Android, Apple, Starbucks, Nasa và câu chuyện đằng sau logo của 4 thương hiệu lớn.
Android
Android được Google mua lại năm 2005, là hệ điều hành chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường hệ điều hành mạng di động toàn cầu (chiếm 79,3%). Có một điều thú vị là logo hình robot màu xanh của Android có thể chỉnh sửa hình dáng tùy theo người sử dụng. Đây là điểm đặc trưng thể hiện cho đặc tính là một hệ điều hành có mã nguồn mở của Android.
Có nhiều suy đoán về nguồn cảm hứng cho logo Android kể từ khi phát hành logo đầu tiên. Có người so sánh hình ảnh chú Robot xanh với robot R2D2 trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Star War. Một số khác lại cho rằng, robot Android là “mượn” hình ảnh một nhân vật trong một video game Atari là “Gauntlet: The Third Encounter”.
Irina Blok – nhà thiết kế ra logo Android – từng chia sẻ rằng: Logo này được thiết kế cho Android để sử dụng trên toàn cầu và logo này có thể tùy chỉnh. “Quá trình thiết kế rất đơn giản: chúng tôi đã nói chuyện với những người sáng lập của Android và đã làm một nghiên cứu trên toàn bộ android/robot theme.” Robot đã được lấy cảm hứng từ các hệ điều hành android. Họ khám phá một loạt các ngôn ngữ thị giác và phương hướng hình ảnh để từ đó thiết kế hình ảnh hoạt hình cho logo của mình. Có 2 nhà thiết kế làm việc này. Cuối cùng phác thảo của Blok đã được lựa chọn. Có một điều thú vị là biểu tượng được lựa chọn là biểu tượng đơn giản nhất. “Thực tế đây là bản phác thảo đầu tiên của tôi mà tôi tạo ra trong 5 phút và sau đó chúng tôi đã dành tuần để lên ý tưởng và phác thảo chi tiết hơn.” – Blok chia sẻ
Blok nói rằng ban đầu các mục tiêu thiết kế logo Android là tạo ra một hình ảnh đại diện thể hiện được các đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả góc độ là một hệ điều hành có nguồn mở) cũng như xây dựng một chiến lược để tạo ra sự kết nối cảm xúc với thương hiệu. Ban đầu, logo được thiết kế dành cho các nhà phát triển (tức là chỉ sử dụng cho các công ty phát triển phần mềm, không sử dụng logo này cho người dùng).
Nhưng sau đó, logo gây được tiếng vang mạnh mẽ với cả người tiêu dùng và các nhà phát triển nhưng Blok nói Google rằng việc thiết kế ra logo này được hình dung như ”… một điều gì đó giống như tiếp thị truyền thống (có vẻ) không có nhiều giá trị và không xứng đáng với sự chú ý, mong đợi (của công chúng)…“ vì vậy Blok và nhóm của mình đã đưa ra một phương pháp.
Nhóm của Blok đã ghim một tờ giấy có chứa các mẫu thiết kế logo khác nhau của Android (như hình trên) vào chiếc bảng được đặt trong các văn phòng của Google, nơi họ biết nó sẽ được chú ý và tạo ra sự bàn tán của các nhân viên của Google. Blok chắc chắn logo sẽ trở thành một hiện tương viral. Cô nghĩ ra chiến dịch này khi theo dõi một bức tượng logo khổng lồ Android lúc lái xe đi làm và băn khoăn rằng: “…làm thế nào để một cái gì đó bạn tạo ra có một cuộc sống riêng của chúng”.
Các bước tiếp theo trong quá trình phát triển logo của Android là các phiên bản thiết kế khác nhau trong Google. Các kỹ sư có thể ngồi “lãng phí” chất xám và thời gian để vẽ nghuệch ngoạc các hình hoạt hình, tạo ra các phiên bản thiết kế của riêng mình.
Những phiên bản được sản xuất bởi các kỹ sư của Google dường như có một chút vụng về
Blok nói màu xanh được sử dụng trong logo Android giá trị màu in chuẩn là 376C PMS với hex màu là # A4C639. Và nó: “… đã được lựa chọn bởi vì màu xanh đó nhắc nhở (chúng ta về một ) màu sắc hoài cổ và nó sẽ đứng ra chống lại nền tối.” Tuyệt vời.
