Lý Thuyết Marketing

Để thành công trên Internet, trước tiên bạn cần phải xây dựng một chiến lược về Internet Marketing, mục tiêu cụ thể cần triển khai: chiến lược truyền thông trên mạng xã hội (Social Media), Newletter – bản tin điện tử (hàng tuần) cho KH quen hoặc sử dụng Email Marketing – thư điện tử để chăm sóc KH thường xuyên, hay tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm (SEO). Đồng thời , phải thường xuyên cập nhật những xu hướng, chính sách mới từ Internet.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 4982

Theo nhà triết học Hy Lạp Heraclitus: “Thay đổi là hằng số duy nhất trong cuộc sống”. Sự thay đổi từ cách tư duy đến hành động là chìa khóa dẫn chúng ta tiến đến mục tiêu. Nếu cứ khư khư giữ lối tư duy cũ, bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công mình mong muốn.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3176

Đừng bao giờ đánh giá thấp các chiêu trò những thương hiệu bán lẻ nghĩ ra để dụ bạn tiêu tiền nhiều hơn. Tất cả các yếu tố, từ vị trí sắp xếp hàng, âm nhạc, đến cả mùi hương trong cửa hàng đều được lựa chọn có dụng ý để khiến bạn rút hầu bao mạnh tay hơn.
Tuy nhiên, chiến lược hiệu quả nhất mà các thương hiệu bán lẻ sử dụng là “làm giá”. Họ biết rằng kể cả những khách hàng lọc lõi nhất nhiều khi cũng không hiểu hết được sự phức tạp của giá cả bán lẻ.
Tạp chí Daily Worth đã bóc mẽ 5 chiêu làm giá mà các thương hiệu bán lẻ hay sử dụng để “đánh lừa” khách hàng.
1. GIÁ HẤP DẪN:
Một trong những chiêu phố biến nhất là lùi nhẹ giá, đôi khi được nhắc đến với các tên “giá hấp dẫn”.
Các nghiên cứu cho thấy, những mặt hàng có giá 0.99USD hoặc 0.95USD bán chạy hơn rất nhiều so với mặt hàng tương tự có giá 1USD.
Hiện tượng này được đặt tên là “hiệu ứng số bên trái”, trong đó chúng ta để ý tới số bên trái số thập phân nhiều hơn khi đi mua hàng.
2. THỔI GIÁ:
Ai cũng biết giá bán ra cao hơn chi phí, nhưng chúng ta không ý thức được mức đội giá là bao nhiêu.
Với những tag giá thông thường với tên “giá bổ sung chi phí”, chúng cộng thêm lãi cận biên và chi phí sản xuất mặt hàng đó, bao gồm các chi phí hoạt động và chi phí thị trường sẵn sàng trả.
Thêm vào đó, nhiều mặt hàng sẽ được giảm giá vào cuối mùa, nên một vài thương hiệu đã cộng luôn phần sale off sau này vào giá ban đầu, nên với nhiều mặt hàng, mức giá ta trả vào mùa giảm giá thực chất chính là mức “giá bổ sung chi phí”.
Lãi suất cận biên trung bình của ngành thời trang là khoảng 35%, con số có thể lên tới 50% cho các nhãn hiệu thời trang cao cấp như H&M hay Zara.
Với các mặt hàng xa xỉ như mỹ phẩm và trang sức, lãi suất cận biên thường vượt 50%.
3. GIÁ CAO - GIÁ THẤP:
Nhiều khi bạn bị những món hời làm mờ mắt. Chiêu “giá cao – giá thấp” được các nhà bán lẻ ưa chuộng, trong đó họ giảm giá một số mặt hàng cụ thể (và giảm lãi suất cận biên của chúng), để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến chúng ta nghĩ rằng mình được “lời”.
Chiêu này thường được áp dụng với những sản phẩm đại chúng để thu hút một lượng khách hàng lớn nhất có thể.
Các thương hiệu hay cửa hàng sẵn sàng chịu mất đi một vài % nhỏ doanh thu để hút khách, đảm bảo rằng họ sẽ quay trở lại mua các mặt hàng khác vào lần sau và tăng lượng khách hàng trung thành.
Nhưng đương nhiên các cửa hàng không chịu hoàn thiệt hoàn toàn: Khi một số mặt hàng được giảm giá, thì một số mặt hàng khác lại bị thổi giá cao hơn bình thường, với hy vọng khách mua các mặt hàng giá cao sẽ bù đắp lại phần thiệt trong các sản phẩm giá thấp.
