Đã từng có một thời tôi yêu em nhưng mọi thứ đã đổi thay. Bài viết dựa trên những chia sẻ của Brandon Dean, một fanboy trung thành của Sony.

Tôi không phải là một fanboy mù quáng, có nhiều lý do chính đáng khiến tôi thích điện thoại Sony. Các smartphone dòng Z có thời lượng pin tốt, thiết kế mỏng, chống nước đi trước hầu hết các smartphone khác trên thị trường và máy ảnh có thể tạo ra các bức ảnh chất lượng tốt.

Tôi đánh giá cao thiết kế của Sony, họ là một trong số ít nhà sản xuất thực sự đi theo xu hướng tối giản. Smartphone dòng Z đầu tiên ra mắt vào năm 2011 là một thiết bị chắc chắn, không có gì để chê. Khi đặt trên bàn nó đẹp một cách đơn giản và trông giống như tới từ một tương lai gần.

Nhưng trong những năm tiếp theo với sự ra mắt của các mẫu smartphone dòng Z mới, Sony dường như tự bắn vào chân mình và đôi khi họ thậm chí chẳng còn có chân nữa. Thất bại của họ không chỉ liên quan tới phần cứng hiện tại mà còn là do chiến lược kinh doanh của họ trong vài năm qua.

sony

Sony đã từ bỏ marketing

Sony dường như không chi tiền cho quảng cáo và đa số chi phí dành cho marketing của hãng này được đổ vào các sự kiện thể thao. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy thương hiệu "XPERIA" xuất hiện trên tấm lưới trong các sân quần vợt hoặc trên bảng quảng cáo trên sân của một giải đấu bóng đá. Nhưng đây không phải là cách marketing hiệu quả cho smartphone, nó không thúc đẩy bất cứ sự tương tác nào giữa người tiêu dùng và sản phẩm của hãng. Bạn không thể nhìn thấy smartphone trong những quảng cáo kiểu này.

Các quảng cáo trên TV thậm chí còn tệ hơn. Họ không bao giờ tạo ra được một hoặc hai quảng cáo xuất sắc và chẳng bao giờ họ cho người tiêu dùng thấy được những điểm mạnh và những điểm nổi bật của smartphone mới so với thế hệ trước hoặc với đối thủ cạnh tranh. Các nhân vật trong quảng cáo thường rảnh rỗi quá mức, cứ như thể họ là những giám đốc 30 tuổi đang trong kỳ nghỉ. Xem quảng cáo dưới đây bạn sẽ hiểu những điều tôi nói.

Quảng cáo có phần nhàm chán của Sony

Sony đã từ bỏ thị trường Mỹ

Là một tập đoàn sở hữu một công ty giải trí, một mảng kinh doanh được xây dựng trên các cuộc đàm phán trong các căn phòng ngẫu nhiên, nhưng thật kỳ lạ Sony rất yếu kém trong việc thỏa thuận với các nhà mạng Mỹ. Sony không bao giờ có được những gì mà một công ty nhỏ như HTC cũng có thể giành được, smartphone One của HTC chẳng bị sửa đổi gì mấy trên các nhà mạng khác nhau.

Cứ mỗi năm trôi qua, Sony lại càng suy yếu tại thị trường Mỹ. Không đàm phán được với nhà mạng, Sony đã phải chọn cách phân phối Xperia Z5 unlocked tại Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra nhiều tiền để sở hữu một smartphone của Sony. Trong khi đó, họ chỉ cần bỏ ra rất ít tiền cho một smartphone cao cấp của Samsung, HTC hay thậm chí cả Apple với hợp đồng hai năm với nhà mạng.

