Jeff Bezos sử dụng một chiếc bút màu đỏ khi xem thông cáo báo chí, mô tả sản phẩm, bài thuyết trình hay thư gửi cổ đông để gạch bỏ bất kỳ chữ nào rườm rà và không thân thiện với khách hàng.

truyền thông

Amazon đạt doanh thu gần 89 tỷ USD năm 2014, đây là năm thứ 19 công ty này đi vào hoạt động và hiện là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Cái tên Amazon được khách hàng yêu thích nhưng cũng là nỗi sợ hãi của nhiều đối thủ cạnh tranh. Thậm chí Amazon đã trở thành thuật ngữ kinh doanh một cách không chính thức và không hoàn toàn mang nghĩa tích cực.

Theo Brad Stone, tác giả cuốn sách "The everything store: Jeff Bezos and the age of Amazon", thuật ngữ To be Amazoned (Bị Amazone hóa) có nghĩa là phải bất lực đứng nhìn một công ty mới phất từ Seattle chiếm được khách hàng và lợi nhuận của công ty kinh doanh sử dụng mạng lưới phân phối truyền thống.

Với đa số mọi người, lịch sử của Amazon là một trong nhưng câu chuyện điển hình cho kỷ nguyên Internet. Từ một công ty khởi nghiệp khiêm tốn ban đầu chỉ bán sách trực tuyến trở thành đế chế phân phối bán lẻ bất cứ hàng hóa gì từ trang sức, quần áo, đồ dùng thể thao đến phụ tùng ô tô. Về sau Amazon đã tái định vị bản thân một lần nữa để trở thành một công ty công nghệ linh hoạt bán hạ tầng điện toán đám mây với tên gọi Amazon Web Services và những thiết bị kỹ thuạt số thiết thực có mức giá vừa phải như Kindle, Kindle Fire.

Tuy nhiên Jeff Bezos, người gầy dựng nên đế chế Amazon lại được biết đến là doanh nhân khó hiểu trong giới công nghệ. Brad Stone nhận xét Bezos là người giao tiếp cẩn trọng trong chính công ty mình, là người bí hiểm về những chi tiết trong kế hoạch kinh doanh, ông giữ suy nghĩ và mối quan tâm cho riêng mình. Bezos hiếm khi phát biểu tại hội nghị cũng như ít khi tham gia phỏng vấn truyền thông. Thậm chí, những người người mộ ông và thường xuyên theo dõi câu chuyện về Amazon vẫn mắc lỗi phát âm sai họ của ông (chính xác phải là "Bay-zone" thay vì "Bee-zone").

John Doerr, nhà đầu tư mạo hiểm đứng sau Amazon từ ngày đầu thành lập và là một thành viên trong hội đồng quản trị của công ty công nghệ này trong 10 năm đã đặt tên cho phong cách quan hệ công chúng có chừng mực của Amazon là "thuyết Bezos về truyền thông". Ông cho biết Bezos sử dụng một chiếc bút màu đỏ khi xem thông cáo báo chí, mô tả sản phẩm, bài thuyết trình hay thư gửi cổ đông để gạch bỏ bất kỳ chữ nào rườm rà và không thân thiện với khách hàng.

Tất cả mọi người nghĩ rằng chúng ta biết toàn bộ câu chuyện của Amazon, nhưng thực ra chúng ta chỉ biết đến những câu chuyện được kể lại, những dòng chữ trong thông cáo báo chí, bài diễn thuyết hay phỏng vấn mà Bezos không gạch đỏ.

Tác giả Brad Stone còn cho biết Jeff Bezos sẽ hoàn toàn chú tâm vào cuộc trò chuyện, không bao giờ tạo cảm giác ông đang bận hoặc bị phân tâm nhưng CEO này rất thận trọng và thường nói ngắn gọn súc tích. Một vài trong số những câu nói có sức sống lâu dền đến nỗi được tổng hợp thành tư tưởng hay vài câu trong đó được nhắc lại hơn cả thập kỷ.

Không khó để bắt gặp lại câu nói được xem như tư tưởng của Jeff như: "Chúng tôi thành tâm đặt khách hàng làm trung tâm, chúng tôi thành tâm hướng tới định hướng phát triển lâu dài và chugns tôi thành tâm hướng tới sáng tạo. Đa số các công ty khác không đề cao những vấn đề này. Họ tập trung vào đối thủ cạnh tranh hơn là khách hàng.

Họ luôn muốn hướng mục tiêu kinh doanh để trả cổ tức hai hoặc ba lần một năm, và nếu không thể tạo ra kết quả kinh doanh như vậy, họ sẽ chuyển hướng khác. Và họ thích trở thành người theo sau hơn là người sáng tạo dẫn đầu, bởi vì như vậy sẽ an toàn, giảm thiểu rủi ro. Nên nếu bạn muốn thực sự hiểu Amazon, thì đó là lý do tại sao chúng tôi khác biệt. Rất ít công ty hội tụ đủ cả 3 nhân tố trên."

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu