Lý Thuyết Marketing

Lầm tưởng 01: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing
“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”
Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.
Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?!
Hoặc là bạn có Tư duy, hoặc là lại lếch thếch đi học công cụ
Lầm tưởng 02: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v…v…
Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.
Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…???
Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận.
Lầm tưởng 03: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém
Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?
Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!
Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!
Lầm tưởng 04: Phải thật sáng tạo!!!
Vì sao em thích làm Marketing?
Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!
Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.
Chúng tôi cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé.
Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing
Vừa đi hết 1 chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không.
Theo Think Markus
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 5059

Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong công việc kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh thôi, vì nó là một bảng đánh giá giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức cản trở trong quá trình kinh doanh, và nó cũng giúp tìm ra những thị trường tiềm năng mới khác. Nhưng bạn hãy nghĩ lại… bởi vì phân tích SWOT bản thân cũng là một công cụ hữu hiệu để bạn tự tìm hiểu về bản chất của chính bạn tốt hơn, cũng tương tự như khi phân tích bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào.
Đối với phát triển cá nhân, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, nó cũng đều là một công cụ dễ quản lý và hữu hiệu. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như:
- Sự nghiệp
- Phát triển các mối quan hệ cá nhân, và
- Phát triển kỹ năng bản thân.
Bạn có thể sử dụng kết quả phân tích này để phát triển nhân cách bằng cách duy trì thúc đẩy những điểm mạnh và liên tục bồi đắp xây dựng dựa trên những cơ hội, đồng thời bạn có thể kìm hãm những điểm yếu và lường trước được những rủi ro.
Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?
Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người:
Nhà quản lý, Chủ doanh nghiệp
Nhà chuyên môn, Chuyên viên cấp cao
Sinh viên
Người khởi sự sự nghiệp
Quản lý nhân sự
Giáo sư bác sĩ
Kỹ sư
Người làm thuê
Vợ và chồng
Bố mẹ
Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?
Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.
Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.
Phân tích SWOT cho bản thân không phải là khó lắm. Trước khi cầm giấy bút và ghi những điểm cơ bạn xuất hiện trong đầu bạn, bạn cần phải làm brainstorming (động não) trước. Bạn mà tiến hành phân tích SWOT vội vã quá sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.
Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ.
Sau khi liệt kê cách những gì bạn vừa brainstorming, có thể bạn sẽ bị lẫn lộn giữa việc sắp xếp các điểm liệt kê vào từng mục trong 4 ô của bảng phân tích. Điểm mạnh chính là những tính cách cá nhân và những nguồn lực mà bạn khác biệt với nhiều người khác. Bất kỳ thói quen hay kỹ năng nào mà bạn thấy cần phải cải thiện hay loại bỏ sẽ được đưa vào mục điểm yếu.
Cơ hội bao gồm những lợi ích tiềm năng xuất phát từ môi trường bên ngoài tuân theo xu hướng hiện tại và cách mà bạn khai thác chúng thành lợi thế của bạn. Thách thức bao gồm những thứ gây cản trở con đường của bạn đi tới thành công. Nó cũng có thể là những điểm mạnh của người khác mà có thể gây thách thức đối với bạn.
Điểm khó nhất của công cụ này chính là khả năng xác thực hóa kết quả phân tích. Vì bạn đang tiến hành tự phân tích SWOT, nên có rất có khả năng là kết quả có thể mang tính định kiến. Kết quả này rất chủ quan và có thể có nhiều yếu điểm. Tuy nhiên tính thiếu trách nhiệm mới là nhân tố quan trọng nhất vì bạn không có động lực thay đổi chính mình.
Các yếu tố trong bản phân tích SWOT bản thân
Với mỗi phần của bản phân tích SWOT hãy tự đặt một số câu hỏi. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây và tự nghĩ cho mình những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của riêng bạn.
ĐIỂM MẠNH
Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ.
Bạn giỏi hơn người khác những gì?
Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?
Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?
Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?
Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?
ĐIỂM YẾU
Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?
Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?
Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?
Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?
Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?
CƠ HỘI
Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?
Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?
Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?
Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?
Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?
Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?
THÁCH THỨC
Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?
Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?
Công việc của bạn có đang thay đổi không?
Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?
Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?
Kết luận
Phân tích SWOT có thể dùng làm công cụ tự đánh giá bản thân và giúp bạn phát triển cá nhân. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội cũng như thách thức để tự tạo động lực thay đổi chính bạn.
