Là một trang web đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ internet để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm vì lợi ích cộng đồng, chúng tôi rất thấm thía với vấn đề vi phạm bản quyền bài viết.

Năm 2002, trang marketingchienluoc.com được ra đời và hoạt động khi mà đại đa số các báo chính thống còn chưa có trang online, khi mà ngay cả sách dịch về kinh doanh và marketing vẫn còn là hàng hiếm. Người sáng lập trang web nầy đã dành các buổi tối và thời gian rảnh cuối tuần để ngồi lóc cóc viết bài và đưa lên trang web chia sẻ cho mọi người đọc. Mục tiêu là khuấy động sự chú ý và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về kỹ năng marketing và xây dựng thương hiệu vốn theo người viết nhận định là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam.

Nội dung các bài viết là kiến thức được đào tạo từ các khóa học rất tốn kém ở nước ngoài và kinh nghiệm thực tế từ công việc tại công ty. Có bài viết chỉ mất vài giờ đồng hồ để biên soạn, nhưng cũng có nhiều bài viết phải mất nhiều ngày mới hoàn thành.

Vậy mà sau khi đưa lên trang web xong, sau 1-2 giờ là đã có người cóp về trang web, diễn đàn của họ, xóa hết dấu vết xuất xứ, xóa cả tên tác giả. Có người còn mạnh dạn đưa tên họ vào phần tác giả bài viết, có nơi thì chỉ xóa tên tác giả còn xuất xứ thì ghi một cách mập mờ với mục đích làm cho người đọc không thể xác định được đó là tên cá nhân hay tên trang web.

Việc duy trì trang web với một khoản tốn phí hàng tháng không nhỏ (tiền server và phần mềm, lương biên tập, phụ cấp cho cộng tác viên...) trích từ tiền riêng của cá nhân chúng tôi không ngại. Nhưng việc công sức, trí tuệ của mình bị đánh cắp một cách trắng trợn, công khai, thú thật đã có lúc làm chúng tôi nản lòng.

Dù cũng đã có lúc áp lực chi phí làm chúng tôi nao núng, nhưng may mắn là cho đến nay marketingchienluoc.com vẫn được duy trì theo định hướng ban đầu là một trang web nghiên cứu nghiêm túc, phi lợi nhuận

Ngày nay, mặt bằng kiến thức chung của xã hội về kỹ năng kinh doanh nói chung đã được nâng cao hơn nhiều chứ không còn là "hàng độc" hiếm hoi như mười năm trước. Nguồn thông tin trên mạng internet về kinh tế, doanh nghiệp nói chung là đã khá đa dạng nhờ vào trào lưu số hóa của báo chí. Tuy nhiên, tình trạng ăn cắp bản quyền tác giả vẫn còn xãy ra, và theo xu hướng ngày càng phổ biến hơn, công khai hơn. Người ta công khai ăn cắp bản quyền tác giả của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận, và tình trạng nầy làm cho những người như chúng tôi phải cân nhắc mỗi khi định bỏ công ngồi viết một bài nghiên cứu nghiêm túc để chia sẻ với cộng đồng.

Một dẫn chứng về bài viết của marketingchienluoc.com bị sao chép, xóa tên tác giả và không ghi nguồn gốc, được tìm thấy ngày 27 tháng 6 năm 2013 tại một trang web nổi tiếng hàng đầu Việt Nam: (24h.com.vn). Bài gốc trên marketingchienluoc.com: (tại đây).

Nhưng vi phạm bản quyền phổ biến nhất là đối với bài Chuẩn Năng Lực Marketing, bài gốc trên marketingchienluoc.com (tại đây).

Trang web nầy vi phạm nghiêm trọng: xóa tên tác giả, xóa nguồn tài liệu gốc và ghi tên trang web mình vào để đánh dấu bản quyền (tailieu.vn).

Hàng loạt trang web, kể cả những trang thuộc các công ty, doanh nghiệp có tên gọi rất đáng kính cũng ăn cắp bản quyền tác giả:

- VNMarketer

- Vinatrading

- Diendandulich

- scribd (trang nầy còn buộc người xem phải trả tiền mới cho download)

- ibsconsult (một công ty tư vấn quản lý!)

- anducnhan

- vnmarketingnews(bài của marketingchienluoc.com họ cóp về và sửa lại là bài của Marketing News!!)

- 1ty.vn (bài nầy ghi nguồn của Business World Portal !!!!)

- ĐH Trà Vinh (trang thư viện trường đại học)

- Doanhnhan.net

- ....

Tóm lại, quan điểm chung của Marketing Chiến Lược là, chúng tôi rất muốn và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm vì lợi ích của cộng đồng và xã hội. Chúng tôi khuyến khích mọi người tham khảo, sử dụng và trích dẫn (kể cả sao chép nội dung đưa về trang web riêng) các nội dung mà chúng tôi chia sẻ trên trang marketingchienluoc.com nầy. Nhưng chúng tôi phản đối mọi hành động ăn cắp bản quyền.

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Mọi họat động trong bảng kế họach marketing của bạn phải được thiết kế để gia tăng lợi nhuận chứ không chỉ doanh số"

User Menu