Bạn muốn có chiến lược tiếp thị kinh doanh online đúng đắn? Hãy loại bỏ 7 yếu tố dưới đây

31sk

1. Giao diện trang web bán hàng cũ kỹ

Internet không ngừng phát triển, và người sử dụng luôn mong đợi những gì tốt nhất. Nếu bạn vẫn đang sở hữu một trang web bán hàng với giao diện già cỗi, đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn sẽ mất đi giá trị nào đó khi người khác nhìn vào. Cách tốt nhất là hãy thiết kế lại nó, hoặc tân trang lại giúp giao diện được trực quan, tươi mới , với các chuyển hướng đơn giản, và một biểu tượng dễ nhận biết. Ngoài ra, cần tạo thêm phiên bản website phù hợp với cả các thiết bị hiển thị khác, như điện thoại di động, máy tính bảng, và máy tính xách tay. Đó là cách củng cố và tạo nền tảng vững chắc cho thương hiệu của bạn. Nếu chưa có, hoặc muốn đổi mới giao diện website bán hàng của mình, trong khi bản thân không thể tự tạo ra một trang web riêng cho mình.

2. Không có chiến lược nội dung

Chiến lược là nét đặc trưng của bạn, và việc triển khai nó cũng giống như một trò chơi. Việc thắng hay thua sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược ban đầu mà bạn đưa ra. Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu xem khách hàng của bạn muốn gì? Những gì họ cần, và những gì có thể thúc đẩy họ? Sau khi liệt kê tất cả các ý tưởng, bạn cần sắp xếp tổ chức lại thành các vấn đề và lên kế hoạch viết nội dung tiếp thị cho sản phẩm của mình và truyền tải đến người đọc nó. Nếu khách hàng nhìn thấy lợi ích của họ trong đó, chắc chắn họ sẽ tham gia kết nối với bạn và chia sẻ bài viết của bạn trên các phương tiện truyền thông.

3. Không sử dụng Email marketing khi tiếp thị sản phẩm bán hàng
Email marketing là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị thương hiệu. Nó có thể giúp xây dựng trang đích, và đưa ra các lời mời, hay quảng cáo có giá trị đến người dùng, nhằm thu hút được thêm khách hàng mới đến với bạn. Ngoài ra, khi sử dụng Email marketing, bạn có thể xây dựng những chiến lược nội dung với khách hàng của mình, tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công khi sử dụng Email marketing trong tiếp thị quảng cáo của mình.

4. Không có công cụ tối ưu hóa tìm kiếm SEO

Nếu không sử dụng công cụ SEO, sẽ có rất ít người, thậm chí chẳng có ai biết đến trang web của bạn. Bạn đang lo sợ sẽ không có nhiều người tiếp cận bài viết của mình? Đừng lo lắng điều đó. Việc sử dụng công cụ SEO với một chiến lược đúng đắn và các từ khóa phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng đưa bài viết của mình lên top trong thứ hạng tìm kiếm của Google, Bing, hay Yahoo.... Khi càng nhiều người click vào liên kết dẫn đến trang web của bạn, nghĩa là lượng truy cập vào website của bạn càng tăng lên. Trong số đó, sẽ có rất nhiều người sẽ là khách hàng tiềm năng mang lại doanh thu cho bạn.

5. Quá lãng phí tiền bạc vào các quảng cáo dạng pay-per-click

Để nhiều người biết đến bạn, tất nhiên việc chi phí cho quảng cáo là không thể không làm. Tuy nhiên, bạn nên sáng suốt trong chiến lược quảng cáo trực tuyến của mình, sao cho giữa chi phí bỏ ra và doanh thu mang lại được hài hòa nhất. Không chỉ đơn giản là ném một số tiền nhất định, có thể ít hoặc nhiều cho một quảng cáo nào đó là có thể mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để được hiệu quả, chúng ta cũng cần xét đến mục tiêu, đối tượng cần hướng đến, chi phí... để cân nhắc và đưa ra chiến lược phù hợp cho mình. Hãy là một doanh nhân thông minh, và đầu tư chi phí quảng cáo khôn ngoan, tránh bỏ ra chi phí một cách mù quáng, nhất là với dạng quảng cáo dạng pay-per-click mà không xem xét đến mục đích và hiệu quả mà nó mang lại.

6. Bỏ qua chiến lược xây dựng cộng đồng

Đó là một sai lầm nguy hiểm khiến bạn mất đi sự sáng tạo và những mối quan hệ tiềm năng cho việc kinh doanh của mình. Việc liên kết với cộng đồng tốt nhất nên được thực hiện thông qua các phương tiện xã hội phổ biến, như Facebook, Youtube, Twitter ... nhưng đừng phạm sai lầm khi spam các quảng cáo trên tường Facebook của những người dùng khác. Bạn cần phải tham gia vào các cộng đồng, và tự tạo riêng cho mình một Nhóm và thu hút người dùng theo dõi nó bằng các nội dung hài hước, hữu ích, và trực quan hấp dẫn , được đăng tải nhiều lần trong ngày. Phần lớn các nội dung chia sẻ trên mạng xã hội thường tập trung vào các chủ đề liên quan đến thương hiệu của bạn. Điều đó sẽ giúp mọi người nhớ đến thương hiệu của bạn hơn.

7. Không học hỏi

Chúng ta sẽ dễ đi vào bế tắc và thiếu sức sáng tạo nếu không thường xuyên học hỏi và trau dồi kinh nghiệm từ thế giới xung quanh. Hãy tạo cho mình thói quen đọc báo mỗi buổi sáng, nghe các bản tin kinh doanh, hay tham dự các hội thảo trực tuyến để tỉm hiểu những tư tưởng mới và kinh nghiệm tiếp thị có hiệu quả, và mang áp dụng vào thực tiễn trong doanh nghiệp của bạn.

Theo facestock.vn

Không ghi tác giả

Pin It
Theodore Levitt

"Không có cái ngành kinh doanh nào gọi là ngành dịch vụ cả. Chỉ có những ngành mà phần dịch vụ đóng góp nhiều hơn hay kém hơn các ngành khác. Mọi người đều làm dịch vụ"

User Menu