Theo Jenny Lý Hà Thu
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 6890

Bất kỳ công ty công nghiệp nào, nếu muốn vẫn còn tồn tại trong 20 năm nữa, đều phải ra sức phát triển công nghệ và năng lực kỹ thuật số.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 4077

Một thông điệp marketing nên dành 80% nội dung cho mục đích giải trí, 20% nói về thương hiệu phục vụ cho việc bán hàng.
Marketing lan truyền là phương pháp marketing tập trung vào việc tạo ra nội dung có khả năng lan truyền theo cấp số nhân bằng cách thu hút nhiều người chia sẻ và lan tỏa nội dung đó ra cộng đồng. Theo ThS. Thái Phúc Gia Hưng - nhà sáng lập Cộng đồng Marketing lan truyền Việt Nam ViralContentsAZ, điều cốt yếu của marketing lan truyền là tạo cảm hứng để mọi người chuyền nhau thông điệp của sản phẩm, dịch vụ.
"Ước tính, một chiến dịch marketing lan truyền thành công có thể có hiệu quả gấp 500 - 1.000 lần so với chiến dịch không dùng phương thức lan truyền", ông Hưng chia sẻ tại Hội thảo Hiểu đúng về marketing lan truyền và thực tế áp dụng tại Việt Nam.
Tập trung vào khách hàng mục tiêu
So với phương pháp marketing truyền thống, marketing lan truyền có ưu điểm dễ tiếp cận nhiều người hơn nhờ vào nội dung thông minh, có sức thu hút. Hình thức lan truyền có thể đến từ các video clip, game flash tương tác, game quảng cáo (advergame), ebook, phần mềm tùy biến thương hiệu (brandable software), hình ảnh, tin nhắn văn bản, email, website, các sự kiện hoặc cuộc thi gây chú ý.
Một chiến dịch marketing lan truyền được xem là thành công khi tạo cho người xem cảm giác thích thú mà thông điệp đưa ra và sau đó lan truyền chúng một cách vô thức thông qua việc gửi đường dẫn, đăng blog...
"Người xem có thể khen, chê, hưởng ứng hoặc phẫn nộ với thông điệp. Điều quan trọng là chúng phải tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, nhờ đó mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng càng được gia tăng", ông Hưng chia sẻ.
Tuy nhiên, chính vì phát triển mạnh mẽ mà loại hình marketing này cũng xuất hiện những "biến tướng", trong đó phải kể đến những nội dung phản cảm, làm méo mó hình ảnh thương hiệu. ThS. Phí Văn Anh - giảng viên bộ môn marketing, Trường Đại học FPT Polytechnic phân tích, suy cho cùng, marketing lan truyền cũng chỉ là công cụ để truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ.
Và nhiệm vụ của người làm marketing là truyền thông đúng với cam kết thương hiệu. "Người tiêu dùng rất thông minh. Bạn có thể dùng "chiêu trò” marketing để thu hút khách hàng trong thời gian đầu, nhưng một khi phát hiện ra nội dung quảng cáo sai sự thật, họ sẽ quay lưng với sản phẩm của bạn ngay", ông Anh khuyến cáo. Chưa kể, những nội dung quảng cáo có tính dễ dãi thường chỉ thu hút sự tò mò của những người xem nhỏ tuổi và ít nhận được sự quan tâm từ khách hàng mục tiêu.
Việc xuất hiện những "biến tướng" trên cũng cho thấy có không ít doanh nghiệp hiện nay chưa hiểu đúng về hình thức marketing này. Dù việc đưa ra nội dung gây sốc, phản cảm dễ thu hút sự chú ý của cộng đồng nhưng "nó giống như mì ăn liền, ăn riết đâm ra ngán, và cũng chỉ thoảng qua trong khoảng thời gian ngắn", ông Anh ví von. Do đó, để lan truyền thông điệp hiệu quả, hình thức marketing được sử dụng cần nhất quán với sản phẩm. "Ban đầu, chúng có thể hơi "lép vế” so với những cách làm biến tướng kia, nhưng về lâu dài sẽ đi vào trái tim của người tiêu dùng và dễ dàng thuyết phục được họ”, ông Anh nói.
Hiện có 5 hình thức lan truyền được sử dụng phổ biến, gồm: chuyển tiếp (tin nhắn chuyển cho nhau thường đặt cuối email), tin đồn truyền miệng (người nổi tiếng nói về sản phẩm, dịch vụ thường với mục đích cố ý gây tranh cãi), lan truyền có thưởng (kêu gọi cộng đồng chia sẻ để nhận thưởng), quảng cáo bất ngờ (người xem bất ngờ vì nội dung quảng cáo), lan truyền tự phát (người dùng tự kêu gọi nhau tham gia trào lưu, tuyên truyền).