Apple
Đầu tiên, chúng ta hãy một phân tích nhanh logo ban đầu, được thiết kế bởi người đồng sáng lập Apple, nhà thiết kế Ronald Wayne, vào năm 1976.
Thiết kế tạo liên tưởng đến hình ảnh của một bia gỗ (thực ra khá giống bia mộ hơn). Trong đó, Isaacc Newtown ngồi dưới gốc cây táo, chắc lúc đó định luật “vạn vật hấp dẫn” chưa ra đời và trái táo treo trực tiếp treo trên đầu Newtown.
Logo cũng có chứa một đoạn trích từ một tác phẩm của William Wordsworth chạy xung quanh viền “Newton… a mind forever voyaging through strange seas of thought…alone”(Newton … một tâm trí mãi mãi hành trình qua vùng biển kỳ lạ của suy nghĩ … một mình) và một biểu ngữ với dòng chữ ”Apple Computer Co.”. Ngoại từ sự phức tạp và màu sắc quá tối thì logo này còn mang tính chất bị động, bởi giống như Newtown đang ngồi đợi quả táo đó rơi xuống vậy (giống thằng cuội ngồi gốc cây đa). Logo bị đồn rằng Steven Jobs không bao giờ thực sự sử dụng logo này bởi ý nghĩa nó quá trí tuệ và không tượng trưng chính xác cho Apple.
Logo đầu tiên được thiết kế bởi Wayne chỉ thể hiện được một phần ý nghĩa thực tế của công ty và không đáp ứng được mong đợi của Jobs. “Hiện thân” của logo cuối cùng xuất hiện khi Jobs dùng bản thiết kế lại của Rob Janoff thay thế cho bản thiết kế của Wayne ngay trong năm 1976, năm mà Wayne sáng tạo ra thiết kế đầu tiên.
Wayne trả lời trong một cuộc phỏng vấn của CNN rằng: thực tế anh chưa bao giờ và không bao giờ mua một sản phẩm nào của Apple. Wayne sẽ không bao giờ chi bất kỳ khoảng tiền nào mà ông đã khó khăn kiếm được để đổi lấy các thiết bị đó và làm giàu cho Apple. Điều này cho thấy rằng vết thương do một thiết kế cũ nào đó gây ra luôn in sâu vào tâm trí của các nhà thiết kế.
Rob Janoff là nhà thiết kế logo đầu tiên của Apple đã đưa ra một hình ảnh giải thích được ý nghĩa của cái tên Apple hoàn chỉnh với dải cầu vồng và “nhát cắn” nổi tiếng. Trong một cuộc phỏng vấn với Revert To Saved vào năm 2011, Janoff một lần nữa cho thấy ảnh hưởng của Jobs trong yêu cầu thiết kế kỹ thuật:
“Tôi không có nhiều yêu cầu cho việc thiết kế logo, không gì khác hơn là “Đừng làm nó nhìn dễ thương”. Nhưng tôi biết các điểm bán hàng (điều tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm) của máy tính Apple và một trong những điều quan trọng nhất là khả năng màu. Với tôi, các sọc trên logo trông giống như các thanh màu sắc trên một màn hình. Còn về thứ tự của các sọc, tôi xin lỗi nhưng không có kế hoạch nào lớn, chỉ là tôi thích chúng theo cách đó. Và, tất nhiên, các sọc màu xanh lá cây sẽ được ở trên, nơi có lá … Nhát cắn có bề rộng giống với những nhát cắn vào một quả táo thực sự. Một “tai nạn” (lỗi sai) mà tôi khá hài lòng rằng chữ “byte” là một thuật ngữ máy tính.”
(“Quả táo căn dở” trong tiếng Anh là “a Apple with a bite” và từ “bite” phát âm giống với từ “byte”- một thuật ngữ quen thuộc trong công nghệ. Và khi thiết kế logo cho Apple thì Rob không có kiến thức về công nghệ và cũng không biết điều này, sự trùng lặp này được giám đốc sáng tạo của Apple chỉ ra cho anh)
Giải thích về ý nghĩa của nhát cắn, Rob nói rằng nhát cắn đó chỉ có ý nghĩa giúp cho logo nhìn giống quả táo hơn bởi khi nhìn xa, nếu ko có vết cắn đó thì logo nhìn giống một quả cherry hơn. Ngoài ra, vết căn còn thể hiện cho sự không hoàn hoản, luôn muốn vươn lên để hoàn thiện mình của Apple.
