Hình thức giao tiếp bằng biểu tượng như “trái tim tan vỡ” ngày càng phổ biến và nhiều thương hiệu đang cố nắm bắt xu hướng này. Do việc sử dụng những “biểu tượng” hay “emoji” (gốc tiếng Nhật có nghĩa là “chữ tượng hình”) ngày càng phổ biến, các thương hiệu và đại lý quảng cáo trên mạng xã hội đang tìm cách giải mã các biểu tượng thể hiện cảm xúc trong tin nhắn SMS và trên Instagram, Twitter gần đây. Các nhãn hiệu và logo kỹ thuật số cũng thể hiện trào lưu này.

thông điệp, thương hiệu, biểu tượng cảm xúc

“Công dụng của các biểu tượng cũng giống như một loại ngôn ngữ mới”, theo Tony Clement, Phó giám đốc phân tích tại Big Spaceship. Đại lý quảng cáo này đang làm việc với các công ty công nghệ để xây dựng các phương thức theo dõi thương hiệu thông qua biểu tượng. Về cơ bản, mục tiêu nhằm áp dụng một số kỹ thuật với các số đo hình ảnh giống như những kỹ thuật đánh giá và đo lường tình cảm đối với thương hiệu dựa trên từ ngữ trên mạng xã hội.

Ví dụ biểu tượng hình trái tim không phải lúc nào cũng có nghĩa yêu thích. Các đại lý quảng cáo trên mạng xã hội (Social Marketing Agency) cần hiểu rõ sự khác biệt về ngữ nghĩa và cảm xúc giữa trái tim màu xanh và màu đỏ thẫm.

Công ty quảng cáo Crimson Hexagon hiện đang thực hiện đánh giá những bài đăng trên mạng xã hội có hình ảnh gắn nhãn và logo kỹ thuật số cho các khách hàng như O2 Telefonica UK, Campbell và Allstate.

Phó giám đốc Errol Apostolopoulos của Crimson Hexagon cho rằng “chúng ta đang bỏ qua nơi mọi người chia sẻ những hình ảnh trong đó có thương hiệu của mình hoặc của đối thủ cạnh tranh”. Công ty này sử dụng công cụ phát hiện hình ảnh để nhận diện logo thương hiệu cà phê hay may mặc hiển thị trong ảnh mọi người đăng trên cá trang Instagram hoặc Tumblr của họ. Công cụ này đánh giá độ phủ của hình ảnh thương hiệu cùng với ngữ cảnh. Ví dụ, nếu một người nào đó đang mỉm cười bên cạnh một tách cà phê có thương hiệu, nó sẽ được coi là một tình cảm tích cực.

Đo lường giá trị thương hiệu bằng hình ảnh nghe có vẻ mới lạ, nhưng khi hình thức giao tiếp bằng hình ảnh trở nên phổ biến, các đại lý quảng cáo nhận ra cần phải tìm ra cách phân tích để hiểu ngôn ngữ hình ảnh.

Instagram đã theo dõi sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các biểu tượng trên nền tảng của mình kể từ khi Apple giới thiệu bàn phím có biểu tượng cho iOS vào năm 2011 và Android cũng ra mắt ứng dụng tương tự vào năm 2013. Công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ hình ảnh này cho biết 10% nội dung trên Instagram có chứa biểu tượng sau khi bàn phím iOS được tung ra; con số đó đã tăng “gần một nửa” so với tháng trước.

“Ngôn từ trên Instagram đang có sự chuyển dịch tương tự trong nhiều nhóm người dùng khác nhau, giảm sử dụng tiếng lóng Internet và gia tăng sử dụng biểu tượng”, theo Thomas Dimson, kỹ sư phần mềm trong nhóm dữ liệu của công ty cho biết.

thông điệp, thương hiệu, biểu tượng cảm xúc

Các Marketer đang cố gắng sử dụng thành thạo ngôn ngữ biểu tượng. Vào ngày 23-06, chuẩn bị cho việc ra mắt Chevy Cruz đời 2016, Chevrolet đã thực hiện một video và chiến dịch trên Twitter với sự xuất hiện của danh hài Norm MacDonald. Trong video, cựu người dẫn chương trình Saturday Night Live Weekend Update dí dỏm: “Tôi rất hào hứng thay mặt Chevrolet phiên dịch một thông báo bằng biểu tượng”, rồi ông bắt đầu dịch các biểu tượng nhỏ xíu xuất hiện trên màn hình TV phía sau. Một biểu tượng điện thoại di động tượng trưng cho từ “công nghệ”. Cụm từ “thiết kế ấn tượng” được hình tượng hóa bằng quả bóng bowling và cây thước tam giác.

Tuy nhiên Clement cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ biểu tượng trong các chiến dịch marketing “không bền” vì người tiêu dùng sẽ phát mệt với các ảnh nhỏ xíu và hình đầy chữ. “Cần phải cân nhắc và áp dụng nó ở mức độ vừa phải”, ông nói.

Nguồn: adage.com

Theo blog.ants.vn

Quảng cáo của FedEx

"Bạn phải có mặt ở đấy trước bằng cách đi đến đấy trước"

User Menu