Thường thì người ta mới chỉ quen với thuật ngữ "Bom tấn" trong làng điện ảnh. Với GS Quelch - phù thủy markerting - lại cho rằng, bất kỳ một sản phẩm nào được nghiên cứu và phát triển hợp lý, cộng thêm một phương pháp marketing thích hợp cũng có thể tạo thành "Bom tấn".

"Bom tấn" - điều đồng nghĩa với doanh thu khổng lồ và tiếng vang toàn cầu

Một sản phẩm bom tấn đồng nghĩa với giá trị thương hiệu được khẳng định và doanh thu khổng lồ

Gần đây Chris Anderson đã cho ra đời một học thuyết mới tên là “The long tail” (Cái đuôi dài). Học thuyết này là một dấu hỏi đối với tầm quan trọng của những mặt hàng cực kỳ ăn khách (blockbusters) hay còn gọi là “bom tấn”.

 

Theo học thuyết của Chris Anderson, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách kinh doanh những mặt hàng đa dạng, sáng tạo thuộc nhiều ngành khác nhau bằng cách khai thác các thị trường thích hợp qua hệ thống mạng Internet.

 

Ví dụ, GlaxoSmithKline - Tổng Giám đốc Điều hành mới của một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, đã ví việc tìm kiếm những mặt hàng chủ đạo cũng giống như mò kim đáy biển. Ông cũng lo ngại rằng một công ty có thể đứng trước mối đe dọa rất lớn nếu chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ đạo do vấp phải tình trạng kiện cáo của đối thủ hoặc những thách thức về luật lệ.

 

Mặt khác, chủ tịch tập đoàn Warner Brothers (nổi tiếng với bộ phim Batman) lại đề cao tầm quan trọng của những quân át chủ bài và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội khai thác lợi thế của những bộ phim đã có tiếng vang trên toàn thế giới bằng cách tập trung vào những bộ phim lớn, hoành tráng hơn đòi hỏi nhiều nhiệt tâm hơn. Ông tin tưởng vào những bộ phim này và chiến lược của ông là xây dựng ngày càng nhiều những bộ phim như thế.

 

Ngành công nghiệp dược và phim ảnh đều có những điểm chung như: chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) rất cao, nhưng kết quả thì rất khó có thể đoán biết được.

 

Quá trình phát triển ý tưởng nghiên cứu chế tạo dược phẩm thường kết thúc không hiệu quả nhưng cũng có lúc mang lại kết quả không ngờ là những sản phẩm chủ đạo, đem lại hiệu quả lợi nhuận rất cao. Một số bộ phim có kinh phí ngân sách lớn lại thất bại, số khác thường thường, số khác thì lại đáp ứng được kỳ vọng.

 

Có thể CEO GlaxoSmithKline thực sự cho ta biết rằng ông không nhận thấy kết quả khả quan trong của “bom tấn” trong kênh phân phối dược phẩm. Trong một thị trường hội nhập, những thương hiệu “bom tấn” đáp ứng được nhu cầu phổ biến của khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 

Người tiêu dùng trên toàn thế giới sôi động chia sẻ những kinh nghiệm chung. “Bom tấn” cũng khuyến khích người bán hàng, đưa họ đến với khách hàng và thúc đẩy phân phối những sản phẩm khác trong hạng mục sản phẩm của một công ty.

 

Không chỉ trong lĩnh vực điện ảnh, bất cứ một thương hiệu nào cũng có thể "đóng nhãn" một
sản phẩm "bom tấn" nếu như biết R&D và marketing hợp lý

Một công ty nỗ lực tìm kiếm “bom tấn” tiềm năng và sau đó đầu tư vào marketing để biến tiềm năng đó thành hiện thực thì sẽ thu hút và giữ chân được các nhà khoa học và phát minh hàng đầu.

 

Dĩ nhiên, bất cứ công ty nào cũng cần một danh mục các dự án đầu tư phát triển, một số có thể dự đoán được doanh thu, số khác rủi ro mạo hiểm hơn.

