Vì sao Facebook có màu xanh? Bạn đã bao giờ tự hỏi câu này chưa? Theo tờ New Yorker, lí do rất đơn giản. Đó là vì Mark Zuckerberg bị mù màu đỏ-xanh lá. Điều đó có nghĩa Mark nhận thức màu xanh da trời là rõ ràng nhất.

 

Đây là lời của vị CEO của Facebook: "Màu xanh là màu giàu nhất trong mắt tôi, tôi có thể thấy tất cả đều là màu xanh".

Nếu bạn nghĩ chuyện này nghe không mấy khoa học, vậy bây giờ chúng ta hãy hỏi một câu hỏi khác nghiêm túc hơn nhé: chính xác thì màu sắc ảnh hưởng như thế nào tới quyết định mua hàng của khách hàng?

Trong năm giác quan của chúng ta thì thị giác là cơ quan phát triển nhất ở hầu hết mọi người và không phải ngẫu nhiên mà 90% quyết định dùng thử sản phẩm của con người được quyết chỉ vì màu sắc bên ngoài của sản phẩm.

Vậy màu sắc thực sự tác động chúng ta như thế nào và khoa học về sử dụng màu sắc trong tiếp thị thực ra là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong phần sau của bài viết này nhé.

Trước hết: Liệu bạn có nhận diện được thương hiệu chỉ với màu sắc?

Trước khi chúng ta đi sâu hơn vào nghiên cứu, chúng ta cùng thực hiện một vài khảo nghiệm thú vị để xem màu sắc thực sự có sức mạnh thế nào nhé. Dựa vào màu sắc của các nút sau, liệu bạn có thể chỉ ra đó là của thương hiệu nào không:

Ví dụ 1 (dễ):

Ví dụ 2 (dễ):

Ví dụ 3 (trung bình):

Ví dụ 4 (khó):

Bạn trả lời được bao nhiêu câu nào? (Câu trả lời nằm ở cuối bài viết này!)

Màu sắc tác động cảm xúc của chúng ta như thế nào?

Rất phức tạp để định nghĩa chính xác mỗi màu sắc tác động cách chúng ta suy nghĩ như thế nào, nhưng tựu trung mỗi màu có cách chi phối riêng của mình. Hãy xem qua các ví dụ dưới đây:

Màu đen:

Màu xanh lá cây:

Màu xanh da trời:

Đặc biệt, nếu chúng ta nhìn vào những màu mà các thương hiệu lớn đang dùng sẽ thấy, phần lớn sự lựa chọn màu sắc của họ là có chủ ý. Mỗi công ti đều đi tìm tác nhân khơi gợi nên một tình cảm rất cụ thể:

Trên hết, đặc biệt khi chúng ta muốn mua một món đồ nào đấy, thì màu sắc có thể đóng vai trò ảnh hưởng rất nhiều. Infographic dưới đây do hãng phân tích KISSmetrics tạo ra cho ta thấy một khía cạnh khoa học của màu sắc tác động đến tâm lí mua sắm của chúng ta như thế nào.

Làm thế nào để áp dụng màu sắc vào tiếp thị được tốt hơn?

Tới giờ có lẽ bạn có thể hỏi phần nào trong những gì được nói ở trên có thể áp dụng được cho website hoặc ứng dụng của tôi? Một lần nữa, nghiên cứu của KISSmetrics cho ta những hướng dẫn khá thú vị.

Nếu bạn muốn tạo ứng dụng đánh vào riêng giới nữ thì đây là điều bạn cần để ý:

  • Phụ nữ thích: màu xanh thiên thanh, màu tím và xanh lá cây
  • Phụ nữ không thích: màu cam, nâu và xám

Trong trường hợp ứng dụng là dành cho nam giới thì luật chơi có thay đổi một chút:

  • Nam giới thích: xanh da trời, xanh lá cây và màu đen
  • Nam giới không thích: màu nâu, màu cam và màu tím

Hubspot cũng đã thực hiện một bài kiểm nghiệm để tìm hiểu xem chỉ với thay đổi màu sắc của một nút trên trang web sẽ tạo nên khác biệt thế nào đến tỉ lệ chuyển đổi bằng cách chọn ra hai màu (xanh lá và đỏ) và thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra.