Bên cạnh đó, Sony đã vô hiệu hóa cảm biến vân tay trên các mẫu smartphone mà hãng này phân phối tại Mỹ. Nó vẫn còn trong smartphone nhưng phần mềm firmware đã vô hiệu hóa nó. Nhiều người tin rằng Sony đã gặp vấn đề liên quan tới bằng sáng chế tại Mỹ nên buộc phải vô hiệu hóa cảm biến vân tay. Nó phản ánh sự thiếu linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh của Sony. Tại sao Sony lại không sử dụng một cảm biến vân tay khác cho các mẫu smartphone phân phối tại Mỹ hoặc xin phép cấp quyền sáng chế cho cảm biến vân tay đã sẵn có trong smartphone mà lại chọn vô hiệu hóa, buộc khách hàng phải gánh chịu hậu quả? Thật khó hiểu.

sony1

Sony đã từ bỏ việc cung cấp "The Best of Sony"

Chiến lược của Sony với sự ra mắt của dòng X gần đây là cố gắng vắt từng giọt lợi nhuận từ nhóm khách hàng đã bị thu hẹp hơn bao giờ hết của họ. Dòng Z luon được đánh giá là "The Best of Sony". Chúng được trang bị cảm biến camera mới nhất, tốt nhất của Sony, công nghệ màn hình tiên tiến nhất của Sony... Trái lại, dòng X sẽ thay thế dòng Z với một cái gì đó khá hơn.

Tuy vậy dòng X của Sony lại tụt hậu so với các đối thủ trong rất nhiều khía cạnh và thậm chí khả năng chống nước (tính năng mà Sony luôn đi tiên phong trong các mẫu siêu điện thoại Android) lại bị loại bỏ. Và thật khôi hài, tính năng NFC trên dòng X của Sony lại hoàn toàn vô dụng. Thay vì đặt phía sau như trước chẳng hiểu sao Sony lại chuyển sang đặt chip NFC ở mặt trước. Vì vậy, người dùng sẽ chẳng thể sử dụng NFC khi không biết điều gì đang diễn ra trên màn hình. Và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn tại Mỹ khi dòng X ở quốc gia này bị khóa cảm biến vân tay.

Bạn phải nhập mã pin trên màn hình để sử dụng Android Pay nhưng màn hình thì lại đang bận ốp vào thiết bị thanh toán để kết nối NFC. Thật khôi hài.

Và điều tồi tệ nhất đó là giá của dòng X được đặt như thể nó đang cạnh tranh với các smartphone cao cấp của đối thủ. Những smartphone này có màn hình tốt hơn, RAM cao hơn, cảm biến vân tay và camera tốt hơn so với dòng X của Sony. Nhưng chẳng hiểu sao Sony vẫn tự tin đặt giá 700 USD cho Xperia X Performance, cao hơn cả HTC 10, LG G5 hay Samsung Galaxy S7. Đây là một mức giá không tưởng cho một smartphone 3 GB RAM, không có cảm biến vân tay, NFC ở vị trí vô dụng và màn hình độ phân giải 1080p. Sony đang làm cái quái gì vậy?

Tôi không thể yêu một người không cố gắng như em được nữa Sony ạ!

Tôi đã lên kế hoạch nâng cấp chiếc Z3 của mình lên một smartphone Sony mới vào mùa hè năm nay khi Sony tiếp cận thị trường Mỹ một cách nghiêm túc và các nhà mạng giới thiệu smartphone Sony cao cấp cùng các gói hỗ trợ. Bằng cách này tôi có thể trải nghiệm smartphone mới của Sony mà không phải tốn nhiều tiền.

Dẫu vậy, khi Sony chọn con đường duy nhất là bán smartphone unlocked với giá cao tại Mỹ thì tôi không còn lý do gì để chờ đợi nữa. Smartphone hiện tại của họ không bao giờ có thể đọ sự cao cấp với các đối thủ.

Mảng smartphone của Sony hiện tại chỉ còn là cái bóng của chính nó. Câu hỏi lớn nhất mà tôi đặt ra bây giờ là: Sony ơi, tại sao bạn vẫn còn quan tâm tới việc sản xuất điện thoại trong khi bạn chẳng bao giờ nghĩ tới việc tìm cách nhận thức rõ ràng về thị trường và người tiêu dùng?
Sony - tượng đài đổ vỡ

Theo Genk/Trí thức trẻ

Pin It
Mr. Tut-Tut

"Kẻ khôn thì thường hay lo, tớ trung thì thường hay chăm chỉ"

User Menu