

Ngày càng có nhiều người check mail trên điện thoại di động, nhưng không phải ai cũng đọc những email có dung lượng lớn và thiết kế bắt mắt trên một chiếc iPhone.

 

Việc đặt tất cả những thông tin chính như kêu gọi hành động, đăng kí không nhận bản tin hay thông tin liên lạc vào email mà không thể đọc được trên smartphone sẽ chỉ tốn thời gian của người nhận. Họ sẽ xoá email trong tích tắc mà không cần suy nghĩ.

 

Tránh thế nào: viết những lời chào hàng thật ngắn gọn và xúc tích. Nếu đủ hấp dẫn, người đọc sẽ giữ lại để đọc sau khi truy cập trên máy tính.

 

4. Gửi email nhiều đường link và hình ảnh bị lỗi

 

Nó làm cho thông điệp trông giống như spam và trở nên không đáng tin. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu hay hình ảnh công ty. Những đường link, hình ảnh bị lỗi hay sử dụng sai hình ảnh – chưa nói đến sử dụng sai thông điệp kêu gọi hành động - tất cả điều này để làm lãng phí thời gian của người nhận.

 

Tránh thế nào: đưa quy trình kiểm tra (gửi thử) vào trong bất kì kế hoạch, chương trình email marketing. Việc bạn kiểm tra kĩ càng nội dung trước khi gửi sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn là tạo thêm một chương trình gửi email xin lỗi.

Còn tiếp

Hoàng Quân dịch từ iMedia Connection

Nguyên tắc vàng:

"Nếu không có đủ ngân sách thì một ý tưởng dù hay đến mấy cũng không thể cất cánh"

User Menu