customer-service-0822-12-1Các doanh nghiệp thường đưa yếu tố chú trọng đến khách hàng như là một phần trong triết lý kinh doanh của họ. Một số còn đưa cụm từ này vào những câu khẩu hiệu (slogan) đi kèm theo nhãn hiệu của mình.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy có khá nhiều doanh nghiệp chưa thật sự hiểu đúng thế nào là chú trọng đến khách hàng. Theo các chuyên gia tiếp thị, muốn chú trọng đến khách hàng, doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện tốt những điều sau đây.

1. Thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng. Càng hiểu biết khách hàng thì doanh nghiệp càng dễ giúp họ giải quyết các khó khăn đang gặp phải hơn. Nên nghiên cứu kỹ từng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang phục vụ, đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về họ. Những kiến thức về khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng trôi chảy hơn và nâng cao tỷ lệ chuyển khách hàng triển vọng thành khách hàng thực thụ.

2. Theo sát các mục tiêu của khách hàng. Để phát triển quan hệ sâu sắc và toàn diện hơn với khách hàng, doanh nghiệp phải làm cho họ thấy được mọi nỗ lực, hoạt động của mình luôn hướng đến mục tiêu giúp khách hàng hiện thực hóa các ý đồ, cả trước mắt lẫn lâu dài của họ. Trong trường hợp B2B (bán hàng cho doanh nghiệp), ngoài việc bán các giải pháp cụ thể, nên trao cho khách hàng một vài ý tưởng giúp khách hàng bán được hàng cho khách hàng của họ. Hãy hướng đến mục tiêu trở thành những đối tác lâu dài của khách hàng thay vì chỉ nhìn vào mục tiêu trước mắt là bán hàng. Doanh nghiệp sẽ lớn mạnh khi giúp được khách hàng của mình lớn mạnh.

3. Cố gắng giữ chân khách hàng. Đẩy mạnh bán hàng cho khách hàng hiện tại bao giờ cũng dễ dàng và ít tốn kém hơn việc đi tìm và nuôi dưỡng quan hệ với những khách hàng mới. Ngoài ra, những khách hàng trung thành cũng sẽ là những sứ giả quảng bá những điều tốt đẹp về doanh nghiệp với những khách hàng triển vọng khác, giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới và phát triển các cơ hội kinh doanh. Ngược lại, khi mất đi một khách hàng hiện tại, doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí và thời gian để tìm cho ra những khách hàng mới thì mới có khả năng giữ được mức doanh thu như trước.

4. Luôn tìm hiểu phản hồi của khách hàng. Doanh nghiệp không thể học từ những sai lầm hay thành công của mình nếu không chịu khó tìm hiểu phản hồi của khách hàng. Sau mỗi lần giành được thắng lợi hay thất bại trong kinh doanh, các lãnh đạo doanh nghiệp nên cùng đội ngũ nhân viên nhìn lại toàn bộ quá trình làm việc với khách hàng để rút ra nguyên nhân của thành công hay thất bại. Luôn lắng nghe và tìm hiểu phản hồi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện các điểm mạnh để nhanh chóng phát huy, cũng như các điểm yếu cần sớm khắc phục.

NHẤT NGUYÊN theo Inc - DNSGCT

Pin It
Elias Canetty

"Ta không biết điều gì sẽ xãy ra nếu mọi thứ đột ngột thay đổi. Nhưng liệu ta có biết điều gì sẽ xãy ra nếu không có gì thay đổi?"

User Menu