Coca-Cola là thương hiệu mới nhất hưởng ứng chiến dịch tẩy chay “Stop Hate For Profit” được khởi động bởi Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL), Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP), và các tổ chức khác.

Không chỉ riêng Facebook và Instagram, “ông lớn” ngành nước giải khát dự định sẽ dừng toàn bộ hoạt động quảng cáo trên mọi nền tảng mạng xã hội, bao gồm Twitter và YouTube trong vòng 30 ngày, tính từ hôm nay.

Z6

Ngày 27/6, CEO của Coca-Cola, ông James Quincey đưa ra thông báo chính thức trên website công ty: “Kể từ ngày 1/7, Coca-Cola chính thức ngừng sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm trong vòng ít nhất 30 ngày. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi sẽ tiến hành tái thẩm định các chính sách quảng cáo, và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh đó, chúng tôi mong đợi lời giải trình, hướng giải quyết, và sự minh bạch từ các đối tác truyền thông”.

“Chúng tôi mong đợi lời giải trình, hướng giải quyết, và sự minh bạch từ các đối tác truyền thông.”

Bên cạnh Coca-Cola, trước đó, chiến dịch còn nhận được sự ủng hộ từ hai tập đoàn lớn là Unilever và Verizon. Ngày 28/6, công ty nước giải khát đa quốc gia Diageo cũng đưa ra thông báo cắt ngân sách cho mọi hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội kể từ đầu tháng 7.

Ngày 26/6, CEO của Facebook, ông Mark Zuckerberg công bố hàng loạt các cải cách chính sách trong khi đối diện với làn sóng chỉ trích vì khả năng kiểm duyệt kém với những thông tin mang tính chất bạo lực, thù ghét và sai lệch. Ngoài ra, ông không có phản hồi nào về chiến dịch Stop Hate for Profit.

Đại diện của tổ chức phi lợi nhuận Color of Change, một trong những đơn vị khởi xướng chiến dịch Stop Hate for Profit, phát biểu: “Làn sóng này dự sẽ còn lan rộng và nhận được thêm nhiều sự ủng hộ từ các thương hiệu lớn, hiện nay đã có sự tham gia của Unilever và Verizon. Từ ngày 17/6, đã có hơn 100 doanh nghiệp hưởng ứng”. Chủ tịch của Color of Change, ông Rashad Robinson cho biết thêm hãng socola Hershey nổi tiếng cũng chính thức gia nhập vào làn sóng tẩy chay.

Z7

Tuy nhiên, tác động của chiến dịch tẩy chay này có thể không cao vì doanh thu chính của Facebook đến từ hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện Facebook chia sẻ với The Verge: “Chúng tôi đầu tư hàng tỉ USD mỗi năm nhằm nâng cao hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, và hợp tác với các chuyên gia liên tục kiểm duyệt, cập nhật chính sách mới cho nền tảng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có hoạt động thanh tra nhân quyền và đã loại bỏ 250 tổ chức có xu hướng kỳ thị chủng tộc khỏi hai nền tảng Facebook và Instagram. Hơn nữa, đầu tư vào AI giúp Facebook lọc được gần 90% phát ngôn thù địch.

Theo báo cáo của EU, khả năng đánh giá các phát ngôn thù địch trong vòng 24 giờ của Facebook còn cao hơn cả Twitter và YouTube. Bằng cách hợp tác với các tổ chức nhân quyền, GARM, và các chuyên gia khác, Facebook không ngừng cải tiến và phát triển các tính năng, công nghệ, và chính sách để mang lại trải nghiệm an toàn và mượt mà hơn cho người dùng”.

Chiến dịch Stop Hate for Profit vừa khởi động đã được ủng hộ bởi các thương hiệu thời trang thể thao như The North Face và Patagonia. Tiếp theo sau là sự tham gia của hàng loạt các doanh nghiệp lớn tại Mỹ: hãng kem Ben & Jerry’s, nhà phân phối phim Magnolia Pictures, và Honda.

Z8

Trong thư ngỏ gửi đến các nhà quảng cáo toàn cầu, ADL đã cung cấp nhiều bằng chứng với những số liệu rõ ràng, chỉ ra lỗ hổng trong chính sách và khả năng kiểm soát yếu kém của Facebook.

Trích từ dòng quảng cáo của Stop Hate for Profit trên nhật báo Los Angles Times: “Hôm nay, chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết đứng lên vì sự tự do, bình đẳng và công lý nước Mỹ, hãy ngưng mọi hoạt động quảng cáo trên Facebook trong tháng 7 tới. Hãy cho Facebook biết rằng lợi nhuận họ kiếm được không phải để quảng bá cho sự thù ghét, cố chấp, sự thù địch, hay hành vi bạo lực”.

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: The Verge

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Marketing là một trận chiến về ý tưởng. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải có một ý tưởng hoặc là một thuộc tính của chính bạn để mà tập trung vào."

User Menu