Điểm chung về thành công của Tesla trên mảng xe hơi chạy điện, Apple trên thị trường smartphone/tablet và Amazon trên thị trường điện toán đám mây là cả 3 ông lớn này đều đặt cược 100% vào tầm nhìn tương lai của mình. Không phải vô cớ mà tỷ phú Elon Musk đã từng rất nhiều lần được so sánh với Steve Jobs.

chiến lược thành công

Tesla Model S.

Vài năm sau khi nhà sáng lập của Apple cách mạng hóa toàn bộ thế giới di động, Musk "giáng cho ngành sản xuất xe hơi Hoa Kỳ một cú tát tỉnh cả người" (trích lời cuốn tiểu sử về Elon Musk do tác giả Ashlee Vance thực hiện). Sau nhiều năm liền thử nghiệm một cách hời hợt với các công nghệ xe hơi chạy điện, sự kiện ra mắt "gây sốc" của Tesla Model S đã khiến cho ngành xe hơi hơn 120 năm tuổi phải chạy theo một công ty có mới chỉ tồn tại được vỏn vẹn 12 năm.

Thành công của Tesla có phần giống với thành công của Apple (mảng di động) và Amazon (trên mảng điện toán đám mây): cả 3 ông lớn này đã tỏ ra hoàn toàn kiên quyết với tầm nhìn của mình và không chấp nhận các giải pháp mang tính "thỏa hiệp" ở giữa.

Hãy cùng nhìn lại sự dũng cảm đã làm nên thành công của 3 tên tuổi này qua bài phân tích dưới đây của trang tin ReadWrite do VnReview chuyển ngữ:

Apple: Cảm ứng là tất cả

bí quyết thành công, thương hiệu

Thế giới đã từng chờ đợi Apple ra mắt một chiếc iPod có khả năng gọi điện "ăn theo" BlackBerry. Ảnh: một mẫu thiết kế thử của các cư dân mạng trước khi iPhone ra đời.

Chiếc iPhone của Apple rõ ràng là thành công khổng lồ nhất trong lịch sử ngành di động nói riêng và toàn bộ ngành hi-tech nói chung. Ấy vậy mà vào ngày ra mắt của chiếc iPhone vào năm 2007, không ai dám khẳng định chắc chắn rằng chiếc iPhone sẽ thành công cả.

Lúc đó, Apple đã từ bỏ hoàn toàn một phần không thể thiếu đối với điện thoại di động và smartphone thời điểm ấy: bàn phím vật lý. Với vị thế thống trị của BlackBerry trên thị trường smartphone khi đó, nhiều người đã nghĩ rằng Steve Jobs đã quá sai lầm khi ra mắt một chiếc điện thoại không thể hỗ trợ tốt cho công việc vì không chỉ có bàn phím và thậm chí còn không đi kèm bút stylus. Đó là còn chưa kể màn hình cảm ứng kích cỡ lớn khiến cho iPhone trở nên vô cùng mỏng manh so với tiêu chuẩn cùng thời và cũng chỉ đạt thời lượng pin 1 ngày trong khi người dùng đã quá quen với pin 3 ngày hoặc 1 tuần.

Nhưng chiếc iPhone đã nhanh chóng vượt qua sự hoài nghi của cả giới chuyên môn lẫn một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Tầm nhìn đi trước thời đại của Steve Jobs tỏ ra hoàn toàn đúng đắn khi người dùng phổ thông nhanh chóng chạy theo màn hình cảm ứng cỡ lớn và trải nghiệm dễ sử dụng của iPhone (và sau này là Android).

thương hiệu, chiến lược

Nhưng tầm nhìn của Apple thì luôn gắn với màn hình cảm ứng cỡ lớn. Ảnh chụp một sản phẩm mẫu của Apple.

