Kem là một món ăn được nhiều người ưa thích đặc biệt là giới trẻ, nhất là với thời tiết nắng nóng thường xuyên ở Việt Nam thì kem luôn nằm trong danh sách các món ăn giải nhiệt được nhắc đến nhiều nhất.

Không những thế, kem còn là tuổi thơ của rất nhiều người, từ tiếng chuông leng keng của những chiếc xe kem, hay những tiệm kem lâu đời như kem Tràng Tiền, Bạch Đằng thì sự xuất hiện nhanh chóng của những thương hiệu kem nổi tiếng từ nước ngoài đã khiến những người yêu kem có nhiều lựa chọn để trải nghiệm hơn.

Vậy thì các thương hiệu kem đang được nói đến như thế nào trên social media và với thị trường kem ngày càng “nóng” lên thì các thương hiệu đang có những hoạt động gì để quảng bá thương hiệu của mình trên social media? Trong bài viết này, Buzzmetrics Social Listening sẽ phân tích về Các chuỗi cửa hàng Kem trong thời gian 4 tháng đầu năm 2016, đào sâu vào hoạt động quảng bá thương hiệu cùng với các ý kiến của khách hàng trên social media về các thương hiệu này.

1. Số lượng và thị phần thảo luận của các chuỗi cửa hàng kem trên social media

Chiếm 40% tổng lượng thảo luận trên mạng xã hội, Baskin Robbins là chuỗi cửa hàng kem được nhắc đến nhiều nhất trên social media nhờ trang Facebook fanpage hoạt động hiệu quả với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Chuỗi cửa hàng kem Fanny đứng thứ hai với 23% lượng thảo luận, MOF chiếm vị trí thứ 3 với 9%; còn lại là các thương hiệu quen thuộc như “kem úp ngược” Dairy Queen gây sốt trong thời gian dài, kem cao cấp Haagen Dazs, kem Tràng Tiền nổi tiếng lâu đời ở Việt Nam...

kem

Nền tảng thảo luận của các chuỗi cửa hàng kem trên social media

Có thể dễ thấy Facebook là kênh tạo nhiều thảo luận nhất về các chuỗi cửa hàng kem. Bên cạnh đó, Baskin Robbins vàMOF còn có một lượng thảo luận trên Instagram, do 2 hãng kem này thường tổ chức các cuộc thi ảnh (photo contest).

kem2

2. Hoạt động của các chuỗi cửa hàng kem trên social media

Cả 3 chuỗi cửa hàng kem được nhắc nhiều nhất trên mạng xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016 đều có các hoạt động rất sôi nổi trên trang Facebook fanpage của mình. Tuy nhiên, lượng thảo luận của Baskin Robbins và Fanny tăng đột biến trong các khoảng thời gian 11-13/01 và 03-05/03 là nhờ được nhắc đến trong bài viết tổng hợp các món ngon, các tiệm kem nổi tiếng ở Hà Nội trên trang Facebook fanpage Địa Điểm Ăn Chơi Hà Nội và Địa Điểm Ăn Ngon Hà Nội, thu hút nhiều lượt chia sẻ và bình luận của người dùng.

Đây là lý do giải thích cho việc cả 3 chuỗi cửa hàng kem đều có trang Facebook fanpage hoạt động mạnh nhưng lượng thảo luận của MOF lại kém xa 2 đối thủ do hiện các chi nhánh chỉ có mặt tại TPHCM. MOF cũng nhận nhiều bình luận trên trang Facebook fanpage về yêu cầu mở cửa hàng tại Hà Nội từ người dùng.

kem2

Dưới đây là các hoạt động chính của các thương hiệu kem trên social media trong 4 tháng đầu năm 2016:

  • BASKIN ROBBINS: Hoạt động của chuỗi cửa hàng kem này tập trung vào các chương trình khuyến mãi dựa trên các dịp đặc biệt như Tết, Valentine, quốc tế phụ nữ 8/3, Pink Day (Thứ 4 hồng), chào mừng khai trương cửa hàng thứ 31... hay khuyến mãi đặc biệt dành cho nhóm đối tương học sinh – sinh viên. Bên cạnh đó là các hoạt động tương tác với fans như tổ chức cuộc thi ảnh trên Instagram và mini game trên Facebook fanpage.
  • FANNY: cũng có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, nhưng hai hoạt động nhận được lượng thảo luận cao nhất là chương trình Buffet kem định kỳ hàng tháng và mini game trên Facebook fanpage.
  • MOF: không có nhiều chương trình ưu đãi đa dạng cho khách hàng như Baskin Robbins và Fanny. Các hoạt động của MOF hầu hết đều để quảng bá cho combo theo mùa (Yokoso combo) như chương trình tặng quà cho khách hàng, mini game, cuộc thi ảnh... Điểm đặc biệt của sản phẩm – combo theo mùa tạo nên sức hút lớn khiến khách hàng muốn đến với MOF là: qua mùa sẽ không bán lại các món trong combo. Ngoài ra, việc khách hàng đến ăn, chụp ảnh và chia sẻ ý kiến tốt về món ăn giúp MOF có thêm nội dung quảng bá cho các món kem của mình.

kem3

3. Khách hàng nói gì về các chuỗi cửa hàng kem trên social media?

  • BASKIN ROBBINS: kem ngon là yếu tố tích cực được khách hàng nhắc đến nhiều nhất và việc có nhiều chương trình ưu đãi đa dạng đã góp phần thu hút khách hàng đến ăn kem ở Baskin Robbins; đặc biệt, chuỗi cửa hàng kem này còn được học sinh – sinh viên đánh giá là kem có giá rẻ mà chương trình khuyến mãi đặc biệt cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng giá kem cao và kem không ngon, cửa hàng hay hết kem (nhất là mùi trà xanh); bên cạnh đó, việc trang Facebook fanpage không giải đáp các thắc mắc của fans cũng như sử dụng hình ảnh trong các cuộc thi ảnh nhưng không ghi tên tác giả khiến nhiều fans bức xúc.
  • FANNY: giống như Baskin Robbins, kem ngon và có nhiều chương trình khuyến mãi là 2 yếu tố tích cực được nhắc đến nhiều nhất; thảo luận từ cực còn đến từ sự thích thú của khách hàng đối với chương trình buffet kem và việc các món kem được trang trí đẹp mắt cũng khiến khách hàng muốn đến ăn thử. Buffet kem nhận nhiều thảo luận tiêu cực do giá cao (có sự tăng giá trong khoảng thời gian này) và có nhiều ý kiến cho rằng ăn buffet kem khá phí vì không thể ăn nhiều như các món mặn.
  • MOF: được khách hàng đánh giá cao vì kem ngon và các món kem được trang trí đẹp mắt; cụ thể là các món trong combo theo mùa khiến khách hàng yêu thích. Giá cao là điểm trừ lớn nhất của MOF trong khi thương hiệu này cũng nhận một số phản hồi tiêu cực về Kem không ngon.

kem4

Nhung Nguyễn

Theo BrandsVietnam

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Marketing là một trận chiến về ý tưởng. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải có một ý tưởng hoặc là một thuộc tính của chính bạn để mà tập trung vào."

User Menu