Năm 2016 có lẽ sẽ là năm "không vui" đối với nhiều thương hiệu xe khi phải thực hiện tại Việt Nam đến 35 cuộc triệu hồi xe với hàng trăm ngàn chiếc ô tô, xe máy. Số cuộc triệu hồi trong 11 tháng đầu năm nay cao gấp 3 lần cả năm ngoái.

Recall

Theo thống kê, 11 tháng đầu năm nay, đã có 35 cuộc triệu xe hồi lớn, nhỏ được thực hiện tại Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến những cuộc triệu hồi quy mô lớn như cuộc triệu hồi kép với 16.000 xe Mazda3, 110.000 xe máy Yamaha Grande hay 20.000 xe Corolla, Vios và Yaris....

Toyota triệu hồi 20.000 xe Corolla, Vios và Yaris

Đầu năm 2016,  Toyota đã thông báo triệu hồi gần 20.000 xe Toyota Corolla, Vios và Yaris tại thị trường Việt Nam do lỗi công tắc điều khiển lên xuống kính cửa sổ.

Recall1

Cuộc triệu hồi được thực hiện với 19.616 chiếc các loại Corolla, Vios và Yaris. Trong đó, cụ thể có 12.611 xe Corolla được sản xuất trong nước từ 5/1/2009 đến 31/12/2010; 7.002 xe Vios được sản xuất trong nước từ 5/1/2009 đến 31/10/2009 và 3 xe Yaris nhập khẩu được sản xuất từ 1/9/2009 đến 1/7/2010.

Nguyên nhân của sự cố là khi sản xuất, cụm tiếp điểm trong công tắc cửa sổ điện của các xe bị ảnh hưởng được bôi trơn bởi một loại mỡ đặc dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có khả năng loại mỡ này được bơm vào các tiếp điểm không đều. Do vậy, công tắc chính điều khiển lên xuống kính của cửa sổ của các xe thuộc diện bị ảnh hưởng có thể có mạt vụn được sinh ra bởi các điện cực bị mòn tích tụ tại vị trí tiếp điểm. Điều này có thể dẫn tới ngắn mạch giữa các tiếp điểm (ngắn mạch gây bởi mạt vụn và hơi ẩm dẫn điện lọt vào bên trong cụm công tắc). Nếu hiện tượng đó xảy ra, cụm công tắc có thể bị quá nhiệt và nóng chảy, gây ra khói và có khả năng dẫn tới cháy.

 

Triệu hồi hơn 10.000 Mazda3 Allnew, gần 5.000 Mazda2 Allnew để sửa lỗi cá vàng

Cuộc triệu hồi "tốn" nhiều giấy mực và được nhiều người quan tâm nhất trong năm 2016 có lẽ là cuộc triệu hồi hơn 10.000 chiếc Mazda3 tại Việt Nam.

Recall2

Hồi tháng 6, VinaMazda đã chính thức thông báo triệu hồi toàn bộ số xe Mazda3 tại thị trường Việt Nam để sửa lỗi liên quan đến chi tiết động cơ mà người dùng tại thị trường trong nước vẫn quen gọi là lỗi cá vàng sau rất nhiều tranh cãi và thời gian dài chờ đợi từ khách hàng.

Theo đó, VinaMazda sẽ thực hiện triệu hồi đối với tất cả các xe Mazda3 AllNew xuất xưởng kể từ ngày 9/12/2014. Đến thời điểm tháng 6, số xe lên đến 10.100 chiếc.

Đối với các xe có hiện tượng sáng “đèn báo kiểm tra động cơ” có thể dẫn đến một số hiện tượng như ì máy, giảm công suất hoặc động cơ bị rung trong quá trình xe vận hành. Nguyên nhân do khi động cơ xe hoạt động, trên một số xe xuất hiện hiện tượng muội than sinh ra và bám trên đầu kim phun nhiên liệu làm cho tiết diện các lỗ phun ở đầu kim phun bị thu hẹp. Việc này dẫn đến lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt bị giảm dẫn đến ECU (bộ điều khiển động cơ) sẽ thực hiện cảnh báo thông qua việc bật sáng “đèn báo kiểm tra động cơ”. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bám muội than trên đầu kim phun là do có thành phần Sunfat Kẽm. Do có thành phần Sunfat kẽm làm muội than không được tẩy đi theo cơ chế tự làm sạch tại đầu kim phun trong quá trình động cơ hoạt động.

Các xe trong diện triệu hồi sẽ được đưa về xưởng để được kiểm tra và khắc phục (vệ sinh kim phun, sử dụng dung dịch làm sạch (Deposit Cleaner), cập nhật phần mềm điều khiển động cơ (tăng áp lực phun nhiên liệu) và thay thế các phụ tùng không chứa thành phần kẽm (Zn) trong hệ thống dẫn nhiên liệu).