Bài học thành công về iPhone tiếp tục được Apple áp dụng một cách đúng đắn lên iPad. Khi chiếc máy tính bảng này ra đời vào năm 2010, người ta cười chê Apple vì ra mắt một chiếc "iPhone phóng to" chẳng có mấy ý nghĩa thiết thực. Câu hỏi lớn nhất lúc đó là "Có laptop thì mua iPad làm gì?" đã nhanh chóng được Apple trả lời, vẫn với trải nghiệm sử dụng vô cùng tiện lợi, dễ dàng trên nền cảm ứng. Cho dù doanh số iPad nói chung và tablet nói riêng đã sụt giảm khá nhiều trong những quý gần đây, nhưng phải thừa nhận Steve Jobs đã một lần nữa mở ra một phân khúc sản phẩm mới cho cả người tiêu dùng lẫn ngành công nghệ.

Liệu Apple có thể đạt đến vị trí như ngày nay nếu như Steve Jobs và Jony Ive cố tìm cách lắp ráp thêm một chiếc bàn phím vật lý vào iPhone? Có lẽ, một chiếc iPhone như vậy đã rất xấu xí, khó sử dụng và cũng sẽ chỉ là một bản sao mờ nhạt của BlackBerry mà thôi.

Tesla: Kiên quyết nói không với hybrid!

bí quyết thành công, thương hiệu

Tesla Roadster đưa công ty của Elon Musk lên dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất một chiếc xe hơi chạy điện "nghiêm túc".

Tesla không phải là tên tuổi đầu tiên sản xuất xe hơi chạy bằng năng lượng điện, nhưng tất cả những chiếc ô tô điện đi trước Tesla Roadster đều chỉ là các sản phẩm "nửa mùa", chạy cả động cơ xăng lẫn động cơ điện. Ví dụ điển hình về những chiếc xe này là Toyota Prius, một chiếc xe không chỉ xấu xí mà còn quá chậm chạp.

Tesla thì không như vậy. Yếu tố đầu tiên mà Elon Musk và đồng sự tìm cách giải quyết vẫn là sức mạnh của động cơ và trải nghiệm lái. Chiếc xe đầu tiên được Tesla ra đời trong sự chứng kiến của nhiều người nổi tiếng (bao gồm cả "Kẻ Hủy Diệt" Arnold Schwarzenegger) là một chiếc roadster có thiết kế khỏe khoắn và tốc độ tối đa bị giới hạn ở mức 201 km/h. Tiếp bước Tesla Roadster, Musk ra mắt chiếc sedan Model S không chỉ sang trọng mà còn mạnh mẽ hơn cả Roadster với vận tốc tối đa 249 km/h và khả năng tăng tốc từ 0 – 97 km/h trong vòng 2,8 giây, đứng thứ 13 thế giới về khả năng tăng tốc.

bí quyết thành công, thương hiệu

Tesla không chỉ dừng lại ở một chiếc xe mà còn làm tất cả những gì có thể để tạo ra một trải nghiệm ô tô điện hoàn hảo. Các trạm sạc của công ty này phủ sóng toàn nước Mỹ.

Khi đã tạo ra một chiếc xe thân thiện với môi trường được tất cả mọi người thèm muốn, Elon Musk cũng liên tục thúc đẩy quá trình xây dựng một hệ thống sạc pin tốc độ cao hoặc thay pin tại chỗ cho những chiếc Model S. Trong con mắt của vị tỷ phú từng được nhiều người coi là "Steve Jobs thứ hai" này, những chiếc xe hơi chạy động cơ hybrid chỉ là những sản phẩm mang tính thỏa hiệp nửa mùa, cố gắng dùng động cơ điện để thâu tóm người dùng có ý thức về môi trường đến với xe chạy xăng.

Tầm nhìn cứng rắn của Musk đã nhanh chóng làm thay đổi cả thế giới xe hơi: Sau tiếng vang của Tesla, các hãng sản xuất lâu đời cũng đã rục rịch nghiên cứu chế tạo các mẫu xe hybrid và xe chạy điện hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, cụm từ "động cơ điện" trở thành đích đến trong một đua cạnh tranh khốc liệt có phạm vi toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô.

