Có nhiều vị trí trong ngành nghề marketing. Trước hết, Marketing được hình thành bởi 2 quá trình: là hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu tối đa.

 

Và Marketing được chia thành 2 tiến tuyến là Client và Agency.

Client: Là công ty kinh doanh. Họ có sản phẩm, công việc chính của họ là bán hàng, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều và nhiều hơn nữa. Đối tượng chính của họ là khách hàng. Niềm vui của họ là lợi nhụân trong kinh doanh. Client là công ty làm vế thứ hai của marketing – đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.

Agency: Là công ty thực hiện vế đầu của marketing – tìm hiểu / tạo / phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng. Hiểu hành vi của họ, yêu ghét của họ đối với sản phẩm đang thực hiện với client. Từ đó tìm cách vận động người tiêu dùng nhổm mông ra khỏi nhà, xách giỏ đi chợ, ghé lại lâu hơn trong tiệm bách hóa, trung tâm mua sắm, thì thầm với chị em phụ nữ là shopping nhiều sẽ khiến các chị trẻ đẹp lâu hơn,bảo với các anh là click chuột đặt hàng ngay kẻo lỡ dịp giảm giá suốt năm.

Tiếp theo, là các vị trí trong ngành marketing.

marplace

Ở các công ty client, có một số vị trí mà bạn thường thấy sau:

Brand managers: Giám đốc thương hiệu. Là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, các cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quản lý thương mại, văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội, ... Nhưng nếu ở một công ty lớn thì một số khâu được các công ty agency thực hiện.

Chief marketing officer: Gíam đốc marketing. Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.

PR manager: Người chịu trách nhịêm PR cho nhãn hàng. Làm các công việc về PR. Nhưng có thể thuê công ty chuyên về PR thực hiện.

Marketing manager.

Assitant brand manager: Trợ lí nhãn hàng.

Về phía các công ty agency

Copywriter: Lên ý tưởng, viết ý tưởng. Thường thì copywriter phải viết rất nhiều bản nháp với rất nhiều ý tưởng khác nhau để khách hàng chọn. Để làm copywriter, bạn phải có vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền, hiểu hành vi khách hàng và ứng xử của khách hàng đối với nhãn hàng bạn đang viết. Hiểu biết của khách hàng, nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm (tốt, xấu, yêu, ghét) để đánh trúng đích. Để làm copywriter, bạn phải đi nhiều, đọc nhiều, trải nghiệm nhiều, phải nhạy bén với cái mới xung quanh, nhìn vấn đề khác đi và đa diện hơn.

Art director: Thẩm mĩ của ý tưởng. Để ý tưởng không phải là sản phẩm của thế kỉ 18 hay thời đại đồ đá, để ý tưởng thu hút được đối tượng khách hàng tốt nhất. Ai nên mặc gì, nói câu gì, thể hiện câu nói ra sao, phong cách thế nào. Âm nhạc ra sao, quay ở đâu, chụp ở đâu. Mời ai đóng chính để tạo hiệu ứng tốt, ... Người này phải nhạy cảm với cái đẹp, update xu hướng thường xuyên, làm cho mình luôn mới và dĩ nhiên làm cho các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,... (tùy theo sản phẩm).

Creative director: Chọn ý tưởng. Cân nhắc, xem xét ý tưởng nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất. Người này phải có tầm nhìn, nhạy bén với hành vi người tiêu dùng, dự đóan dựa trên tìm hiểu, hiểu biết và kinh nghịêm.

Designer: Thiết kế, vẽ story board, ... Người nắm bắt ý tưởng nhanh chóng và thể hiện ý tưởng được giao rõ ràng nhất. Phải ăn rơ với copywriter, art director và creative director.

Account manager: Mang lại các hợp đồng cho công ty. Là người giữ vị trí tiền tuyến của công ty. Người này là người tài giỏi, có tầm nhìn và có khả năng thiết lập quan hệ tốt, giao tiếp tốt. Người này có khả năng cao nhất trong con đường thăng tiến lên vị trí giám đốc vì có các kĩ năng và kinh nghiệm làm việc với khách hàng và các vị trí khác trong công ty.

Account executive: Người nhận yêu cầu từ khách hàng và triển khai lại với các vị trí khác trong công ty. Người làm hài lòng khách hàng và mang lại nhiều hợp đồng hơn cho công ty. Người khéo ăn nói, có tính kiên nhẫn cao, biết biến nặng thành nhẹ và ngược lại, biết lấy lòng khách hàng, nhận feedback và làm dịu cơn hỏa của các thiên tài ý tưởng. Nhận bản nháp đã sửa đổi và chỉnh sửa lại cho sát với yêu cầu của khách hàng. Gặp gỡ và bàn giao công việc với khách hàng.

