tiepthimetooKhi nói đến sản phẩm “me too”, bạn có thể nghĩ ngay đến những sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ “góp nhặt” và “ăn theo” sản phẩm thành công hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và trải nghiệm đa dạng của người tiêu dùng, có thể những sản phẩm “đầy sáng tạo” của các doanh nghiệp lớn cũng khó thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “me too”.

Một thế giới quá nhiều sản phẩm và quá ít lựa chọn

Về mặt lý thuyết khi công nghệ phát triển và khả năng sản xuất gia tăng thì người tiêu dùng sẽ có nhiều chọn lựa và thường dễ dàng chọn lựa được sản phẩm ưng ý. Tuy nhiên thực tế thì có phần trái ngược, khi có càng nhiều sản phẩm thì hầu như bạn lại không có nhiều lựa chọn và nhiều khi bạn không chọn được sản phẩm nào.

Nếu bạn cần mua một chiếc máy vi tính xách tay và háo hức tìm đến một siêu thị uy tín với niềm tin sẽ chọn được sản phẩm ưng ý. Khi đứng trước kệ trưng bày, bạn không khỏi choáng ngợp trước hàng trăm loại máy tính khác nhau của hàng chục hãng uy tín như Sony, HP, Dell, IBM, Toshiba, Samsung, Acer, Asus… Sau một lúc tỉnh tâm, bạn bắt đầu quan sát sản phẩm một cách chi tiết hơn nhưng đi hết một vòng vẫn chưa tìm được sản phẩm nào phù hợp. Bạn cố đi thêm một vòng nữa để tìm ra một sản phẩm nổi bật nhưng cái bạn thấy sẽ là một thiết kế “hao hao” giống nhau, một cấu hình “khủng” như nhau và các thông số cũng như nhau. Kết quả, với hàng trăm sản phẩm của các thương hiệu uy tín không giúp bạn chọn được một sản phẩm nào. Và câu hỏi trong trường hợp này là tại sao? Câu trả lời thật đơn giản bởi vì bạn không tìm thấy sự “khác biệt” của các sản phẩm, và sự khác biệt lớn nhất đó chính là các sản phẩm này mang những cái tên khác nhau thôi.

Bạn có thể tìm thấy vô vàng trường hợp tương tự trong cuộc sống như khi đi mua sắm Tivi, điện thoại, xe máy, điện thoại, quần áo… và đó chính là một thách thức lớn cho doanh nghiệp và các nhà tiếp thị.

Các nhà sản xuất vẫn sáng tạo mỗi ngày

Những công ty lớn vẫn có một khoản chi phí khổng lồ cho việc nghiên cứu sản phẩm với hàng ngàn phát minh được đăng ký bản quyền mỗi năm. Với khía cạnh người tiêu dùng bạn không thấy những máy tính hay điện thoại kia có gì khác biệt nhưng với các nhà sản xuất đó là một sự cố gắng không ngừng để tạo ra những “bom tấn” hay “tuyệt tác” trên.

Dường như có một sự mâu thuẩn trong cách lập luận trên. Thế nhưng thực tế lại chứng minh sự mâu thuẫn này là đúng.

Nhà sản xuất luôn quan tâm đến những tính năng. Nếu điện thoại của đối thủ có camera là 5 “chấm” thì ta sẽ giỏi hơn khi tung ra 8 “chấm”. Nếu ổ cứng máy tính bạn là 160gb thì ta phải ra một sản phẩm sẽ ưu thế hơn với 250gb. Các nhà sản xuất thường tin rằng sản phẩm mình là số 1 vì cấu hình của mình “khủng” hơn hay công nghệ tân tiến hơn đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ thấy được “điểm khác biệt” này và chọn sản phẩm.

Ở khía cạnh người tiêu dùng có thể khác đi, họ không phải những chuyên gia, họ không có khả năng đánh giá các thông số sản phẩm chính xác như các máy móc chuyên dùng. Họ chọn một sản phẩm chỉ đơn giản cảm thấy hợp mắt, hợp nhu cầu hay túi tiền. Họ cảm nhận được “chính mình” trong sản phẩm và thoải mái khi sử dụng. Người tiêu dùng mua một tổng thể từ các lợi ích tính năng đến lợi ích cảm tính chứ không chỉ đơn thuần từ một cấu hình hay tính năng kỹ thuật vượt trội.

Các doanh nghiệp và các nhà tiếp thị thường hay mắc phải sai lầm là “tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới” mà trong mắt người tiêu dùng đó chỉ là “sản phẩm me too”. Cái nhà sản xuất cần là tìm ra sự khác biệt của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Đó mới chính là sự khác biệt để giúp doanh nghiệp không rơi vào cái bẫy “me too” trong mắt người tiêu dùng.

DNA Branding

Pin It
Theodore Levitt

"Không có cái ngành kinh doanh nào gọi là ngành dịch vụ cả. Chỉ có những ngành mà phần dịch vụ đóng góp nhiều hơn hay kém hơn các ngành khác. Mọi người đều làm dịch vụ"

User Menu