Thật không dễ dàng gì để nhận ra những sai lầm của các nhà sản xuất hoặc các nhà marketing trong việc đầu tư cho thương hiệu của họ theo cách mà họ thường làm.
Những sự thừa mứa vào cuối những năm 90 đã dạy cho chúng ta một số bài học rất quan trọng: Một thương hiệu lớn mà không có một sản phẩm của riêng mình sẽ không thu được lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn và một sản phẩm nổi tiếng mà không có một mô hình kinh doanh hợp lý cũng sẽ không mang lại lợi nhuận cao; Một thương hiệu lớn, một sản phẩm nổi tiếng, một mô hình kinh doanh không hợp lý và không tạo ra lợi nhuận, điều đó có nghĩa thương hiệu này đang trên đường đi đến sự thất bại.
Bạn không thể ngốc nghếch đến mức tiếp tục đổ hàng đống tiền vào một thương hiệu mà nó không mang lại một đồng tiền lãi nào cho bạn. Vậy thì bạn nên điều chỉnh lại một cách hợp lý mọi việc, như nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về thương hiệu, họ có thể giúp bạn những bước đầy đủ để phát triển thành công thương hiệu của mình trong một thời gian khá dài. Để phát triển một thương hiệu cần phải có một ý tưởng hay, một mô hình kinh doanh hợp lý, những sản phẩm tốt, mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp, và cuối cùng mà cũng rất có ý nghĩa, đó là sự khác biệt, điều này giúp cho khách hàng có lý do để mua những sản phẩm của bạn, và trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu mà bạn đang sở hữu.
Triết lý này có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp, và những thương hiệu B2B … - thậm chí khi bạn có 300 khách hàng nằm rải rác trên toàn thế giới. Bạn cần phải hiểu rằng, thương hiệu của bạn có thể mang lại cho bạn những khoảng thời gian tốt nhất và cả những khoảng thời gian tồi tệ.
Vậy làm thế nào để đánh giá được thương hiệu của bạn có mạnh hay không? Có một vài cách mà chúng tôi có thể giúp bạn:
1. Bạn không thể miêu tả trong một câu rằng thương hiệu của bạn có sự khác biệt thế nào với những đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Khi những khách hàng trung thành nhất của bạn hỏi bạn rằng điều gì giúp phân biệt bạn với những đối thủ chính của bạn (ngoại trừ giá cả), bạn đã không thể nghĩ ra được bất cứ điều gì ngoài màu sắc sản phẩm. Nếu không xác định được điểm khác biệt này, thương hiệu của bạn chưa được coi là mạnh.
2. Khi được hỏi tại sao bạn thành công, bạn đáp lại đó là giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu cao thì thật là tuyệt. Nó giúp tất cả chúng ta làm việc chăm chỉ hơn và mang lại cho chúng ta hy vọng về những món lợi tức lớn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi giá cổ phiếu của bạn giảm mạnh? Làm thế nào để bạn có thể đứng vững trước sự thất bại về tài chính nếu bạn không thực sự có một thương hiệu mạnh để dựa vào? Với những thương hiệu chưa niêm yết, bạn cần xác định dấu hiệu này qua các báo cáo tài chính như: doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận thuần hoặc lợi nhuận cộng dồn.
3. Bạn không thể tóm tắt được nhiệm vụ, tầm nhìn, và giá trị của thương hiệu trong một câu. Nói như vậy là đủ. Nếu bạn không làm được điều này, khách hàng của bạn cũng sẽ không cảm nhận được. Cần phải rõ ràng trả lời câu hỏi: Thương hiệu của bạn tồn tại với nhiệm vụ gì? Nó sẽ phát triển đến đâu và giá trại thương hiệu của bạn nằm ở đâu?
4. Không ai có thể nhớ được biểu tượng thương hiệu của bạn. Bạn thích biểu tượng giống của Nike, và bạn thiết kế một cái tương tự như thế, bạn hy vọng rằng nó sẽ mang lại cho bạn những thành công như đã mang lại cho Nike? Hãy thử đoán xem? Bạn sẽ hoàn toàn thất bại. Hãy làm một cái gì đó đặc biệt cho riêng thương hiệu của mình.
5. Giá trị công ty của bạn chỉ là những tài sản hữu hình. Đúng, điều này là không thể chối cãi được. Nhưng, nếu như nhà máy của bạn, các tòa nhà của bạn, tất cả đều bị thiêu rụi bởi một ngọn lửa? Những sản phẩm của bạn lúc đó cũng sẽ bốc hơi theo, vậy thì vào lúc đấy, cái giá của công ty bạn sẽ là bao nhiêu? Thương hiệu của bạn giúp bạn tồn tại phát triển lâu dài, dù bạn có đóng cửa nhà máy và thuê nhà máy khác sản xuất nhưng thương hiệu vẫn được người tiêu dùng mua có nghĩa là bạn đang sở hữu một thương hiệu khá mạnh đó.
6. Mọi người vẫn nhắc đến người sáng lập ra thương hiệu chứ không phải nhắc đến công ty của bạn. Ông ta đã về hưu được 35 năm, và mọi người vẫn còn nhắc đến ông ta như một thiên tài, người đã tạo dựng được công ty như ngày hôm nay. Ồ, vậy ngày hôm nay là cái gì? Những người đặt tiền vào công ty của bạn họ chỉ quan tâm xem tương lai công ty sẽ thế nào, chứ không phải quá khứ của nó ra sao.
Đó là sáu tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá, nhưng không đưa ra được những câu trả lời chính xác, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại công ty khi phải đối mặt với tiền lãi ngân hàng cần phải trả, những sản phẩm bị lỗi còn sót lại hay khi muốn giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường.
Susan Nelson (Hoàng Hạnh – Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từBrandweek)