Sau đó, các logo sau của Apple chỉ đơn giản là một phiên bản nhỏ gọn của thiết kế này. Logo được thay đổi ngay sau khi Jobs quay trở lại với Apple. Ông đã bỏ các màu sắc sặc sỡ trên logo và thay thế bằng màu đơn giản hơn cho phù hợp với xu thế hiện đại. Lúc này, các sọc màu đã hoàn thành nhiệm vụ của mình sau 22 năm (từ 1976 đến 1998).
Starbucks
Logo màu nâu đầu tiên của Starbuck được thiết kế năm 1971 gợi đến phong cách tranh khắc gỗ Bắc Âu, đã miêu tả rõ ràng hình ảnh nàng tiên cá Melusine với khuôn ngực trần, có hai đuôi và có rốn. Logo được giải thích là có giá trị nghệ thuật liên quan đến thần thoại và lịch sử khá đặc sắc.
Trong cuốn sách “Pour Your Heart Into It: How Starbucks Built a Company One Cup at a Time”, Howard Schultz (ông chủ của hãng Starbuck) mô tả logo ban đầu này như một: “… tiếng còi báo động được bao quanh bởi tên gọi ban đầu của cửa hàng, ca-phê Starbucks, trà và hương vị. Ngực trần và Rubenesque, được cho là quyến rũ như chính cà phê vậy.”
(Rubenesque: là từ áp dụng cho một người phụ nữ hấp dẫn đầy đặn (thực ra là hơi béo, giống với những tranh vẽ thần thoại Hy Lạp); một người phụ nữ quyến rũ, xinh đẹp nhưng không phải là cơ thể gầy gò như hình ảnh phổ biến mà phương tiện truyền thông hiện nay hay xây dựng.)
Cho dù Schultz có giải thích chính xác ý nghĩa của logo, thực tế vẫn có nhiều ý kiến cho rằng logo đầu tiên của Starbucks có yếu tố “gợi dục”.
Những thiết kế lại vào năm 1987, 1992 và 2011 hình ảnh Melusine đã bớt gây tranh cãi hơn thông qua việc Starbuck loại bỏ tất cả các hình ảnh ngực trần và rốn nhưng vẫn giữ lại được một phần thiết kế gốc. Thiết kế năm 1987 được thực hiện bởi Dong Fast,hình ảnh nàng tiên ca đã kín đáo hơn với mái tóc dài che đi phần ngực đằng trước nhưng cái rốn vẫn còn. Màu sắc của logo đổi thành màu xanh lá cây (các nhà thiết kế dường như thích màu xanh lá cây). Đến tạn thời điểm này, đây vẫn là màu được Starbuck sử dụng cho logo của mình. Dong Fasst nói rằng :”Tôi thiết kế một logo màu xanh nguyên hình nàng tiên cá với một ý tưởng mạnh mẽ, đơn giản hơn. Chữ được vẽ tay và dựa vào font Franklin Gothix. Tôi đã trình bày với Howard bảng màu xanh và đỏ, và anh ấy đã chọn bảng màu xanh". Năm 1992, cái rốn đã biến mất. Hình ảnh thiết kế lại năm 2011, kỷ niệm 40 năm thành lập, thì hình ảnh nàng tiên cá được zoom lại gần hơn và gần như không nhận ra hai cái đuôi nếu bạn không xem những phiên bản trước đó.
NASA
Logo đầu tiên của NASA ra đời vào năm 1959 khi Ủy ban Tư vấn quốc gia về Hàng không (NACA) trở thành cơ quan phụ trách cả không gian và hàng không: Cơ quan Hàng không và Không gian quốc gia (NASA).
Sau khi Trung tâm nghiên cứu NASA Lewis thiết kế một con dấu chính thức cho cơ quan mới, người đứng đầu của trung tâm này, James Modarelli đã cách điệu của con dấu này để biến nó thành logo của NASA bằng cách đơn giản hóa các hình ảnh, chỉ để lại những ngôi sao, đường quỹ đạo màu trắng, mũi tên màu đỏ trên nền trời xanh và cuối cùng là thêm chứ NASA vào. Logo này được đặt tên là “The Meatball”.
