Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 507
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 553
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 571

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10124
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 583
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 575
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 574
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3146
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3399

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Tỉ phú Masayoshi Son nạp bao nhiêu vào ví VNPAY?

Tỉ phú Masayoshi Son nạp bao nhiêu vào ví VNPAY?

Khoản đầu tư từ Softbank, nếu thành công, kỳ vọng sẽ giúp VNPAY trở thành kỳ lân, cho thấy hấp lực mạnh...

  • Hits 1522
Ông Greg Joswiak trở thành Phó Chủ tịch Marketing mới của Apple

Ông Greg Joswiak trở thành Phó Chủ tịch Marketing mới của Apple

Ngày 5/8, Apple thông báo bổ nhiệm ông Greg Joswiak vào vị trí Phó Chủ tịch Phụ trách mảng...

  • Hits 1154

"Nữ tướng" NutiFood, người vừa lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là ai?

Mới đây, Forbes Asia đã công bố danh sách những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu...

  • Hits 1327

Kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp từ tỷ phú Richard Branson

Khởi nghiệp từ năm 16 tuổi, trải qua 400 lần lập công ty, Richard Branson được xem là một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất thế giới.

Và hiện đang điều hành một đế chế kinh doanh nhiều ngành nghề trị giá hàng tỷ đô.

richard branson
Mới đây, trong một bài viết trên trang Entrepreneur, Richard Branson đã chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm quý báu để quản lý cùng lúc nhiều doanh nghiệp.

Độc giả Aleksandar Dimitrov đã đặt cho Richard Brason câu hỏi rằng: Tôi 25 tuổi và đang học quản trị kinh doanh tại Hà Lan. Gần đây, tôi cùng một số người bạn thành lập hai doanh nghiệp mới đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều công sức.

Một doanh nghiệp tập trung vào các giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất và các nhà bán lẻ không bị khách trả lại hàng.

Còn doanh nghiệp kia cung cấp loại kính trị liệu được sử dụng trên các máy bay phản lực và trị các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Loại kính này được điều khiển thông qua một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh.

Mỗi tuần, chúng tôi phải làm việc hơn 100 giờ đồng hồ (ngoài thời gian học) mà vẫn thấy không tài nào xử lý hết việc. Ông có thể cho chúng tôi một vài lời khuyên không?

Richard Branson cho rằng, cả hai ý tưởng nghe đều rất hấp dẫn, nhất là ý tưởng kính mắt. "Là người phải bay thường xuyên và sở hữu một hãng hàng không, tôi chắc chắn rằng sẽ có một thị trường tiềm năng cho sản phẩm này", ông nói.

Vấn đề là các bạn có niềm đam mê với cả hai doanh nghiệp này không? Nếu có, các bạn hãy cứ tiếp tục duy trì cả hai và giữ vững tinh thần - việc bạn đang làm là hoàn toàn có thể. Suy cho cùng, việc điều hành một doanh nghiệp chỉ gói gọn trong một vài điểm mấu chốt là thu hút khách hàng, bày ra ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ, theo dõi dòng tiền và quản lý nhân viên. Một khi bạn đã thành thục những kỹ năng này ở một doanh nghiệp, bạn sẽ dễ dàng áp dụng chúng vào doanh nghiệp còn lại, Branson nói thêm.

Để câu trả lời của mình thuyết phục hơn, Branson đã kể lại chính câu chuyện khởi nghiệp của ông.

"Sau khi rời trường vào năm 16 tuổi, tôi cùng với một số người bạn cho ra đời cuốn tạp chí Sinh viên. Trong quá trình xuất bản cuốn tạp chí này, chúng tôi để ý thấy nhiều độc giả cũng có cùng sở thích yêu âm nhạc như mình. Thế là chúng tôi mở thêm công ty thu âm theo yêu cầu và đăng quảng cáo trên tờ tạp chí. Vì hai mảng công việc này bổ sung cho nhau nên mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Sau này, khi công ty thu âm Virgin Records đã có tiếng tăm, chúng tôi mới thôi làm tạp chí để chuyên tâm cho công việc kinh doanh băng đĩa. Nhưng cho đến lúc ấy, chúng tôi vẫn phải cùng lúc "chạy" hai doanh nghiệp, đúng ra là ba vì chúng tôi còn quản lý thêm Trung tâm tư vấn sinh viên!", Branson nhớ lại.

Trải qua 50 năm, tới nay chúng tôi có hàng trăm công ty thuộc đủ mọi lĩnh vực khác nhau và vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội mở công ty mới. Thương hiệu Virgin mở rộng ra cả lĩnh vực viễn thông, khách sạn, lễ hội..., ông nói.

Đây cũng có thể là con đường tương tự mà các bạn đang theo đuổi. Nhưng hãy nhớ rằng, phát triển cùng lúc nhiều doanh nghiệp làm bạn cảm thấy không tâm đắc hoặc bạn cảm thấy nó không có khả năng phát triển nhanh, bạn nên chọn một hướng đi chiến lược hơn: trước mắt chỉ tập trung vào một doanh nghiệp, còn doanh nghiệp kia để dành đầu tư sau. Doanh nghiệp nào có khả năng thành công sớm hơn hoặc có thể làm bệ đỡ cho doanh nghiệp kia thì trong thời gian đầu, hãy tập trung vào doanh nghiệp đó.

Branson lấy ví dụ: Một trong những công ty khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm qua là Airbnb (trang web thuê phòng trực tuyến) cũng đi theo cách đó. Khi việc kinh doanh phòng nghỉ còn dậm chân tại chỗ, ba người sáng lập Airbnb là Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk đã tiến hành hoạt động kinh doanh bên lề để huy động vốn cho công việc chính mà họ đam mê.

Theo đó, họ đã tung ra loạt sản phẩm ngũ cốc chế ảnh bầu cử tổng thống ở Mỹ (cùng thời điểm đang diễn ra chiến dịch tranh cử) với số lượng giới hạn là 800 hộp. Bằng cách này, họ đã kiếm được 30.000 USD và dùng tiền đó tiếp tục phát triển đam mê Airbnb.

Có một câu hỏi đặt ra là tại sao họ không tiếp tục với việc kinh doanh ngũ cốc sau khi đã thành công rực rỡ như thế mà lại quay lại với Airbnb? Lý do đơn giản là họ tin vào sự phát triển mạnh mẽ của Airbnb trong tương lai và thực sự đam mê với doanh nghiệp này.

Nếu các bạn định tiếp tục theo đuổi cả hai ý tưởng cùng lúc, các bạn nên thăm dò phản ứng của khách hàng với từng loại sản phẩm trước xem kết quả như thế nào. Bằng cách đó, các bạn sẽ biết sản phẩm nào có cơ hội thành công nhiều hơn để khi không còn đủ nguồn vốn cho cả hai, bạn vẫn có thể chọn một.

Còn nếu vẫn quyết định chạy song song cả hai, các bạn phải hết sức chắc chắn rằng không để doanh nghiệp này phụ thuộc vào doanh nghiệp kia.

Cũng như khi chúng tôi ra mắt hãng hàng không Virgin Atlantic, chúng tôi phải thoả thuận trước với Boeing rằng chúng tôi sẽ được trả lại máy bay và tiền thuê nếu sau một năm công việc kinh doanh không suôn sẻ. Chúng tôi phải làm thế để bảo vệ Virgin Records vì biết rằng nó sẽ bị ảnh hưởng nếu phải gánh "cục nợ" từ Virgin Atlantic. Nhưng thật may mắn là chúng tôi không phải trả lại máy bay cho Boeing và cho đến thời điểm này, Virgin Atlantic vẫn làm ăn rất tốt.

Với những doanh nhân có nhiều ý tưởng kinh doanh, việc theo đuổi những ý tưởng đó nhiều khi buộc họ phải đồng thời quản lý vài doanh nghiệp cùng lúc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có lúc họ sẽ cảm thấy công việc quá tải nhưng thành quả cuối cùng mà họ gặt hái được cũng sẽ lớn hơn nhiều.

Đ.T

Theo Bizlive

Comments powered by CComment