4. BIẾN ĐỘNG GIÁ:
Các đợt khuyến mại đến và đi rất nhanh. Nhờ có sức mạnh của Internet, ngày nay các thương hiệu trực tuyến có thể dễ dàng cập nhật tag giá, nhanh và tiện hơn nhiều so với những cửa hàng vật chất ngoài đời thực. Theo tiết lộ của nhiều bài báo, một vài thương hiệu sửa giá theo thông tin họ thu thập được từ lịch sử mua hàng và các thông tin cá nhân khác từ máy tính, điện thoại của bạn.
Mục đích của việc phân biệt giá cả xuất phát từ thực tế có một số người chi tiêu mạnh tay hơn một vài người khác, nên các thương hiệu tranh thủ kiếm lời từ thói quen của từng cá nhân.
5. GIÁ SANG CHẢNH:
Thực ra không phải lúc nào bạn cũng muốn mang về một sản phẩm rẻ tiền. Đối với các thương hiệu, đôi khi họ đặt tag giá một sản phẩm cao hơn không phải vì nó hiếm hay chi phí sản xuất cao, mà là vì hiệu ứng tâm lý.
Nếu nước hoa hay đồ trang sức được định giá quá thấp, chúng ta sẽ tự động đặt câu hỏi về chất lượng của sản phẩm, cũng như mặc định nó là hàng thứ cấp.
Trong tâm trí khách hàng, "tiền nào thì của nấy". Các cửa hàng đã tận dụng tâm lý này để “dụ” khách hàng mù quáng chi trả cho một thương hiệu. Mang đến một trải nghiệm “sang chảnh” cho những tín đồ của hàng hóa xa xỉ càng khiến họ mặc định sản phẩm có chất lượng cao.
Trong trường hợp này, chiêu “giá hấp dẫn” ở phần một thường có tác dụng ngược.
LÊ PHƯƠNG/BIZLIVE
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3063

Các công ty thường nghĩ rằng câu chuyện về nhãn hiệu phải nói về doanh nghiệp. Nhưng Courtney Apps, một chuyên gia tiếp thị bằng nội dung ở Vancouver, Canada, cho rằng đây là một quan niệm sai lầm.
Theo Apps, câu chuyện về nhãn hiệu phải nói về khách hàng, về những niềm tin, giá trị, mục đích, ý nghĩa mà khách hàng đánh giá cao và đang theo đuổi. Khi doanh nghiệp xây dựng được một câu chuyện về một nhãn hiệu có nội dung như thế, người tiêu dùng sẽ tự hào về nhãn hiệu đó và sẽ tự nguyện trở thành sứ giả quảng bá truyền miệng cho nhãn hiệu.
Làm thế nào để viết nên một câu chuyện về nhãn hiệu có khả năng chinh phục khách hàng? Apps khuyên doanh nghiệp trước tiên cần xem lại nguồn gốc hình thành của mình để tìm một câu chuyện có sức thu hút, có thể được chia sẻ dễ dàng và có tính tương tác cao, làm cho khách hàng gắn kết hơn với nhãn hiệu. Câu chuyện tích cực thường được đón nhận tốt hơn chuyện tiêu cực và câu chuyện khơi gợi nhu cầu hướng đến những điều tốt đẹp hơn của khách hàng thường sẽ đem lại nhiều kết quả. Cuối cùng, câu chuyện về nhãn hiệu phải được nhất quán trong mọi điểm tương tác giữa khách hàng và nhãn hiệu. Những yếu tố này được Apps trình bày cụ thể như sau.
NHÌN LẠI ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA MÌNH
Apps khuyên doanh nghiệp nên nghĩ đến việc làm thế nào để liên kết giữa xuất phát điểm hình thành của mình với hoàn cảnh, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Hãy tự hỏi doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề gì cho khách hàng hay đem đến cho họ giải pháp nào. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể dùng để mở đầu cho câu chuyện về nhãn hiệu. Nói cách khác, hãy đi tìm sự liên hệ giữa mục đích kinh doanh của doanh nghiệp với những trải nghiệm của khách hàng để làm đầu câu chuyện.
FedEx là một ví dụ điển hình. Xuất thân từ một công ty giao nhận được thành lập vào năm 1973, mục đích của FedEx là làm một cuộc cách mạng về phương thức vận chuyển hàng hóa sao cho có thể giao hàng trên phạm vi toàn cầu chỉ trong vòng một, hai ngày. Hiện nay, hoạt động của FedEx không chỉ dừng lại ở lĩnh vực giao nhận nhưng câu chuyện về nhãn hiệu này vẫn không có gì thay đổi. Đó là FedEx muốn kết nối thế giới lại với nhau.
