Hãy tạo ra một hình ảnh đại diện theo đúng cách và sau đó tất cả việc bạn phải làm là tập trung vào việc phục vụ khách hàng.

Khi tôi nhìn vào một công ty tự đại diện cho chính mình một cách lỗi thời và thiếu chuyên nghiệp (qua website hay tấm danh thiếp), sẽ tốn rất nhiều công để thuyết phục tôi rằng những gì tôi thấy là phần duy nhất lỗi thời và thiếu chuyên nghiệp của công ty đó. Vì thế hãy tạo ra một hình ảnh đại diện theo đúng cách và sau đó tất cả việc bạn phải làm là tập trung vào việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và tăng doanh thu bán hàng.

Hãy đứng trên phương diện của khách hàng thay vì dùng con mắt của một chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp. Lý do đơn giản là vì khách hàng chính là người bạn "lấy lòng" . Tôi sẽ chia sẻ với bạn điều gì khiến logo gây ấn tượng với tôi với tư cách là một người khách hàng bình thường (và tôi cũng không phải là dân thiết kế chuyên nghiệp).
Hãy bắt đầu với một ví dụ logo cực kì thành công mà chúng ta đã quá quen thuộc. Đó là logo Nike Swoosh (biểu tượng dấu ngoắc phẩy).

nike

Người sáng lập Nike, Phillip Hampson Knight vốn là 1 người làm thuê tại Mỹ. Yêu thể thao nên hằng ngày, anh thường chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Và cũng chính vì có nhu cầu sử dụng giày thể thao mà anh đã bỏ ra 500$ để buôn giày thể thao ngay trong gara ôtô của mình. Và ý tưởng này đã mang lại cho Knight danh tiếng, sự giàu có cùng đế chế hùng mạnh trị giá hàng tỷ đô la.

Nike vốn được đặt theo tên của một vị nữ thần có cánh tượng trưng cho chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp. Và logo Nike Swoosh được thiết kế vào năm 1972 và không hề phải thay đổi một chút gì từ ngày đó. Nếu để ý bạn sẽ thấy logo của Nike không có vẻ gì của thập kỉ 70 và cũng không phải điều chỉnh để đuổi kịp xu hướng theo thời gian. Điều đó thể hiện rằng logo của Nike truyền đạt sự ổn định, tinh tế và bền bỉ.
Tuy nhiên một logo thành công không chỉ bởi vì nó đẹp, hấp dẫn hay hợp thời mà đơn giản là nó thể hiện được chính xác doanh nghiệp là ai ?

Và một logo thành công thường dựa trên một vài tiêu chí chiến lược như:

Nó trông giống một logo. Logo có thể ở trên giầy, áo phông, hay ở góc trên cùng của bản báo cáo tài chính hay business card. Dù bạn có đặt nó ở đâu, Nike logo cũng thành công truyền đạt rằng nó là biểu tượng đại diện cho Nike. Logo đơn giản là cách ngắn nhất (shortcut) để nói cho người khác biết bạn là ai.

Kích cỡ không ảnh hưởng gì. Nike logo có thể bị thu nhỏ xíu trên vòng tay hay phóng to đại để chăng trên tường của sân vận động và vẫn trông rất gọn gàng. Nói cách khác, logo dù ở kích cỡ nào cũng cần trông giống nhau.

Màu sắc không quan trọng. Nike logo có thể in màu hay đen trắng mà trông làm mất đi ảnh hưởng của nó. Mặc dù Nike Swoosh logo không cố định trong màu sắc nhưng hãy giả sử Nike giống như nhiều thương hiệu khác chọn màu đặc trưng của riêng mình. Trong trường hợp đó thì rất quan trọng rằng logo vẫn phải trông ấn tượng khi mà đen và trắng là sự lựa chọn duy nhất.

Chỉ có một liên tưởng, kết nối duy nhất. Ý nghĩa của từ Nike chỉ là Nike. Nhưng nếu Nike chọn một từ nào đó không khó hiểu và trừu tượng thì có lẽ Nike đã phải phó mặc cho tên thương hiệu mình cho sự thay đổi trong quan niệm, sự liên tưởng của khách hàng. Nhiều từ ngữ hình ảnh thay đổi nghĩa theo thời gian (Hãy thử hỏi National Geographic và một cậu bé 19 tuổi "courgar" là cái gi, và bạn sẽ nhận được 2 câu trả lời rất khác nhau)

Không phải không có ý nghĩa. Nike thực ra là tên của thần Chiến Thắng trong thần thoại Hy Lạp và biểu tượng Swoosh đã truyền đạt một cách rất uyển chuyển sự chyển động và bay bổng. Chiến thắng, uyển chuyển và bay bổng là một phần quan trọng trong thể thao. Điều này nghe có vẻ trái ngược với sự "thiếu ý nghĩa" của từ Nike vừa để cập ở trên nhưng thực tế là không phải. Logo bản thân nó chả có ý nghĩa gì mấy trong đời sống trước khi sự ra đời của Nike. Chính Nike đã mang đến ý nghĩa cho nó theo cách Nike chọn.

Có thể tóm lại là một logo có những yếu tố kể trên sẽ truyền đạt được: sự ổn định (Stability), sự linh hoạt (Flexibility), tầm nhìn (Foresight) và chân chính (Integrity). Hầu hết khách hàng không cố tìm những tố chất này ở một logo nhưng chúng ta muốn tìm thấy chúng ở một công ty.

Theo saga.vn

Không ghi tác giả

Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu