Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 700
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 739
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 743

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10292
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 746
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 746
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 739
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3321
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3568

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Tìm được người vượt biên về TP HCM cùng 'bệnh nhân 1451'

Tìm được người vượt biên về TP HCM cùng 'bệnh nhân 1451'

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM sáng 29/12 tìm được người thứ 4 trong nhóm vượt biên từ...

  • Hits 1558
Thị trưởng Mỹ sở hữu thương hiệu cà phê PhinDeli đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Thị trưởng Mỹ sở hữu thương hiệu cà phê PhinDeli đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Ông Phạm Đình Nguyên từng mua lại một thị trấn nhỏ ở nước Mỹ với giá gần 1 triệu USD, sau đó đổi...

  • Hits 1934
Nhà

Nhà "tư tưởng lãnh đạo" Jeff Bezos

Vượt qua hai tên tuổi sừng sỏ Apple và Microsoft, Bezos đưa Amazon đã đạt được danh hiệu thương...

  • Hits 1710

Nhật Bản mở chiến dịch lớn đưa hàng hóa vào Việt Nam

Nếu Thái Lan phủ rộng hàng của mình vào các đại siêu thị thì người Nhật lại lựa chọn cửa hàng tiện lợi để làm bàn đạp đưa hàng tiêu dùng vào thị trường Việt Nam.Ông Hayashi Motoo, Bộ Trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đang cùng 18 doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn nhất tiến hành khảo sát thị trường Việt Nam, chuẩn bị cho chiến dịch đưa hàng hóa xâm nhập thị trường này.

Xây chắc cứ điểm tại Việt Nam

Các doanh nghiệp trong chuyến khảo sát lần này hầu như chưa đầu tư tại Việt Nam, và đây là lần đầu tiên họ tìm hiểu thị trường để đưa hàng hóa của mình vào. Đa phần trong số này là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản và hàng tiêu dùng nhanh. Tất cả thành viên tham gia đều cho rằng, việc đưa hàng Nhật vào Việt Nam cần phải được chuẩn bị kỹ các khâu, từ hạ tầng xã hội, dịch vụ thanh toán và kênh phân phối phải thực sự hoàn chỉnh.

Chuyến thị sát này cho thấy việc đưa hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam đang được tính toán kỹ lưỡng. Trước mắt họ khảo sát xem cần bán sản phẩm nào, và làm thế nào để thu hút được người Việt Nam dùng hàng Nhật. Thông tin từ thành viên đoàn, các cửa hàng tiện lợi (CHTL) của quốc gia này đang triển khai tại Việt Nam được xây dựng như những cứ điểm khảo sát tối ưu nhất về thông tin và hành vi tiêu dùng tại Việt Nam.

nhat copy

Ông Hayashi Motoo, Bộ Trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khảo sát một cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam chiều 20/3. Ảnh: Việt Dũng

Bộ trưởng Hayashi cho biết, một Japan Fair nhằm giới thiệu và bán thử các mặt hàng Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Bộ trưởng cũng thông báo về kế hoạch thành lập một hội đồng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hội đồng này bao gồm JETRO, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, các cơ quan tài chính liên quan, các chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp. JETRO đặt mục tiêu phối hợp với các công ty sở hữu những chuỗi CHTL để tăng cường quảng bá sản phẩm từ nhiều vùng khác nhau ở Nhật Bản đến Việt Nam.

Như vậy, động thái đầu tiên của chính phủ Nhật Bản cho chiến dịch này là hỗ trợ hoạt động của các CHTL, định hướng sản phẩm cho các cửa hàng này đưa ra thị trường và làm cách nào mở rộng cửa hàng càng nhanh càng tốt. Cụ thể, ngoài các chuỗi CHTL đã hoạt động thì chuỗi cửa hàng Seven Eleven đang điều tra và có kế hoạch mở trong năm nay.

Người Nhật đón TPP từ Việt Nam

Việt Nam cũng là nước đầu tiên mà JETRO áp dụng kế hoạch này, nếu mô hình thành công thì sẽ triển khai ở các nước khác. Bộ trưởng Hayashi khẳng định, Việt Nam đang là thị trường được chú ý nhất hiện nay vì nhiều lý do. Đầu tiên, đây là thị trường có quy mô dân số đến 90 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, trong khi thu nhập của người dân đang tăng lên, khoảng 5.000 USD/năm. Ngoài ra, ông đánh giá Việt Nam là một thị trường “chưa khai phá”, hỗ trợ tốt cho hàng Nhật vì nhu cầu mua sắm ngày càng tăng.

Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM, ông Yasuzumi Hirotaka chia sẻ: “Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam là một yếu tố doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể, sau khi triển khai các CHTL tại đây, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm có giá thành rẻ bán rất chạy, trong khi các mặt hàng giá trị cao lượng tiêu thụ còn hạn chế. Từ việc khảo sát này, doanh nghiệp Nhật có chiến lược tốt về sản phẩm. Lần này họ sẽ đẩy mạnh các mặt hàng có giá trị gia tăng cao nhưng giá thành ở mức chấp nhận được với người Việt”.

nhat1

Các cửa hàng tiện lợi của Nhật đang triển khai tại Việt Nam được xây dựng như những cứ điểm khảo sát tối ưu nhất về thông tin và hành vi tiêu dùng tại Việt Nam. Ảnh: Waymarking

Không chỉ quan tâm đến việc đưa hàng hóa vào mà chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản còn tìm cách hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống thanh toán, tài chính để thúc đẩy việc bán hàng một cách thuận tiện nhất, tạo điều kiện cho hàng Nhật được lưu thông tối ưu nhất tại Việt Nam. Chuyến đi của Bộ trưởng Hayashi nhằm thăm dò, khảo sát thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản và nguyên liệu, thực phẩm của Nhật. Tuy nhiên, nếu muốn sản phẩm Nhật phát triển tốt, đảm bảo được chất lượng thì cần cải thiện nhiều vấn đề khách quan tại Việt Nam.

Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM lý giải việc Nhật Bản muốn đẩy mạnh đưa hàng hoá nông sản vào Việt Nam trong thời điểm này nhằm đón đầu các ưu thế của hiệp định TPP, như thuế sẽ giảm, và các cam kết về đơn giản hóa hật Bản vào Việt Nam đang được tính toán kỹ lưỡng. Trước mắt họ kh thủ tục hải quan. Doanh nghiệp lớn thì đã có kinh nghiệm về triển khai kinh doanh ở nước ngoài, nhưng đây là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, một trong những kênh để mở rộng chính là CHTL để họ tiếp cận thị trường một cách an hơn.

Những vấn đề về kiểm dịch, thông quan đang là một trở ngại lớn để hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam một cách đảm bảo nhất. Ông Yasuzumi bày tỏ lo ngại rằng, tuy mức thuế có thể giảm, nhưng thủ tục vẫn kéo dài, từ đó làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một sản phẩm có thời hạn sử dụng nửa năm, nhưng thủ tục nhập khẩu để được vào Việt Nam cũng kéo dài tương tự. Nên ngay khi sản phẩm vừa hoàn thành thủ tục để vào thị trường thì đã phải bán ngay, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Đây là một trong những điều mà doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhất.

Trả lời chúng tôi về tỷ lệ hàng hoá trong các CHTL, Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM cho biết, những cửa hàng này sẽ ưu tiên bán hàng Việt Nam nhiều hơn, để phù hợp với khả năng mua sắm của người dân địa phương, song song với việc quảng bá những mặt hàng của nhiều vùng, miền tại Nhật Bản.

“Một trong những mặt hàng Nhật sẽ được bán ở các CHTL là bánh, kẹo. Rất nhiều sản phẩm mà các bạn có thể chưa biết đến, nhưng chúng rất được người dân Nhật Bản yêu thích. Chúng tôi muốn giới thiệu những sản phẩm như vậy tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hàng hoá bày bán ở CTHL thì không thể kê giá quá cao. Do đó, chúng tôi sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá cả hợp lý mà vẫn bảo đảm chất lượng”, ông nói.

Tại Nhật Bản, các CHTL không chỉ là nơi để bán hàng hoá. Đây còn là nơi nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, xem họ thích mặt hàng nào để cửa hàng bày bán các sản phẩm đó. CHTL còn phục vụ một số dịch vụ khác như rút tiền tại các quầy ATM đặt sẵn, mua vé một số sự kiện, thanh toán các hoá đơn... Ông Yasuzumi cho biết, số lượng CHTL ở Việt Nam hiện chưa đến 200, ông tin tưởng con số này sẽ mở rộng đáng kể trong tương lai, đến 500 hoặc thậm chí 1.000. Khi đó, lượng sản phẩm Nhật Bản tìm đường vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Phía Nhật Bản tin tưởng, đây là kênh có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng tốt nhất.

Theo: Bình Nguyên - Minh Anh
Nguồn: Zing News

Comments powered by CComment