FedEx vẫn luôn trung thành với xuất phát điểm ‘kết nối thế giới’.
LÀM CHO CÂU CHUYỆN DỄ ĐƯỢC CHIA SẺ
Trong thế giới “luôn được kết nối” hiện nay, người tiêu dùng không những muốn nghe được một câu chuyện mà còn muốn mình là một phần của câu chuyện ấy. Theo Apps, những nhãn hiệu thành công biết cách tạo điều kiện cho người tiêu dùng cùng tạo ra và gắn kết với câu chuyện về nhãn hiệu thông qua các kênh truyền thông xã hội hay các hoạt động tiếp thị khác, vì họ hiểu rằng nội dung do chính người tiêu dùng tạo ra thường có sức thúc đẩy hoạt động bán hàng rất lớn. Vì vậy, Apps khuyên doanh nghiệp nên làm cho câu chuyện về nhãn hiệu của mình có thể được chia sẻ dễ dàng cả trên môi trường trực tuyến lẫn bên ngoài, bằng càng nhiều cách càng tốt.
Recreation Equipment Inc. (REI) là một trong những công ty điển hình biết cách xây dựng một câu chuyện có thể được chia sẻ nhanh chóng. Vào ngày “Thứ Sáu Đen” (Black Friday) ở Mỹ vào năm 2015, REI đã đóng cửa hoạt động và mời cộng đồng trên các mạng truyền thông xã hội của mình làm điều tương tự: từ bỏ việc xếp hàng rồng rắn để đi mua sắm và tham gia các hoạt động khác bên ngoài. Chiến dịch với hashtag (một từ hoặc một chuỗi các ký tự liên tiếp nhau được đặt sau dấu # có tác dụng giúp cho nội dung các bài đăng dễ dàng tới được với những người có chung mối quan tâm) #optoutside của REI đã giành được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những khách hàng chủ lực của công ty. Và nó đã được chia sẻ rộng rãi sau đó, tạo ra 1,2 tỉ lượt bình luận chỉ trong năm 2015. Năm 2016, REI đã lặp lại chiến dịch này.
KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TÍCH CỰC
Một câu chuyện có ý nghĩa phải phản ánh được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khơi gợi cho họ những nhu cầu trên mức cơ bản, chẳng hạn như có nhiều thời gian hơn cho những người thương yêu, thành công trong nghề nghiệp hay sự thành đạt nói chung. Nếu câu chuyện làm cho người tiêu dùng cảm thấy được sản phẩm của doanh nghiệp giúp họ đi đến gần hơn với những mục tiêu hướng tới sự thành đạt của mình thì mới thật sự có tác dụng về mặt tiếp thị và xây dựng nhãn hiệu.
Harley Davidson là một nhãn hiệu khá nổi tiếng trong việc làm cho khách hàng cảm nhận được sự thành đạt và mãn nguyện. Nhãn hiệu này kể một câu chuyện về niềm vui, sự tự do và tính cá nhân, những điều mà người tiêu dùng luôn hướng đến trong ý niệm về sự thành đạt và mãn nguyện. Câu chuyện của nhãn hiệu này chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ rằng người lái xe Harley luôn khát khao sống một cuộc sống tự do và mong muốn hiện thực hóa những ước mơ của mình.
Câu chuyện của Harley Davidson luôn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về khát khao sống một cuộc sống tự do và mong muốn hiện thực hóa ước mơ.
TÍNH NHẤT QUÁN
Một câu chuyện về nhãn hiệu phải có được sự nhất quán ở mọi kênh tương tác với khách hàng. Cho dù khách hàng tiếp xúc với nhãn hiệu qua bất cứ kênh nào thì nội dung của câu chuyện cũng không thay đổi. Theo Apps, doanh nghiệp có thể kiểm tra điều này bằng cách thử nghiệm tháo logo ra khỏi nội dung của câu chuyện. Nếu người tiêu dùng chỉ cần đọc nội dung và đoán được nhãn hiệu nào đứng sau câu chuyện ấy thì xem như doanh nghiệp đã đạt được tính nhất quán.
