marketingchienluoc.com - “Này anh bạn, tôi trả tiền cho anh để thiết kế logo của của tôi…hãy làm nó lớn hơn” , tôi chắc chắn rằng hầu hết những chuyên viên thiết kế logo đều đã gặp những tình huống mà khách hàng đưa ra những lời đề nghị như thế.
Đơn giản chỉ vì họ nghĩ rằng khi đã trả tiền, họ có quyền yêu cầu một thiết kế logo lớn hơn và nhét đầy thông tin – càng nhiều càng tốt. Những gì mà khách hàng không nhận ra là họ không đặt hàng một cái bánh hamburger Bic Mac đầy màu sắc, mà là sự nhận diện cho công ty.
Lớn hơn không phải luôn luôn tốt hơn
Nhiều khách hàng tranh cãi với những chuyên viên thiết kế logo,cho rằng nếu logo lớn sẽ dễ gây ra sự chú ý đối với những khách hàng tiềm năng của họ . Không cần thiết như vậy, logo lớn không có nghĩa là một logo tốt hơn. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng thiết kế logo đóng một vai trò tối quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả thị giác của một thương hiệu, nhưng điều đó không có nghĩa là bản thân logo nên được thiết kế thật lớn để tạo ra ảnh hưởng.
Đừng dồn quá nhiều thứ lên logo
Bạn nhớ lại xem, Có khi nào bạn xem một chương trình trên TV, như một trận bóng đá, hay một chương trình thể thao được tài trợ , bất ngờ một logo thật lớn bất ngờ hiện ra trên góc TV che mất bảng tỉ số? Những logo lớn hơn chỉ làm cho những khách hàng tiềm năng của bạn xao lãng thêm khi chúng được quảng cáo. Mặc dù bạn muốn logo của bạn trông nổi bật trên bảng quảng cáo, bạn có lẽ không muốn khách hàng nghĩ về nhãn hiệu của bạn như là một logo làm người khác phát cáu, nhiễu sự và thật tồi tệ.
Thêm khoảng trống cho nội dung thông điệp
Thay vì “sáng tạo” ra một logo có kích cỡ ngoại hạng, những công ty tốt nhất là nên tập trung vào thông điệp muốn truyền tải. Tức là, công ty nên chú trọng vào thông điệp đi cùng với thiết kế logo trong quảng cáo. Một logo trung bình với nội dung chứa đựng sinh động có thể tạo ra ấn tượng tốt nhất đối với khách hàng.
Càng nhiều khoảng trống, càng nhiều nền tương phản ( Negative Space)
“ Có quá nhiều khoảng trống trong mẫu thiết kế này, vui lòng lấp đầy nó với cái gì đó đi”. Hầu hết các công ty nghĩ như thế khi họ nhìn thấy một logo với rất ít thành phần thiết kế và nhiều khoảng trống. Họ cho rằng những khoảng trống đó là vô dụng và không phải là thuộc tính của thiết kế logo. Những điều họ nên được biết, đó là một logo đơn giản có thể mang trong đó một thông điệp ẩn ý, một “Nền tương phản”làm nổi bật nội dung , qua đó truyền tải thông điệp một cách sáng tạo tới khách hàng.
Một số mẫu logo rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tương phản cao :
1 HERE 1 THERE
8 Fish |
Art Wild |
510 |
Nest |
Okey Design |
California Red Wine Society website |
69 Corner |
Casa Timis |
Sit |
Cattle |
Treacy |
Grace Hospice |
Down |
Everest |
HandsUP |
French Bakery |
Italco |
Hope |
The Installers |
Lost Children |
Kolner ZOO |
Horror Films |
Mira |
Mosleep |
Quotes Room |
Nicholson |
IlliPhant |
New Man |
Positive Design |
TCass Design |
Fish |
Design Swan |
|
Boot |
Shit Talking |
Strenth |
Hug a Panda |
What? |
Bison |
Silk Skin |
Shoeless |
What’s For Dinner? |
Cats |
Zig Zag Collective |
Wine Kingdom |
WWF |
Nguồn : Logoblog