Ngay sau đó, Trường Hải cũng phải tiếp tục ra thông báo triệu hồi 4.809 chiếc Mazda 2 Allnew số loại 2 15G AT HB và 2 15G AT SD sản xuất từ 24/8/2016 đến 26/9/2016 để khắc phục lỗi tương tự.

16.038 xe Mazda3 dính triệu hồi kép

Cuộc triệu hồi hơn 10.000 xe Mazda3 Allnew để sửa lỗi cá vàng chưa kết thúc thì VinaMazda lại tiếp tục phải thực thiện đối với 16.038 xe Mazda3 sử dụng động cơ Skyactiv 1.5L và 2.0L, bao gồm cả hai phiên bản 4 cửa (sedan) và 5 cửa (hatchback). Các mẫu xe thuộc diện triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 9/12/2014 đến ngày 1/11/2016 để “Cập nhật phần mềm điều khiển hệ thống túi khí bên hông”.

Nguyên nhân của đợt triệu hồi là do phần mềm điều khiển hệ thống túi khí bên hông hoạt động không đúng, dẫn đến hệ thống túi khí bên hông hoạt động không chính xác khi xe bị va chạm từ bên hông với độ lớn của lực va chạm tương đương va chạm của xe đang ở tốc độ 15km/h ~ 50km/h. Tuy nhiên, khi độ lớn của lực va chạm lớn hơn (tương đương va chạm của xe đang ở tốc độ trên 50km/h) thì hệ thống tất cả các túi khí trên xe đều được kích hoạt, hoạt động bình thường.

Mazda cho biết vấn đề “Phần mềm điều khiển hệ thống túi khí bên hông hoạt động không đúng” không ảnh hưởng đến các thiết bị trong hệ thống vận hành cũng như khả năng hoạt động của các hệ thống an toàn khác trên xe. Cho tới thời điểm hiện tại, Vina Mazda chưa ghi nhận bất cứ sự cố nào liên quan tới vấn đề này.

 

8.000 chiếc Ford EcoSport, Fiesta và Focus bị triệu hồi tại Việt Nam

Ford Việt Nam đang có kế hoạch thực hiện triệu hồi hơn 8000 chiếc xe Ford EcoSport, Fiesta và Focus tại thị trường Việt Nam để sửa lỗi. Theo nguồn thông tin ban đầu được biết, chương trình được thực hiện để cập nhật phần mềm điều khiển cảnh báo.

Theo đó, Ford Việt Nam sẽ gọi về xưởng để thực hiện chương trình cập nhật phần mềm điều khiển và cảnh báo xe Ford (đối với cả các xe sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu).

Cụ thể, trong đợt này, sẽ có tới 8355 chiếc nằm trong diện triệu hồi. Trong đó, có 2150 chiếc Ford EcoSport được sản xuất từ Từ 19/05/2015 đến 16/01/2015; 4179 chiếc Ford Fiesta được sản xuất từ 02/11/2010 đến 29/12/2014 và 2010 chiếc Ford focus được sản xuất từ 15/04/2012 đến 11/06/2015.

Ngoài ra, Ford cũng liên tục thực hiện các cuộc triệu hồi khác có quy mô nhỏ hơn tại Việt Nam. Chẳng hạn cuộc triệu hồi với 539 chiếc Ford Focus được sản xuất từ 8/8/2013 đến 14/4/2014 để kiểm tra và thay thế bầu trợ lực phanh trên xe do lắp ráp chưa đúng quy trình; 520 chiếc Ford Everest được lắp ráp trong nước từ 27/5/2008 đến 29/10/2008 để kiểm tra, thay thế Pát giữ cáp chuyển số của hộp số tự động; 728 chiếc Ford EcoSport được sản xuất từ 23/12/2014 đến 10/3/2015 để kiểm tra và thay thế bu lông liên kết dầm của hệ thống treo sau với thân xe và 1500 chiếc Transit được sản xuất từ 1/12/2015 đến 19/2/2016 vì nguy cơ cháy.

3 cuộc triệu hồi quy mô lớn của Yamaha

Năm 2016, Yahama đã phải thực hiện 3 cuộc triệu hồi quy mô lớn đối với 2 dòng xe tay ga ăn khách của mình tại Việt Nam.

Yamaha triệu hồi 110.000 xe Yamaha Grande mới sản xuất, 31.000 xe Acruzo do lỗi rung, giật

Recall3

Trong đó, phải kể đến đầu tiên là cuộc triệu hồi đối với 110.250 chiếc Yamaha Nozza Grande được sản xuất từ 2/8/2016 để khắc phục lỗi rung, giật xe.