Lush và nhất quán về sự ‘tươi mới’ trong những câu chuyện
Nhãn hiệu mỹ phẩm Lush là một ví dụ về việc xây dựng một câu chuyện có tính nhất quán cao. Lush kể câu chuyện về những sản phẩm thủ công được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và hầu hết được để trần thay vì đóng gói công nghiệp. Bất cứ thông điệp hay hình thức tiếp thị nào của nhãn hiệu này cũng nhấn mạnh những nội dung trên. Đa số sản phẩm được trình bày trên kệ ở dạng chưa đóng gói và chỉ bọc lại sau khi được khách hàng mua. Sản phẩm được đóng gói trước thường có mô tả thành phần rõ ràng bên ngoài kèm theo miếng nhãn rời có in hình khuôn mặt mỉm cười của nhân viên đã đóng gói chúng. Người tiêu dùng sẽ khó mà lẫn Lush với nhãn hiệu khác và hiểu rõ vì sao họ muốn quay lại mua hàng mang nhãn hiệu này những lần sau.
* Nguồn: Doanh nhân Cuối tuần
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2782

Một lãnh đạo giỏi sẽ là người làm chủ trên cánh đồng công việc của mình đồng thời tạo môi trường tự do cho các thành viên phát triển và làm chủ trên địa bàn của họ.
Làm sếp: Hãy khuyến khích cỏ dại mọc
Trong công nghiệp không khói, Thiên Minh và ông Trần Trọng Kiên là cái tên quen thuộc. Tập đoàn này có bốn mảng chính: Du lịch trực tuyến, hàng không chung, khách sạn và dịch vụ tour du lịch. Hiện Thiên Minh đã có 12 khách sạn. Về mảng hàng không, Hải Âu là hãng hàng không tư nhân thứ 2 tồn tại sau hai năm, cùng với Vietjet Air. Về mảng du lịch, tỷ suất lợi nhuận ROS của Thiêm Minh năm 2017 đạt mức 7,5%, gấp đôi mức bình quân từ 3-5% của các công ty lớn khác cùng ngành.
Thiên Minh thường gây dấu ấn khi sau một thời gian im ắng, thị trường lại đón nhận những thông tin rất bất ngờ từ việc mua lại chuỗi khách sạn Victoria, sau đó là mua thủy phi cơ, và gần đây là hợp tác với AirAsia.
Theo chia sẻ của ông Kiên, để làm được điều này quan trọng là giữ được tinh thần khởi nghiệp, đổi mới trong nội bộ tập đoàn, đây cũng là thứ cần duy trì để công ty đi qua sóng gió.
"Có một số việc luôn luôn không thay đổi. Thứ nhất: Đến một lúc bạn sẽ già đi rất nhanh, cùng với đó, bạn sẽ chậm hơn, yếu hơn và có thể là kém nhạy bén hơn. Thứ hai: Thị trường luôn biến động rất nhanh và không bao giờ giống như trước nữa. Thứ ba: Anh không thể cứ làm CEO hay chủ tịch mãi được, đến một thời điểm nhất định, mình cũng phải lùi lại và cuộc đời của một công ty dài hơn cuộc đời của mình rất nhiều", chủ tịch tập đoàn Thiên Minh phân tích.
Theo ông Kiên, việc quản trị phải đảm bảo xây dựng tinh thần khởi nghiệp trong đội ngũ để nếu có rủi ro gì với người đứng đầu thì công ty cũng sẽ ngay lập tức có người sẵn sàng thay thế. Những công ty hàng trăm năm tuổi đều có những lúc khó khăn, thậm chí trở về con số 0 và chính bản thân nó phải tự hồi phục.
"Tôi không nghĩ mình không cần phải gieo mà đó là thứ luôn tồn tại trong tất cả mọi người, nó giống như cỏ dại luôn sẵn sàng mọc lên, quan trọng là mình sẵn sàng tạo môi trường để nuôi lớn nó hay nhổ nó đi, đó là hai cách lựa chọn của hai tư duy quản trị khác nhau. Tôi chọn cách đầu tiên", Chủ tịch HĐQT Trần Trọng Kiên từng chia sẻ.
Không chỉ tốt cho chính Thiên Minh, doanh nhân ngày còn cho rằng tạo ra một môi trường mà cỏ mọc thoải mái cũng là điều tốt cho cộng đồng. Tất nhiên cũng có những môi trường điều này lại không phù hợp.
Làm nhân viên: Nhìn chuyện nhổ cỏ để biết tính tự chủ trong công việc
Cũng là chuyện nhổ cỏ nhưng nhà sáng lập tập đoàn Daewoo lại chia sẻ từ góc độ người làm việc. Chuyện là ở những vùng nông thôn, có một loại cỏ mọc cùng với lúa nên người ta phải nhổ cỏ trên cánh đồng để lúa có thể mọc. Người chủ ruộng sẽ bảo tá điền đi nhổ cỏ trên cánh đồng và tá điền sẽ đi và làm việc cả ngày.