Amazon: Đám mây "thực thụ"

bí quyết thành công, thương hiệu, amazon

Ít ai nghĩ rằng một công ty chuyên bán lẻ lại có thể tạo ra hạ tầng số 1 trong lĩnh vực điện toán đám mây đang rất "hot" hiện nay.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, bộ phận IT trong các doanh nghiệp thường là những người hết sức bảo thủ và không chấp nhận thay đổi. Suy nghĩ "cái gì không hỏng thì đừng sửa" ăn rất sâu vào tiềm thức của những người làm hệ thống, và trừ khi họ cần giải quyết vấn đề nào đó mà hệ thống cũ không đáp ứng được thì các doanh nghiệp cũng sẽ tìm cách lẩn tránh các thay đổi đối với cơ sở hạ tầng IT của mình.

Bất chấp suy nghĩ đó, Amazon Web Services (AWS - nhóm dịch vụ điện toán đám mây của Amazon) hiện đang là một trong những "cơn sóng" lớn nhất của mảng dịch vụ doanh nghiệp.

Điểm khác biệt của AWS so với các nền tảng khác là đám mây của Amazon là một đám mây "thực thụ", nơi gần như tất cả các yếu tố của hạ tầng IT đều được triển khai qua nền web. Rất nhiều người đã đặt ra những hoài nghi đối với mô hình này, bao gồm cả những lo ngại về bảo mật cho đến hiệu năng. Nhưng, những lợi thế khổng lồ về sự tiện dụng và chi phí tiết kiệm đã giúp cho AWS ngày càng trở thành lựa chọn tất yếu của tương lai.

bí quyết thành công, thương hiệu, amazon

Amazon Web Services là một minh chứng khác cho thấy nhà sáng lập, CEO Jeff Bezos của Amazon là một người đi trước thời đại.

Với trị giá 5 tỷ USD, mảng dịch vụ đám mây của Amazon vẫn còn thua kém nhiều so với khoản tiền hàng trăm tỷ USD mà các công ty dành ra để mua trung tâm dữ liệu và bản quyền phần mềm về để tự xây dựng đám mây cho riêng mình. Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho Amazon, bởi tiềm năng phát triển cho AWS vẫn còn là rất lớn. Hiện tại, trị giá mảng Web Services của Amazon đang cao gấp 10 lần tổng trị giá của... 14 đối thủ cạnh tranh đứng ở các vị trí tiếp theo.

Kết luận

Không phải bất cứ sáng tạo nào cũng đều là thông minh, và không phải sáng tạo thông minh nào cũng đều thành công. Ngay cả Apple cũng hiểu rất rõ điều này: công ty do Steve Jobs sáng lập hiện vẫn còn hàng trăm bằng sáng chế chưa dùng tới, và để sáng tạo ra các sản phẩm như iPhone và iPad, các nhân viên thiết kế của Apple cũng đã loại bỏ hàng trăm ý tưởng để có thể đưa ra sản phẩm cuối hoàn thiện nhất, hợp lý nhất.

bí quyết thành công, thương hiệu, xe điện

Nhờ có Tesla mà xe chạy điện bỗng dưng trở thành tâm điểm của các hãng xe hơi lớn. Trong ảnh: Mercedes F 105 tại CES 2015.

Nhưng một khi đã mang tầm nhìn về tương lai, bạn phải đủ dũng cảm để bỏ qua những sản phẩm mang tính thỏa hiệp nằm giữa tầm nhìn của bạn và những gì thế giới đang có. Thành công lớn của những gã khổng lồ Tesla, Apple và Amazon Web Services là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy để có được chiến thắng áp đảo, bạn không chỉ cần có tầm nhìn đi trước thời đại mà còn phải biết thực sự kiên quyết theo đuổi tầm nhìn đó. Và đó cũng là lý do vì sao những tên tuổi này cũng là những câu chuyện thành công ý nghĩa nhất mà chúng ta sẽ còn nhắc đến nhiều lần trong tương lai.

Theo Vnreview/Read Write

Pin It
Peter F. Drucker

"Doanh nghiệp tồn tại vì người tiêu dùng chịu trả tiền. Bạn kinh doanh mà làm cho khách hàng hài lòng, thì như thế không chỉ là marketing, còn hơn cả marketing."

User Menu