Nguyên lý 80/20
Người làm marketing giỏi luôn nắm được tâm lý của khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra thông điệp thích hợp. Theo ông Hưng, một trong những phương pháp marketing dễ tiếp cận khách hàng Việt Nam nhất hiện nay là cung cấp những giá trị hữu ích và ưu tiên giải quyết vấn đề của họ.
Bên cạnh đó, người Việt Nam vốn có nhu cầu giải trí khá cao, do đó doanh nghiệp nên đáp ứng nhu cầu giải trí của khách hàng, sau đó mới tìm cách giải quyết vấn đề của họ và bán sản phẩm. "Một thông điệp marketing nên dành 80% nội dung phục vụ cho mục đích giải trí, 20% còn lại nói về thương hiệu phục vụ cho việc bán hàng", ông Hưng nói.
Đồng quan điểm và minh họa cho điều này, ông Anh cho biết, hiện có không ít nhãn hàng, thương hiệu "ẩn nấp" trong lời bài hát, giai điệu có sức lan tỏa mạnh.
Đơn cử, thương hiệu Bitis đã khéo léo lồng vào video clip Lạc trôi hình ảnh đôi giày Bitis Hunters, đồng thời cố tình tua nhanh khung ảnh ca sĩ Sơn Tùng mang đôi giày đó. Lẽ dĩ nhiên, điều này không qua mắt được người hâm mộ.
"Đây là một dạng marketing lan truyền mà Bitis đã thực hiện thành công khi đưa hình ảnh sản phẩm vào nội dung giải trí và cố tình "úp mở" tên thương hiệu khiến người xem tò mò, từ đó sớm tạo ra làn sóng lan truyền", ông Anh nhận định.
Tuy nhiên, âm nhạc chỉ là một trong 6 yếu tố nâng đỡ giúp tăng tính hấp dẫn cho nội dung lan truyền. Việc tránh đề cập thương hiệu cũng là một cách làm "khôn ngoan" giúp khách hàng không thấy chán ghét hoặc thẳng tay chặn quảng cáo. Ngoài ra, hình thức tạo ra những thử thách (xối nước đá, ăn mì cay, hít đất 22 cái...) cũng tạo nên sự lan truyền tự phát mạnh mẽ.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Nam Á với tổng số người sử dụng internet ước tính gần 50 triệu người. Đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực marketing kỹ thuật số thông qua nội dung, nhưng cũng là thách thức đối với người làm marketing lan truyền. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng truyền tải những thông điệp có ý nghĩa, đồng thời phục vụ nhu cầu giải trí của người xem, nhưng quan trọng nhất vẫn là tạo ra sản phẩm đủ tốt.
VÂN THẢO
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 4195

Đã bao giờ các bạn tự khám phá giá trị bản thân của chúng ta? Bất kể những điều trên đời, mỗi một sự vật sự việc đều mang trên mình một giá trị riêng và tất nhiên chẳng có gì là miễn phí cả.
Hãy thử nghĩ tới ngọn núi Fansipan, ngọn núi cao nhất Việt Nam với độ cao là 3.143m được mệnh danh là “Nóc Nhà Đông Dương”. Chúng mang trên mình giá trị đầy kiêu hãnh, hùng vĩ. Để chinh phục được Fansiphan, một là bạn phải “trả phí” cho việc leo núi mất một ngày, một đêm. Hoặc là “mất phí” đi cáp treo và cũng phải leo lận 609 bậc thang mới chinh phục được đỉnh núi. Một ví dụ khác gần gũi hơn như là để cưa đổ một cô nàng xinh đẹp, các chàng trai luôn cố gắng “trả phí” bằng cách đầu tư liên tục vào bao tử của các nàng. Đấy, các bạn có nhận thấy rằng, tất cả mọi sự việc đang diễn ra trên thế giới này đều mang trên mình một giá trị nhất định. Chỉ là chúng ta có biết cách để nhận ra những giá trị đó hay không?
Bản thân chúng ta cũng mang trên mình những giá trị tuyệt đối. Giá trị về tri thức, kiến thức, nhận thức, nhân cách, đạo đức, kỹ năng và thể chất…Điều quan trọng là chúng ta làm sao nhận ra những các giá trị ấy.