Nhưng nếu những ông chủ đi thăm ruộng vào ngày hôm sau, người đó sẽ vẫn thấy cỏ. Ông ấy có thể cử tá điền đi hết lần này đến lần khác, nhưng vẫn sẽ luôn có cỏ mọc cho tới khi phải đích thân ra và nhổ cỏ.
Tại sao lại có hiện tượng này? Bởi người nông dân, vốn là chủ ruộng lúa, rất quan tâm đến đất đai của mình. Nhưng với người tá điền thì không có mối quan tâm đó vì đó không phải là đất của anh ta. Với tâm thế làm chủ, lẽ dĩ nhiên người chủ ruộng sẽ làm mọi cách để chăm chút cho đất đai của mình.
Ông ấy không tự hỏi mình tại sao ông ấy phải đ làm mọi việc khi mà những người khác không chịu làm. Ông ấy biết mình phải làm gì mà không cần ai nói với ông ấy. Tuy nhiên, người tá điền thì không tìm việc để làm. Nếu không ai bảo phải làm gì thì anh ta không làm gì cả. Anh ta mặc kệ mọi việc.
Rõ ràng có sự khác biệt trong suy nghĩ của một chủ ruộng và một tá điền. Nếu nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy phần lớn mọi người đều là tá điền dù công việc, thu nhập hay những quyền lợi là của chính họ. Họ là những người không làm công việc của mình trừ khi được bảo, chứ đừng nói đến làm công việc của người khác. Để thành công hay đạt được tới đỉnh cao, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo cho rằng cần phải luôn làm việc và sống với tư duy của một người chủ.
Theo ông, hãy trở thành người chủ trên mảnh ruộng công việc của mình chứ không phải tá điền. Hãy nghĩ rằng mình là người duy nhất có thể làm công việc của mình, rằng các bạn rất cần cho công việc của mình. Khi có tư duy này bạn mới trở nên hạnh phúc và đồng thời cải thiện được năng lực của mình.
Nếu suy nghĩ kỹ bạn sẽ thấy hai quan điểm về cỏ dại này không hề mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Một lãnh đạo giỏi sẽ là người làm chủ trên cánh đồng công việc của mình đồng thời tạo môi trường tự do cho các thành viên phát triển và làm chủ trên địa bàn của họ.
Theo enternews.vn
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2949

Tính dân tộc của một thương hiệu không chỉ là “chiêu bài” để lôi kéo khách hàng, mà theo chuyên gia Nguyễn Phi Vân nó còn là một “quyền lực mềm”, khi thương hiệu đạt được tiếng tăm nhờ đại diện cho cả đất nước.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 3008

Theo một báo cáo của Altimeter cách đây một năm, ba mục đích chính mà các công ty thường hướng đến khi thực hiện các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng (influencer marketing) là cải thiện sự ủng hộ dành cho nhãn hiệu (94%), tăng cường sự nhận biết về nhãn hiệu (92%) và tiếp cận với những khách hàng mục tiêu mới (88%).
Theo Jonathan Chanti, Phó chủ tịch cấp cao của HYRR, một công ty cung cấp các hệ thống tiếp thị dùng người ảnh hưởng, đây là những mục tiêu đúng đắn, góp phần cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như củng cố vị trí của nhãn hiệu trong thị trường có xu hướng “số hóa” hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu này cũng là một thách thức lớn đối với các nhà làm tiếp thị. Chanti đưa ra những lời khuyên sau đây giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng, đáp ứng các mục tiêu nói trên.
CHỌN NHÂN VẬT GẦN GŨI VỚI KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Theo Chanti, nếu doanh nghiệp dự định đầu tư thời gian, tiền bạc và nỗ lực để thuê một nhân vật ảnh hưởng cho các chiến dịch tiếp thị của mình thì nên chọn một nhân vật phù hợp với thế giới kỹ thuật số hiện nay. Doanh nghiệp nên tìm hiểu những người theo dõi tin (follower) trên các trang mạng xã hội của mình là ai, họ tương tác với nhãn hiệu của doanh nghiệp và với nhau như thế nào, quan tâm của họ là gì. Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu được nên chọn nhân vật ảnh hưởng nào thì sẽ được khách hàng mục tiêu của mình đón nhận nhiều nhất.