Với màu xánh lá, cảm xúc của họ như sau:

"Màu xanh bao hàm những ý tưởng như "tự nhiên" và "môi trường" và như thường thấy trong đèn giao thông, màu xanh gợi ý "Đi" hoặc tiến tới".

Với màu đỏ, suy nghĩ của họ như sau:

"Màu đỏ, ngược lại, thường tạo ra sự hứng thứ, đam mê, là màu của máu và mang nghĩa cảnh báo. Màu đỏ cũng được dùng ở đèn giao thông để thông báo ngừng lại. Màu đỏ là một màu bắt mắt."

Với suy nghĩ đó, màu xanh, màu thân thiện hơn sẽ có nhiều cơ hội thắng hơn trong bài kiểm tra A/B, hay ít nhất đó là như họ nghĩ thế. Mẩu kiểm tra của họ trông như sau:

Kết quả: nút màu đỏ hiệu quả hơn nút màu xanh 21%

Quan trọng hơn nữa là không một yếu tố nào khác bị thay đổi:

21% người dùng vượt trội hơn đó click vào nút màu đỏ hơn là nút màu xanh. Mọi thứ khác trên trang đều được giữ nguyên, vậy sự khác biệt này chỉ có thể do màu sắc gây ra.

Vậy chỉ còn màu sắc của nút là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này.

Điều này hẳn làm một số bạn ngạc nhiên nếu đã đọc qua hết từ đầu bài cho đến trước bài kiểm nghiệm này và hỏi những người làm nghiên cứu xem phiên bản nào sẽ hiệu quả hơn, chắc chắn câu trả lời sẽ gần như là một. Thế nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy.

Lời khuyên là trước mỗi thay đổi bất kì nào, bạn hãy đặt ra một kịch bản và xem tình hình thực tế khác biệt như thế nào so với đó để có thể rút ra được những kết luận chuẩn xác hơn. Cá nhân người viết thì tin vào suy nghĩ dựa trên những nghiên cứu đã được đọc qua vì dẫu sao, suy nghĩ vẫn chỉ là suy nghĩ, số liệu mới cho ta cái cụ thể.

Câu đố cuối cùng: Vì sao liên kết có màu xanh?

Hiện nay, hoàn toàn không khó cho bạn hiệu chỉnh màu sắc của các liên kết cho phù hợp với giao diện tổng thể của website hoặc để trang trí nhưng truyền thống, mặc định thì màu xanh vẫn là màu chính. Vì sao có chuyện như vậy? Bạn có đoán được câu trả lời?

Câu trả lời hóa ra lại như đùa vì lí do đơn giản chỉ nhằm mang lại độ tương phản tốt nhất giữa màu xanh và màu xám nguyên bản của website.

Dưới đây là lời giải thích đầy đủ:

"Tim Berners-Lee, người sáng lập ra mạng thông tin www, được cho là người đầu tiên sử dụng màu xanh cho các liên kết. Trình duyệt web lúc bấy giờ có tên là Mosaic hiển thị trang web trên nền màu xám (xấu xí) và màu đen cho chữ. Màu tối nhất có sẵn lúc đó mà không bị trùng với màu đen của chữ chính là màu xanh. Vì lẽ đó, để liên kết nổi bật hơn so với chữ thường, mà vẫn đọc được, màu xanh đã được chọn."

Có những điều nhỏ bé, dù đó chỉ là màu sắc, song lại có thể thay đổi được hoàn toàn cục diện và mang lại nhiều điều thú vị. Bạn đã có trải nghiệm nào với màu sắc trong marketing?

Đáp án phần câu đố: Ví dụ 1: Facebook; Ví dụ 2: Google; Ví dụ 3: Flickr; Ví dụ 4: LinkedIn

Theo EQVN

Pin It
C. V. Ramannan

"Nếu một cơ hội đến với bạn thì hãy chớp lấy ... đừng nghĩ rằng rồi nó sẽ lại đến."

User Menu