Nguyên nhân của đợt triệu hồi là do trong quá trình sử dụng, một số khánh hàng đã có phản ánh về hiện tượng xe rung giật trong khi sử dụng ở vận tốc thấp. Theo đó, sau khi kiểm tra và đánh giá, Công ty Yamaha quyết định thực hiện chương trình thu hồi để sửa chữa hiện tượng nêu trên.

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo chủ phương tiện xe Yamaha Nozza Grande có dải số khung nằm trong danh sách số khung nêu trên đưa xe đến Đại lý hoặc Trạm dịch vụ ủy quyền của Yamaha Việt Nam để tiến hành kiểm tra và thay thế bộ côn và nồi côn sau cải tiến để khắc phục lỗi này khi vận hành.

Trước đó, hồi tháng 10, Yamaha Việt Nam cũng đã phải tiến hành cuộc triệu hồi đối với 31.650 chiếc xe tay ga Yamaha Acruzo được sản xuất từ 22/9/2015 đến 3/8/2016 vì lỗi tương tự.

Yamaha Việt Nam triệu hồi hơn 95.000 xe Nozza Grande

Có tới 95.350 chiếc Nozza Grande được sản xuất từ tháng 8/2014 đến 18/3/2016 nằm trong diện triệu hồi để sửa lỗi do gặp vấn đề ở chi tiết họng rót xăng.

Nguyên nhân triệu hồi là để thay thế chi tiết họng rót xăng với nguyên nhân do nhà cung cấp sử dụng vật liệu không thích hợp chế tạo họng rót xăng, gây ra khả năng nứt, một số trường hợp vỡ tại vị trí ống thông hơi bình xăng. Bên cạnh đó, Yamaha cũng sẽ thực hiện chương trình bảo trì để thay thế đối với 2 chi tiết “Cao su giảm xóc sau” và “Bộ guốc ly hợp”.

10.0000 xe Honda Civic, CR-V và Accord

Honda Việt Nam thực hiện cuộc triệu hồi với tổng số 9.764 chiếc Honda Civic, CR-V và Accord tại thị trường Việt Nam do lỗi túi khí.

Cụ thể, các dòng xe bị triệu hồi gồm: Civic 1.8L 5MT FD1; Civic 1.8L 5AT FD1; Civic 2.0L 5AT FD2; Honda CR-V 2.4L AT RE3; Accord CM5, Accord 3.5S và Accord 2.4S. Trong đó, Honda Civic sản xuất từ 2007 đến 2011; Honda CR-V và Accord sản xuất từ 2009 đến 2011 và Honda Accord CM5 sản xuất năm 2004.

Nguyên nhân là do túi khí an toàn trang bị trên các xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách khi xe bị va chạm từ phía trước. Khi xảy ra va chạm, cảm biến va chạm gửi tín hiệu va chạm về cho bộ điều kiển túi khí. Bộ điều khiển sẽ đánh giá mức độ va chạm và các yếu tố khác để ra quyết định kích hoạt túi khí.

Ngòi nổ bộ thổi khí nhận được tín hiệu sẽ đánh lửa để đốt chất mồi lửa, các mồi lửa đốt cháy các hạt tạo khí để sinh khí, tạo ra một túi đệm khí tránh cho một số bộ phận của cơ thế người va chạm trực tiếp với các phần cứng của xe , sau đó túi khí sẽ tự động xả hơi để không làm kẹt người lái và hành khách trong xe.

Trong trường hợp bộ thổi khí tạo ra áp suất quá lớn, tại thời điểm túi khí bị kích hoạt khi xe va chạm, vỏ bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ có thể bị vỡ, bắn ra gây tổn thương cho hành khách và người lái.

Trước đó, Honda cũng đã thực hiện cuộc triệu hồi đối với hơn 4000 chiếc xe Honda City, Civic, CR-V cũng do dính lỗi túi khí

Các cuộc triệu hồi của GM Việt Nam

Mặc dù không có cuộc triệu hồi nào quy mô lớn, nhưng GM Việt Nam đã thực hiện rất nhiều cuộc triệu hồi với các dòng xe của mình trong năm qua.

Cụ thể là 2 cuộc triệu hồi với tổng số hơn 800 chiếc Chevrolet Orlando được sản xuất từ 10/3/2016 đến 21/6/2016 tại Việt Nam do lỗi kẹt nút khởi động xe; 137 chiếc Chevrolet Colorado LT và Chevrolet Colorado LTZ được sản xuất tại Thái Lan từ từ 12/1/2015 đến 18/3/2015 để kiểm tra siết lại đai ốc giữ dây đai an toàn của các ghế trước với cột chống giữa thân xe của xe; 2 cuộc triệu hồi với tổng số gần 2000 chiếc Chevrolet Aveo để thay thế rô-tuyn của hệ thống lái.

