Với một doanh nghiệp "ngoại đạo" như TGDĐ, việc lấn sân sang lĩnh vực thời trang bước đầu chỉ mang tính "thử nghiệm". Qua 6 tháng hoạt động, DN đã có thể đánh giá lại được về tiềm năng phát triển để quyết định đi tiếp hay dừng lại.
Mặc dù dư địa của dành cho các doanh nghiệp thời trang trong nước vẫn còn, nhưng thời trang có vẻ là một ngành "khó nhằn" khi nhiều ông lớn "đến rồi lại đi".
Cách đây 6 tháng, Thế giới di động ồ ạt khai trương 5 chuỗi cửa hàng thương hiệu thuộc nhóm AVA bao gồm: AVAFashion - chuỗi cửa hàng thời trang gia đình, AVASport - chuỗi cửa hàng chuyên đồ thể thao, AVAKids - chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé, AVAJi - hệ thống bán lẻ trang sức, AVACycle - chuỗi cửa hàng xe đạp dưới hình thức “shop in shop” tại hệ thống Điện máy Xanh.
Tuy nhiên, có vẻ tham vọng lấn sân vào mảng thời trang của ông lớn Thế giới di động đã sớm dừng lại.
Ngày 29/06, website AVAFashion.com của chuỗi AVAFahion đã chính thức ngưng hoạt động.
Liên hệ tổng đài của hệ thống AVA thì nhận được xác nhận về việc website AVAFashion đã ngừng hoạt động và cũng không còn có thể mua hàng thời trang ở cửa hàng
Chuỗi thời trang AVAFashion chuyên bán các sản phẩm thời trang nam và nữ như: Áo T- Shirt, áo Polo, quần Jeans, Kaki, váy đầm, đồ công sở… cùng các sản phẩm phụ kiện như vớ, khẩu trang, dây nịt, mũ nón… và thời trang trẻ em. với các sản phẩm quần áo nam, nữ, trẻ em.
CEO Đoàn Văn Hiểu Em tại thời điểm ra mắt đã cho biết "Dự định phát triển AVAFashion theo con đường của Zara và H&M: Đẩy mạnh R&D và thiết kế, sau đó đi thuê gia công. Đồng thời, AVAFashion sẽ cá nhân hóa phù hợp với hình thể của người Việt Nam hơn các nhãn hàng nước ngoài".
Hình ảnh bên trong cửa hàng AVAFashion
Tại thời điểm khai trương, AVAFashion có 04 cửa hàng tại các địa chỉ:
Nguồn: Life at MWG
Theo số liệu của Asia Plus, giá trị tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 5 - 6 tỉ USD (120.000 - 140.000 tỉ đồng).
Tuy được nhận định là ngành thời trang còn dư địa cho các doanh nghiệp phát triển thương hiệu Việt nhưng thực tế rất "khó nhằn" trước sự cạnh tranh mạnh từ hàng Trung Quốc và các thương hiệu lớn.
Với một doanh nghiệp "ngoại đạo" như Thế giới di động, việc lấn sân sang lĩnh vực thời trang bước đầu chỉ mang tính "thử nghiệm". Qua 6 tháng hoạt động, doanh nghiệp đã có thể đánh giá lại được về tiềm năng phát triển để quyết định đi tiếp hay dừng lại vì lợi ích chung của Tập đoàn.
Điều này phù hợp với quan điểm của Lãnh đạo Thế giới di động khi cho rằng việc đóng cửa hoặc mở cửa là bình thường, cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục. Cái nào kinh doanh không hiệu thì phải sắp xếp lại để phát triển tốt hơn.
Nhịp sống kinh tế