Trong logo “Metaball”, quả cầu tượng trưng cho một hành tinh, các ngôi sao đại diện không gian, đường màu đỏ là một cánh đại diện cho hàng không và sau đó có đường quỹ đạo màu trắng của một tàu vũ trụ bay xung quanh mũi tên đỏ. Thật không may cho Modarelli, logo có màu sắc phức tạp nên gặp vấn đề khi in ấn và kéo theo đó là rất khó để nhân rộng.
Sau đó, nhóm thiết kế của NASA gồm Richard Danne và Bruce Blackburn thiết kế logo mới năm 1974 hiện đại hơn với cái tên “The Worm”. “The Worm” đơn giản với một dòng chữ màu đỏ và cách điệu chữ “A”.
Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm 2011 , Danne nói:
“The Metaball quá phức tạp, khó có thể tái sản xuất, và mang nặng hình ảnh “Buck Rogers”. Rõ ràng nó đã được sinh ra bởi hội chứng phi công cổ điển. Sự hào hứng và trí tưởng tượng đã chi phối trên tính logic và tính thực tế. Logo của chúng tôi thì hoàn toàn ngược lại: nó sạch sẽ, tiến bộ, có thể được đọc ở vị trí cách xa một dặm, và rất dễ dàng để sử dụng trong tất cả các phương tiện.”
(Buck Roger: là nhân vật hư cấu trong một bộ phim có nội dung về việc thám hiểm không gian của người Mỹ và đã trở thành một một phần quan trọng trong việc phổ biến văn hóa Mỹ.)
“The Worm” đã được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, hướng dẫn sử dụng của NASA và tàu không gian thực tế. Logo này giành đạt được “Giải thưởng thiết kế xuất sắc” của Giải thưởng Thiết kế của Tổng thống nhưng 17 năm sau đó, năm 1992, The Meatball trở lại.
Trong một cuộc đối thoại giữa Danne với Quản trị của NASA, tiến sĩ James Fletcher và Phó giám đốc của NASA, Tiến sĩ George Low, có đoạn đối thoại:
Fletcher: “Đơn giản là tôi thấy không thoải mái với những chữ cái, một cái gì đó là “mất tích.””
Low: “Vâng, chính là nét ngang của chữ A.”
Fletcher: “Và điều đó làm tôi bực mình.”
Low: ”Tại sao“?
Fletcher: (ngập ngừng) “Tôi chỉ không cảm thấy chúng xứng đáng với giá tiền đã bỏ ra của chúng ta”
Nhìn từ quan điểm thiết kế, sự lựa chọn đó thật thú vị: thay thế biểu tượng hiện thời bằng một biểu tượng mang đậm thẩm mỹ cổ điển trước đó là một bước đi táo bạo cho bất kỳ tổ chức nào. Cảm giác cổ xưa mà The Meatball mang lại có thể đã góp phần ảnh hưởng, nhưng không rõ đó có phải là ý định của những người phục hồi sử dụng The Meatball như log chính thức của NASA hay không.
Sau đó, Danne đã nói rằng:
“Các dự án về sau với NASA vẫn rất vui vẻ và cũng rất đau đớn, thậm chí sau rất nhiều năm này. Tôi gần như gần như không có gì để nói mỗi khi chúng tôi nói về nó. Sự chứng thực duy nhất Bruce và tôi nhận được chính là các nhà thiết kế và nhà báo trên khắp thế giới vẫn tiếp tục chến dịch và giữ cho chương trình của chúng tôi tồn tại. Không vì gì khác, cảm giác đó rất tốt. Và cái logo vẫn còn ngoài kia.... trên những con tàu vũ trụ trôi nỗi giữa không gian sâu thẳm"
Quá trình sáng tạo chính là quá trình phát hiện. Điều cốt yếu là bạn phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt về sản phẩm mà bạn đang quảng bá và điều quan trọng là phải hiểu được… các đề xuất giá trị. Sản phẩm của bạn như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh? Điều gì làm cho nó độc đáo? Từ đó … bắt đầu khám phá ngôn ngữ hình ảnh để truyền tải những giá trị này. Nó có thể là màu sắc, ẩn dụ, hoặc kiểu chữ. Về cơ bản thiết kế chính là việc di chuyển các yếu tố trên trang giấy để giúp bạn kể một câu chuyện.
Minh Nguyệt
(Theo VietIMG)