KHÔNG NÊN CHỈ CHỌN NGƯỜI ẢNH HƯỞNG DỰA TRÊN SỐ LƯỢNG NGƯỜI THEO DÕI HỌ TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI
Chẳng hạn, Selena Gomez, một nhân vật được xem là có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên các mạng xã hội năm 2016, đã được chọn làm đại sứ cho nhãn hiện Pantene Bắc Mỹ năm 2015. Mặc dù Gomez có hơn 230 triệu lượt người theo dõi từ các trang xã hội và 65% trong số đó là nữ, nhưng chỉ có 25% số này sinh sống ở Mỹ và 3% có tương tác với các bài đăng của cô. Nói cách khác, khả năng quảng bá sản phẩm cho phụ nữ ở Mỹ của Gomez sẽ rất hạn chế.
Theo Chanti, nếu nhân vật ảnh hưởng mà doanh nghiệp chọn lựa không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay việc sử dụng nhân vật ấy khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn nhiều ngân sách thì việc đầu tư này sẽ không hiệu quả và không đem lại nhiều kết quả như mong đợi. Chanti khuyên, thay vì chỉ chú trọng đến số lượng người theo dõi của người ảnh hưởng, hãy quan tâm đến hình ảnh cá nhân và cách tương tác của họ với công chúng. Năm 2017, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng “siêu nhỏ”. Đó là những người chỉ có chưa đến 100.000 người theo dõi nhưng đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả rất cao trong các chiến dịch tiếp thị. Những nhân vật này chiếm đến 90% các hoạt động tiếp thị dùng người ảnh hưởng trên Instagram trong tháng 1-2017.
XÂY DỰNG CHIẾN DỊCH TIẾP THỊ TRÊN TINH THÂN HỢP TÁC VỚI NGƯỜI ẢNH HƯỞNG
Mục đích của doanh nghiệp khi hợp tác với người ảnh hưởng là đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tăng số lượng khách hàng theo dõi tin, cải thiện kết quả hoạt động. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần chọn người ảnh hưởng có ít nhiều sự nhạy bén của một người kinh doanh để giúp mình thực hiện tốt các mục tiêu này.
Nhưng theo Chanti, doanh nghiệp không nên vì thế mà áp đặt người ảnh hưởng, buộc họ phải nói theo những nội dung hay ngôn ngữ của mình. Những khách hàng theo dõi tin của doanh nghiệp dễ dàng nhận ra rằng một chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng đã được lên kịch bản quá kỹ càng hay mang tính quảng cáo quá nhiều. Bằng cách cho phép người ảnh hưởng sử dụng ngôn ngữ, phong cách của riêng họ để nói về nhãn hiệu của doanh nghiệp với người hâm mộ của họ, doanh nghiệp sẽ thể hiện được sự tin tưởng vào đánh giá của người ảnh hưởng cũng như hiểu biết của họ về những gì phù hợp nhất cho khách hàng – người hâm mộ của họ. Sự tự nhiên và chân thật này không những giúp cải thiện khả năng chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại mà còn là tiền đề tạo ra các cơ hội hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và người ảnh hưởng.
CHỌN KÊNH TIẾP THỊ PHÙ HỢP
Theo Chanti, không phải mạng truyền thông xã hội nào cũng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một nhãn hiệu thời trang sẽ cần thể hiện sự phù hợp của sản phẩm đối với khách hàng qua các kênh thiên về hình ảnh và phim video. Một nhãn hiệu sản xuất trò chơi điện tử nhắm đến đối tượng khách hàng “teen” (tuổi vị thành niên) thì nên chọn thực hiện các chiến dịch tiếp thị dùng người ảnh hưởng qua các trang như Snapchat.
Nguồn: Doanh nhân Cuối tuần
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2623

Nhiều người cho rằng làm tổ chức sự kiện thì ý tưởng là cái quan trọng nhất, nhưng thực chất, sau khi trải qua một khoảng thời gian tuy không dài làm sự kiện, tôi đã chiêm nghiệm ra rằng: Một người giỏi về tổ chức sự kiện trước tiên phải là người tỉ mẩn, chu đáo, biết chăm chút tới từng tiểu tiết. Đó chính là thể hiện của sự chuyên nghiệp.
Còn sự sáng tạo đương nhiên cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghề này. Và điều đó cũng đã được ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty Lê Bros, một trong những công ty tổ chức sự kiện lâu năm và có uy tín tại Việt Nam khẳng định.
- Details
- Category: Lý Thuyết Marketing
- Hits: 2725