Tại Việt Nam, TV và báo giấy vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong các kênh quảng cáo, vì chúng vẫn là các kênh khả dĩ nhất để marketer bổ vào đầu công chúng những thông điệp quảng cáo. Mặc dù đôi khi, hiệu quả của chúng là hoàn toàn không rõ ràng, và rất khó khăn để đo lường.
Trong khi đó, online ads chỉ chiếm một thị phần khá khiêm tốn lại đạt được một tỷ lệ tăng trưởng rất ấn tượng, và nhờ vào sự phát triển của công nghệ, sự đo lường và phân tích các kết quả quảng cáo trở nên rất dễ dàng.
Mô hình hành vi tiêu dùng tiền kỹ nghệ số
Sự xô bồ của những phương thức marketing truyền thống đã làm cho người tiêu dùng chán ngấy đến tận cổ. Gần đây, dư luận ngày càng tỏ ra bức xúc trước việc các hãng sữa tăng giá vô độ và đốt quá nhiều tiền vào quảng cáo, và viện cớ là do chi phí sản xuất tăng (quảng cáo cũng được tính vào chi phí sản xuất). Khiến cho chính phủ Việt Nam đang tính đến chuyện áp đặt chính sách giới hạn mức chi phí dành cho quảng cáo vào trong giá thành của sản phẩm. Điều này sẽ thúc đẩy các nổ lực nhằm tìm ra phương thức quảng cáo tốn ít chi phí hơn nhưng hiệu quả hơn. Giờ đây, social media (truyền thông xã hội) đã đem lại một phương thức thực sự mạnh mẽ để trao cho người sử dụng quyền lực được chọn những thông tin gì mà họ muốn xem và muốn cho hiển thị. Nó đòi hỏi các Marketer phải có một tư duy mới, đó là Content Marketing (tiếp thị nội dung). Trong bối cảnh mà người sử dụng toàn quyền chọn lựa thông tin, bạn phải thông minh hơn và thấu hiểu họ nhiều hơn trong việc xây dựng những content có sức hút. Nỗ lực marketing của bạn cần bao gồm những nội dung được viết ra, không chỉ thú vị, phù hợp mà còn có giá trị với thị trường mà bạn nhắm đến.
Mô hình hành vi tiêu dùng mới
Trong một xã hội mà xu hướng tham gia truyền thông ngày càng được xã hội hóa, điều này thể hiện qua việc Việt Nam có một mức độ tăng trưởng người dùng internet thuộc hàng cao nhất thế giới, cước phí viễn thông và kết nối internet ngày càng rẻ, chất lượng đường truyền ngày càng được nâng cao. Một nền công nghiệp internet đang trỗi dậy và cung cấp ngày càng nhiều hơn công cụ cho người dùng cá nhân để họ có thể tham gia sản xuất và tiêu thụ content. Xu hướng của truyền thông xã hội là cung cấp công cụ và truyền cảm hứng để người dùng xây dựng content và để họ tự tìm kiếm thứ họ cần lẫn nhau. Nghĩa là một người vừa có thể sản xuất content để được tiêu thụ bởi những người khác, vừa tiêu thụ các content do những người khác sản xuất ra dựa vào mạng lưới các mối quan hệ (relationship), cũng như các công cụ tìm kiếm.
Tôi có thể chắc chắn rằng, một khi khách hàng muốn sử dụng một sản phẩm mới, họ sẽ muốn nghe nhận xét (review) từ một người khác (nhất là bạn bè và người thân của họ) mà đã từng dùng sản phẩm đó hơn là từ một mẫu quảng cáo. Oh, như vậy nghĩa là chúng ta không cần đến quảng cáo nữa chăng? Tôi thì không nghĩ như vậy, vấn đề ở đây là các thông điệp quảng cáo đã dần mất đi vai trò thúc đẩy hành vi mua hàng. Nó yếu ớt hơn trong vai trò này đến nổi, bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, chỉ một lời nhận xét có giá trị thôi cũng có thể đánh bại nó.
Vì thế, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, một thông điệp quảng cáo ngày nay phải hướng đến vai trò thúc đẩy những nhận xét của công chúng, và rồi những nhận xét đó sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng. Xu hướng này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho người tiêu dùng xét trên nhiều phương diện. Vì người tiêu dùng sẽ bớt phải xem những mẫu quảng cáo không mong muốn và đồng thời không phải trả tiền cho các mẫu quảng cáo đó khi họ mua sản phẩm. Và như vậy nghĩa là người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm phù hợp nhất với một mức giá hợp lý hơn.
Bản sắc thương hiệu