Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 510
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 557
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 575

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10127
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 586
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 578
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 577
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3150
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3402

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
3 trở ngại khi triển khai hoạt động TMĐT của doanh nghiệp SME

3 trở ngại khi triển khai hoạt động TMĐT của doanh nghiệp SME

Hội thảo “Chiến lược tối ưu hiệu quả hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp SME” do Sở Công...

  • Hits 588
Elon Musk “chốt kèo” mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỉ USD

Elon Musk “chốt kèo” mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỉ USD

“Đây không phải là cách để tôi kiếm tiền”, Musk nói với Chris Anderson, lãnh đạo TED. “Tôi tin...

  • Hits 720
VIETNAM BUSINESS OUTLOOK 2020 : SÔI NỔI – HÀO HỨNG – TRỌN VẸN

VIETNAM BUSINESS OUTLOOK 2020 : SÔI NỔI – HÀO HỨNG – TRỌN VẸN

Sự kiện Vietnam Business Outlook 2020 do Group Quản lý Doanh Nghiệp tổ chức vào chiều 22/11/2018...

  • Hits 2199

Thị trường F&B VN: chiến lược “đánh” vào phân khúc bình dân thắng lớn

Đại dịch COVID-19 đã làm cho các chuỗi nhà hàng lớn lỗ nặng. Dù vẫn duy trì hoạt động 12 nhà hàng tại Việt Nam nhưng trong năm 2021, chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao toàn cầu đã lỗ hơn 710 triệu USD do phải đóng cửa hơn 300 địa điểm.

Trong khi nhiều ông lớn F&B báo lỗ khủng, các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc bình dân lại liên tiếp mở rộng kinh doanh.

Tại thị trường Việt Nam, các chuỗi nhà hàng của Golden Gate báo lỗ hơn 431 tỉ đồng. Chuỗi Pizza 4P’s lỗ gần 38 tỉ đồng. Mặt Trời Đỏ, đơn vị quản lý của các chuỗi Khao Lao, King BBQ... sau tin đồn phá sản vào giữa năm ngoái đến nay vẫn duy trì hoạt động nhưng phải đóng cửa khá nhiều nhà hàng.

Các thương hiệu ẩm thực khác như Tokyo Deli, Chang Kang Kung, Cơm tấm Cali, Hoàng Yến... đã phải giảm số lượng nhà hàng so với thời điểm trước đại dịch.

Tổng doanh thu của 78 doanh nghiệp F&B niêm yết năm 2021 đạt 279.000 tỉ đồng, tăng chỉ 5,6% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Mirae Asset. Chi phí sản xuất tăng làm giảm biên lợi nhuận gộp, nên lợi nhuận của khối doanh nghiệp F&B chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ.

Chưa hết, chi phí phòng chống dịch bệnh cộng với chi phí kích thích tiêu dùng tăng cao đã kéo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng theo. Kết quả là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi 2021 của các doanh nghiệp F&B giảm 2,3%.

Trong khi các doanh nghiệp F&B lớn buộc phải cắt giảm số lượng nhà hàng thì một số doanh nghiệp F&B khác kinh doanh với chiến lược “đánh” vào phân khúc bình dân hơn lại liên tiếp mở rộng hoạt động.

Trong năm 2020, thương hiệu sữa chua trân châu Hạ Long mở thêm gần 200 cửa hàng. Đến nay, tên tuổi còn khá mới này có khoảng 250 cửa hàng trên toàn quốc. Học theo mô hình bán sữa chua và thức ăn nhẹ, chuỗi cửa hàng sữa chua trân châu Quảng Ninh sau 1 năm gia nhập thị trường đã có hơn 100 cửa hàng.

Mỗi cửa hàng diện tích trên dưới 50 m2 có chi phí đầu tư ban đầu từ 200-300 triệu đồng, thời gian thu hồi vốn nhanh, đang phát triển khá nhanh ở các tỉnh lẻ, nơi các thương hiệu trà sữa đắt tiền khó vươn tới.

Cuối năm 2021, chuỗi cửa hàng, ki-ốt và xe đẩy bán kem cùng các loại nước giải khát mang thương hiệu Chuk Chuk thuộc Tập đoàn Kido cũng ra mắt tại TP.HCM. Mỗi cửa hàng trong chuỗi Chuk Chuk có vốn ban đầu khoảng 1 tỉ đồng, ki-ốt có mức vốn 200 triệu đồng và các xe đẩy ở mức 100-150 triệu đồng.

Kido đặt mục tiêu năm 2025 sẽ có 1.000 cửa hàng trên toàn quốc với tổng doanh thu 7.800 tỉ đồng. Thông qua đối tác Central Retail Việt Nam, chuỗi F&B của Kido sẽ xuất hiện ở tất cả trung tâm thương mại Go!, Big C và Tops Market, định hướng mở rộng sang thị trường Thái Lan và các nước Đông Nam Á theo hình thức nhượng quyền, ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Kido, cho biết.

Hiện trung bình mỗi cửa hàng bán được khoảng 500-700 hóa đơn/ngày. Kido kỳ vọng đến hết năm 2022 sẽ mở khoảng 300-400 cửa hàng Chuk Chuk ở Việt Nam và kết nối với các đối tác chiến lược để đưa chuỗi vươn ra Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Ở phân khúc cửa hàng bán thức ăn nhẹ, nhiều doanh nghiệp cũng thực hiện chiến lược tương tự. Tập đoàn Thái Lan Exquisine Global, đơn vị đứng sau sự thành công của chuỗi thương hiệu nhượng quyền Mango Tree và các nhà hàng COCA trên khắp thế giới, chuẩn bị đưa Yenly Yours, thương hiệu cửa hàng chuyên các món tráng miệng từ trái cây vào Việt Nam.

Doanh nghiệp này dự kiến có ít nhất 50 cửa hàng Yenly Yours được Exquisine Global phát triển và nhượng quyền tại Việt Nam trong những năm tới, ông Trevor MacKenzie, Giám đốc Điều hành của Exquisine Global, tiết lộ.

Hiện có khoảng 80% thị trường cửa hàng ăn uống trong nước vẫn nằm ở mảng thức ăn đường phố với các cửa hàng nhỏ. Mô hình chuỗi có đầu tư chỉ chiếm 15%, theo kết quả khảo sát của D’corp R-Keeper Việt Nam.

Đại dịch COVID-19 dần dần không còn đe dọa nền kinh tế, thị trường nhà hàng chuỗi tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng với quá trình đô thị hóa đang tiếp diễn. Mới đây, Golden Gate công bố kế hoạch mở thêm 600 nhà hàng trong vài năm tới, bằng gấp rưỡi số nhà hàng hiện có trên toàn quốc.

Nova F&B thuộc Tập đoàn Novaland đặt mục tiêu phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm với hàng trăm chuỗi nhà hàng, cà phê, bar, club... Hiện Nova F&B đang tích cực mua nhượng quyền nhiều thương hiệu với tham vọng trở thành một trong những công ty F&B lớn tại Việt Nam.

Tập đoàn bán lẻ Central Group cũng lấn sân sang lĩnh vực ẩm thực từ năm 2020. Bên cạnh xây dựng hệ thống Café Amazon tại TP.HCM và các đô thị vệ tinh, Central Group đang bước đầu mở thêm chuỗi nhà hàng Hôm Kitchen, Hôm Dimsum.

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư

Comments powered by CComment