Giá trị bản thân là gì?
Giá trị bản thân là việc khẳng định những những điểm mạnh, ưu thế, chuyên môn hoặc khả năng của chính bạn. Giá trị bản thân là khái niệm vô hình, nó có thể đang diễn ra hằng ngày hoặc tiềm ẩn bên trong con người bạn.
Vậy để làm sao biết được, những giá trị đó đang tồn tại bên trong con người của mỗi chúng ta?
Khám phá bản thân.
Giá trị bản thân đã sẵn có trong bạn, công việc của bạn là tìm kiếm và khám phá ra chúng. Khi xác định được các giá trị, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng nhất với bạn.
Chỉ khi bạn là ai, thì bạn mới thấy mình thật có giá trị. Hãy tự khám phá bằng cách tìm ra sở thích, điểm mạnh của mình. Đừng cố bó buộc mình phải theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Việc khám phá ra sở thích hoặc sở trường của chính mình sẽ giúp cho bạn có thói quen thay đổi mình theo từng ngày, từng tháng, từng năm.
Trong công việc, bạn nhìn ra được sở thích, điểm mạnh sẽ tạo một động lực lớn, giúp bạn theo đuổi niềm đam mê và tự tin về chuyên môn.
Khẳng định thương hiệu bản thân.
Việc khẳng định cá tính của bản thân cho người khác là một điều nên làm. Cố gắng đừng để bất kỳ điều gì ảnh thưởng, thay đổi đến giá trị cá tính, mà bạn đã và đang tạo ra. Nhưng hãy chắc chắn rằng, cá tính của bạn là sự “hòa hợp không hòa tan”. Tự tin khẳng định cá tính của mình theo một cách tích cực và tốt đẹp. Hãy làm cho người khác biết rằng, khi nghĩ tới bạn sẽ hình dung ngay bạn là một người hết mình với công việc, một chuyên gia về lĩnh vực nào đó, một người quản lý có trách nhiệm hoặc là một người có khiếu hài hước. Việc bạn khẳng định cá tính bản thân chính là khẳng định thương hiệu của chính mình.
Xây dựng và phát triển thương hiệu bản thân.
Xây dựng thương hiệu là một công cụ hữu hiệu cho một quảng cáo hình ảnh chính mình. Thương hiệu bản thân chính là từng bước khẳng định uy tín, niềm tin, chất lượng của những giá trị mà bạn sở hữu. Đối với công việc, thương hiệu cá nhân tích cực sẽ giúp bạn tạo dựng uy tín và niềm tin trong lĩnh vực chuyên môn của chính bạn, mang lại hiệu quả cao và thành công trong sự phát triển nghề nghiệp.
Đặt mục tiêu xa hơn để phát triển thương hiệu chính mình. Không ngừng rèn luyện, học hỏi trao dồi những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để nâng cấp giá thương hiệu bản thân. Tạo nên niềm tin tuyệt đối và uy tín bền vững.
Và cuối cùng luôn nhớ rằng, những giá trị bản thân mà bạn đã và đang khẳng định đều là giá trị thật. Một giá trị ảo sẽ dần giết chết thương hiệu bản thân. Thương hiệu bản thân bị mất, đồng nghĩa với uy tín cá nhân mang giá trị bằng không, và tất nhiên sẽ mất luôn niềm tin với người khác. Mất niềm tin, bạn sẽ mất tất cả.
Ph.Thuy
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 5998

Tiếp thị phải phát minh ra sản phẩm hoàn chỉnh và đẩy chúng đến đứng đầu các vị trí trong phân khúc thị trường.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3496

Trong giao tiếp cũng như kinh doanh, việc khơi gợi sự tò mò và hướng mọi người hành động theo mong muốn của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng. Mọi người chỉ quan tâm tới một vấn đề khi họ có sự tò mò về những điều "bí ẩn" xung quanh nó. Công thức AIDA là công thức được xây dựng để "hướng sự quan tâm của người khác đến một chủ để nhất định".
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 6316

Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Viết dài, viết dai, viết dại. Để hút hồn khán giả và tạo ra doanh thu thực sự, từng câu từng chữ của bạn phải đủ đắt giá để đi vào lòng người.