Triệu hồi 3.500 chiếc Mitsubishi Triton

3.539 chiếc xe Mitsubishi Triton được sản xuất từ năm 2009 đến năm 2015 nằm trong diện triệu hồi lần này để thay thế ngòi nổ túi khí phía trước người lái.

Túi khí được trang bị trên xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái khi xe bị va chạm từ phía trước. Khi xảy ra va chạm đủ mạnh, cảm biến va chạm gửi tín hiệu về cho bộ phận điều khiển túi khí. Bộ điều khiển sẽ đánh giá mức độ va chạm và các yếu tố khác để kích hoạt túi khí. Ngòi nổ túi khí nhận được tín hiệu sẽ kích hoạt để sinh khí nhằm tạo ra một túi đệm khí, tránh cho một số bộ phận cơ thể người va chạm trực tiếp với các phần cứng của xe, sau đó túi khí sẽ tự động xả hơi để không làm kẹt người lái.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp tại thời điểm túi khí được kích hoạt khi xảy ra hiện tượng va chạm, bộ ngòi nổ túi khí tạo ra áp suất quá lớn làm cho vỏ túi khí hoặc các chi tiết nhỏ bị vỡ bắn ra gây tổn thương cho người lái làm mất tác dụng của túi khí.

Triệu hồi 2.581 Mitsubishi Zinger GLS

Có 2.581 chiếc Mitsubishi Zinger GLS sản xuất từ 4/9/2008 đến 17/10/2012 được triệu hồi để thay thế ngòi nổ túi khí phía trước người lái trên các dòng xe này.

Theo thông tin từ Mitsubishi cho hay, túi khí được trang bị trên xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái khi xe bị va chạm từ phía trước. Khi xảy ra va chạm đủ mạnh, cảm biến va chạm gửi tín hiệu về cho bộ phận điều khiển túi khí. Bộ điều khiển sẽ đánh giá mức độ va chạm và các yếu tố khác để kích hoạt túi khí. Ngòi nổ túi khí nhận được tín hiệu sẽ kích hoạt để sinh khí nhằm tạo ra một túi đệm khí, tránh cho một số bộ phận cơ thể người va chạm trực tiếp với các phần cứng của xe, sau đó túi khí tự động xả hơi để không làm kẹt người lái.

Trong một số trường hợp tại thời điểm túi khí được kích hoạt khi xảy ra hiện tượng va chạm, bộ ngòi nổ túi khí tạo ra áp suất quá lớn làm cho vỏ túi khí hoặc các chi tiết nhỏ bị vỡ bắn ra gây tổn thương cho người lái làm mất tác dụng của túi khí. Chương trình triệu hồi để thay thế sẽ bắt đầu từ 1/6 tới và dự kiến kết thúc vào 31/5/2017.

Toyota Camry 2.0 E

2.410 xe Camry 2.0E được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam trong khoảng thời gian kể từ ngày 6/4/2015 đến 1/4/2016 thuộc diện triệu hồi để cập nhật phần mềm bộ điều khiển động cơ.

Cụ thể, trên các xe Camry 2.0E nằm trong dải bị ảnh hưởng, có trang bị van tuần hoàn khí xả, (EGR) có tác dụng đưa một phần khí xả sau khi cháy ngược trở lại để hòa với khí nạp, sau đó được đốt cháy một lần nữa trong buồng đốt nhằm mục đích giảm nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường. Khi lái xe trên đường với tốc độ cao, hành trình của chân ga trong khoảng 1/10 đến 3/10 và hiệu điện thế của ắc quy lớn hơn hoặc bằng 14 Vôn, có thể có hiện tượng vị trí thực tế của van tuần hoàn khí xả có sự sai lệch nhỏ so với vị trí của van theo thiết kế tính toán. Sự sai lệch này làm cho van tuần hoàn khí xả không được đóng kín, khí xả vẫn lưu thông và lọt vào buồng cháy động cơ trong những thời điểm không phù hợp. Điều này làm cho động cơ hoạt động thiếu ổn định, trong trường hợp xấu nhất động cơ có thể bị chết máy khi giảm tốc độ.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do phần mềm của bộ điều khiển động cơ lập trình chưa phù hợp cho hoạt động của van tuần hoàn khí xả trong một số điều kiện nhất định, đặc biệt khi lái xe trên đường với tốc độ cao, làm cho van tuần hoàn khí xả hoạt động không chính xác theo chỉ thị của bộ điều khiển động cơ.

Hoàng Nam
(Theo ICTNews)

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Vấn đề cơ bản trong marketing là tạo ra một chủng lọai mà bạn có thể trở thành nguời tiên phong"

User Menu