 

Các dự án mang lại doanh thu sẽ chi trả cho các hoạt động thường ngày của công ty và quỹ nghiên cứu và phát triển R&D cho bom tấn tương lai. Inverness Medical Innovations là một ví dụ đã dùng vị trí số một trên toàn thế giới để hậu thuẫn cho nghiên cứu tiên phong về những chẩn đoán điện.

 

Theo đuổi sản phẩm “bom tấn” là rủi ro, nhưng không theo đuổi những sản phẩm này lại càng rủi ro hơn, vì khi đó bạn đã biến cả doanh nghiệp mình thành những người nô lệ suốt đời đi gom góp những cơ hội lẻ tẻ mà bỏ lỡ thời gian hình dung, theo đuổi và marketing một giải pháp chung cho những vấn đề toàn cầu.

Yếu tố nào tạo nên bom tấn?

Dưới đây là năm đặc trưng xác định “bom tấn”, hay còn gọi là năm yếu tố S’s. Những yếu tố này có quy tụ trong thương hiệu của bạn hay không?

 

Quy mô tuyệt đối.

Một sản phẩm “bom tấn” có ảnh hưởng mang tính chuyển đổi với một công ty và một ngành kinh doanh, thường mở ra một thị trường mới rộng khắp trên toàn thế giới. Bom tấn đột phá doanh thu và vượt khỏi mọi dự đoán.

 

Khoảng 100 thương hiệu dược phẩm mang lại doanh thu thường niên lớn hơn 1 tỷ USD. Hãng Procter & Gamble có khoảng 23 thương hiệu như vậy.

 

Harry Potter, cùng với những sản phẩm ăn theo, có thể được đánh giá là một thương hiệu bom tấn

Tốc độ.

Ngoài doanh số, tốc độ bán hàng còn có vai trò quan trọng không kém. Cần phải nhớ rằng bản thân bom tấn đã có sức mạnh phá huỷ toàn bộ mỗi trở ngại. Những thương hiệu bom tấn giải quyết nhu cầu bức thiết của khách hàng hiệu quả đến mức chúng có thể có được doanh thu tăng thẳng đứng theo hàng dọc. Viagra là một ví dụ.

 

Sự khan hiếm.

Một thương hiệu “bom tấn” thường có nhu cầu cao dẫn đến tình trạng khan hiếm trên thị trường. Hãy nhớ đến dòng người xếp hàng mua sản phẩm mới i-Phone. Sự có mặt và tốc độ xuất hiện của hàng giả là một minh chứng cho sự ưa chuộng các loại sản phẩm đó.

 

Sự bền vững.

Một thương hiệu “bom tấn” không phải chỉ là một kỳ tích ngắn ngủi. Nó là một món quà không ngừng được trao tặng. Intel’s Pentium Chip là một ví dụ. Hoặc bảy tập Harry Potter hay năm bộ phim kèm theo nó cộng thêm DVD và doanh số bán lẻ, các công viên giải trí. Trong thời đại quảng cáo, Harry Potter và những sản phẩm ăn theo đã đạt đến mức doanh thu 15 tỉ USD.

 

Tiếng vang.

Một “bom tấn” không chỉ đơn thuần đáp ứng các nhu cầu quan trọng. Nó đáp ứng những nhu cầu đó một cách sôi động và dễ dàng tiếp cận. Pfizer’s Lipitor không phải là sản phẩm giảm lượng cholesterol đầu tiên nhưng những nhà marketing tài ba đã đưa nó lên vị trí số một. Và, trong thế giới điện ảnh, hãy liên tưởng đến những hiệu ứng đặc biệt huyền ảo không thể quên trong loạt phim “Chiến tranh giữa các vì sao”.

 

Bạn có thể tìm ra thêm những nhân tố nào giúp hình thành một sản phẩm “bom tấn” không?

Theo HBV-TVN

 

Pin It
Ngạn ngữ Anh

"Có người đi hết rừng mà vẫn không tìm thấy củi"

User Menu