Ngày nay, sản xuất nội dung (content) là một công việc quá đỗi quen thuộc của một marketer (Xin hãy lưu ý rằng content không chỉ đề cập đến bài PR, nội dung website, nội dung ấn phẩm quảng cáo, v.v mà rộng hơn còn là đề xuất marketing, kế hoạch triển khai một chiến dịch, vân vân và vân vân). Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn có thói quen sản xuất content dài dòng và ôm đồm quá nhiều thông tin, trong khi trên thực tế viết vừa đủ mà hay sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để sản xuất content phục vụ hoạt động marketing, bạn nên để tâm nghiền ngẫm về cách viết content làm sao để tạo được dấu ấn trong khách hàng.
Dưới đây là 5 điều bạn cần cân nhắc khi sản xuất content:
1. XÂY DỰNG MỘT QUAN ĐIỂM RIÊNG
Quan điểm của bạn sẽ được truyền tải một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua content, bất kể là về lý do bạn yêu thích công việc của mình, thế giới quan của bạn hay cách bạn tìm kiếm thành công. Nếu bạn không có ý kiến riêng mà chỉ biết đi theo lối mòn với các khái niệm hay xu hướng được chấp nhận trong lĩnh vực của mình (những quan điểm có sẵn trong giới), bạn đang đơn thuần lặp lại lời người khác, vậy việc bạn đang làm còn tính là marketing nữa không? Vì thế, hãy dũng cảm bảo vệ lập trường của mình trong content để câu chữ của bạn có trọng lượng hơn với khách hàng.
2. VIẾT VỀ NHỮNG THỨ CÓ ÍCH
Bạn có thể coi lời khuyên này là thừa thãi, nhưng hãy luôn cố gắng viết về những thứ có ích cho khách hàng. Nếu content bạn sản xuất ra không làm cho người ta suy nghĩ và hành động khác đi hay học được điều gì, tốt nhất hãy link họ đến những content có sẵn tốt hơn.
Những content mang tính giáo dục, ứng dụng cao như: bài hướng dẫn (how-to), các công cụ miễn phí, video dạy các thủ thuật hay ho, bài giảng online, v.v luôn luôn hữu ích. Đây mới là những content bạn cần cung cấp cho khách hàng.
3. GIỮ PHONG ĐỘ
Dần dần, bạn sẽ đạt đến tốc độ sản xuất ổn định. Ngoài ra, khi các bản tin hằng tuần, bài viết trên blog, content từ các tên tuổi lớn, video phỏng vấn tích lũy theo thời gian, chúng sẽ trở thành một thư viện content khổng lồ và có giá.
Mỗi năm, hãy lên lịch trình cho những chủ đề bạn muốn đề cập đến, bao gồm những keyword chủ chốt, từ đó xây dựng một lịch biên tập (editorial calendar), nơi bạn có thể lập kế hoạch cho bài viết của bạn, cho khách mời và, podcasts, hội thảo online và offline, qua đó giúp cho chủ đề và nội dung nhất quán với thông điệp bạn muốn tiếp thị.
4. CÓ BẢN SẮC
“Bản sắc” là một khái niệm quá phổ biến trong marketing ngày nay, nhưng bạn vẫn nên tự hỏi content bạn sản xuất ra có chỉ bao gồm những thông tin khô cứng về công ty không, hay bạn đang kể một câu chuyện về người thật, việc thật, bất kể câu chuyện của bạn hay dở tới đâu.
Content có bản sắc giống như lời nói của bạn vậy – nó chia sẻ với khách hàng thông điệp về sứ mệnh và làm cho hình ảnh công ty gần gũi như con người chứ không chỉ là một cỗ máy sản xuất.
5. ĐỪNG CHỈ NÓI VỀ CÔNG TY
Hạn chế nói quá nhiều về chuyện công ty bạn tuyệt vời đến đâu hay bạn có những giải pháp hiệu quả ra sao. Cái người đọc cần thu được là giá trị của câu chuyện bạn đang chia sẻ. Nếu họ không thấy được vị trí bản thân trong content, bạn đã hoàn toàn thất bại.
Để thấy được thói quen này phổ biến tới đâu, hãy mở một bài viết bất kỳ và tìm xem từ “chúng ta” hay “chúng tôi” được nhiều đến đâu.
Hãy đọc lại tất cả các content bạn vừa mới cho ra lò, bao gồm các bài đăng trên Facebook, bài viết trên blog, bản tin và quảng cáo email, brochure và bài thuyết trình, và sửa sang để chúng không phạm phải sai lầm trên. Nếu bạn không may mắc lỗi này, hãy viết lai toàn bộ content và thay đổi cách suy nghĩ và chiến lược sản xuất content của bạn.
Theo Saga
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3973