Marketing executive: Làm công việc sale và marketing. Vị trí này thấp hơn Account executive và Account manager, bù lại, có ít áp lực hơn từ công việc.

Để làm việc ở môi trường công nghiệp, chuyên nghiệp, trẻ, năng động và chạy cuống đít, các bạn cần phải có nền vững chắc. Nền vững chắc đó là gì?

  • Kiến thức: Không chỉ đối với marketing mà đối với tất cả các ngành nghề khác, để làm tốt nó, bạn phải hiểu nó. Bạn phải có kiến thức về nó, càng có kiến thức sâu, bạn càng có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Kiến thức học từ đâu? Khi xác định xong bạn muốn gì, yêu mưa ghét nắng thế nào rồi thì bạn cần vạch rõ những gì bạn cần có để phục vụ cho công việc của bạn. Ví dụ bạn thấy mình thích hợp với vị trí copywriter thì bạn phải học những kiến thức của copywriter, cách họ viết, cách họ idea, cách họ think. Những bước nào để đưa ý tưởng ra giấy, những sở thích, năng khiếu nào giúp bạn sáng tạo nhanh chóng hơn, nhiều hơn và tốt hơn. Những quyển sách nào nên trao dồi để có thêm vốn từ, vốn sống. Phải đi đâu, làm gì để hiểu hành vi khách hàng. Phải sử dụng hình thức diễn giải nào cho phù hợp, ...
  • Kĩ năng: Kĩ năng để bạn hòa nhập dễ dàng với mọi người, kĩ năng xử lí tình huống, xử lí công việc. Kĩ năng này bạn sẽ được học nếu bạn thực tập ở các công ty client và được quan sát thực hành theo nếu bạn làm agency. Điều quan trọng là bạn phải tự trao dồi, bởi tốc độ công việc không cho phép mọi người níu tay chỉ việc cho bạn. Tự túc là hạnh phúc. Để có kĩ năng, bạn phải làm. Làm công việc càng tiệm cận với vị trí mà bạn mong muốn ăn nằm với nó trong thời gian rất dài sau này thì bạn càng dễ có được công việc mong muốn. Một người thích viết, có ý tưởng tốt và phun ra ào ạt thì việc dạy kèm tin học chẳng giúp ích gì cho bạn trong việc cải thiện kĩ năng.
  • Thái độ: Đối với marketing, dù bạn ở vị trí lớn hay nhỏ, ở công ty nhỏ hay lớn thì bạn cũng cần có thái độ nghiêm túc trong công việc. Có khả năng làm việc độc lập tốt, không dựa dẫm, không ủy mị, không tự kỉ. Thái độ khi làm việc nhóm, khi tiếp xúc khách hàng, khi thuyết trình, khi nói chuyện với cấp trên, với bạn đồng nghiệp, với chính bản thân mình là những thứ không ai có thể dạy cho bạn toàn bộ. Trong môi trường này, bạn phải nhìn, nhìn và thay đổi cho phù hợp.
  • Kinh nghiệm: Là thứ giúp bạn được đánh giá cao và thăng tiến dễ hơn trong sự nghiệp. Kinh nghiệm làm cho bạn có cái nhìn khách quan, tổng thể và sâu sắc hơn trong các vấn đề. Kinh nghiệm giúp bạn xử lí tình huống tốt hơn, mà trong cạnh tranh bây giờ gọi là xử lí khủng hoảng, thứ mà bạn luôn phải chực chờ đối mặt. Kinh nghiệm giúp bạn nhìn trước được diễn biến của vấn đề, hành vi và cách ứng xử của khách hàng, ...

Những yêu cầu trên là luôn cần thiết, không bao giờ là đủ không chỉ đối với marketing mà còn đối với những ngành khác và trong chính cuộc sống. Nhưng đam mê, đam mê và đam mê mới là chiếc nam châm níu bạn ở lại với nghề.

Nguồn: Internet

Pin It
Peter F. Drucker

"Doanh nghiệp tồn tại vì người tiêu dùng chịu trả tiền. Bạn kinh doanh mà làm cho khách hàng hài lòng, thì như thế không chỉ là marketing, còn hơn cả marketing."

User Menu