Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 509
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 555
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 574

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10126
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 585
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 577
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 576
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3148
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3401

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
HLV Park Hang Seo đắt show quảng cáo tại Việt Nam

HLV Park Hang Seo đắt show quảng cáo tại Việt Nam

Sau những thành tích mà đội tuyển Việt Nam ghi được trong những năm gần đây, Park Hang Seo trở...

  • Hits 1306
Tỷ phú Nhật đã xây dựng Uniqlo thành đế chế tỷ đô như thế nào?

Tỷ phú Nhật đã xây dựng Uniqlo thành đế chế tỷ đô như thế nào?

Giống như nhiều doanh nhân nổi tiếng khác, con đường đến với vinh quang của Tadashi Yanai không...

  • Hits 1901
Tỉ phú Masayoshi Son rút khỏi Alibaba

Tỉ phú Masayoshi Son rút khỏi Alibaba

Tỉ phú Masayoshi Son tuyên bố rời khỏi Hội đồng Quản trị của “gã khổng lồ” thương mại điện tử...

  • Hits 956

Chọn "người phù hợp" có phải là một rào cản cho doanh nghiệp?

Khi nói về tuyển dụng, nhiều người nói họ chỉ chọn "người phù hợp". Thế nào là người phù hợp? Trong bài này tôi sẽ mổ xẻ một tí về vấn đề này. Tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Việt với các tập đoàn lớn về thế nào là "người phù hợp".

ba M5

Theo tôi, khái niệm "người phù hợp" đã bị hiểu sai lệch thành một khái niệm khá mơ hồ, tùy tiện. Bởi những lý do sau:

Phù hợp, nhưng phù hợp với ai?

1. Phù hợp với người tuyển.

Nếu một nhân sự được HRM phỏng vấn tuyển dụng thì liệu có phù hợp với boss không? Nếu xét về góc độ cá nhân thì thường là không.

Nếu là nhân sự cao cấp được boss trực tiếp tuyển? OK, vậy thì coi như là sẽ phù hợp với boss. Nhưng rồi liệu nhân sự này có phù hợp với phu nhân/phu quân của boss, có phù hợp với những người giữ các vị trí cao cấp khác trong doanh nghiệp không?

Theo tôi, tuyển dụng mà theo tiêu chí chọn "người phù hợp" theo quan điểm cá nhân chính là nguyên nhân dẫn đến sự chia bè chia cánh trong doanh nghiệp.

Bởi người được tuyển phù hợp với sếp ông, thì sẽ tuân thủ sếp ông, người được tuyển phù hợp với sếp bà thì chỉ làm việc được với sếp bà, còn người của các cô các cậu trong gia đình tuyển theo cách phù hợp với mình thì sẽ trở thành tay chân thân tín của các cô các cậu.

Trong những trường hợp này, những nhân sự nào không thuộc vào một trong các phe, thì sẽ là những người chịu thua thiệt nhất, dễ bị sa thải nhất. Và thường họ là những người tốt, những người tự tin về năng lực của mình và có tính cách khẳng khái.

Điểm hạn chế thứ hai của quan điểm tuyển người phù hợp với cá nhân là môi trường này dẫn đến sự hạn chế hiệu quả hoạt động, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp do thiếu vắng những ý kiến phản biện, ý kiến trái chiều cần thiết, dẫn đến tình trạng bao che cho những yếu kém, sai lầm.

Vậy các tập đoàn lớn họ làm thế nào? Họ có chọn "người phù hợp" không?

Tôi cho là có, như Jim Collins đã viết trong một cuốn sách, họ cũng tìm "người phù hợp" để mời vào công ty, nhưng là phù hợp theo kiểu khác.

2. Phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Các tập đoàn lớn người ta cũng chỉ chọn "người phù hợp" khi tuyển dụng. Cái khác là họ định nghĩa rõ cái sự phù hợp ấy.

Phù hợp với họ là phù hợp với các yêu cầu về vị trí được tuyển dụng, được đề ra trong Bảng Yêu Cầu Tuyển Dụng. Trong đó có nêu cụ thể về trình độ học lực, trình độ năng lực chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm, cũng như là các yêu cầu khác dựa trên đặc thù công việc mà người ấy sẽ đảm nhận.

Và những yêu cầu trên không phải ai muốn đặt ra thế nào cũng được, mà phải dựa vào các định hướng, mục tiêu, ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp và đặc thù của thị trường...

Như vậy "người phù hợp" với họ là người có năng lực đủ để có thể lãnh đạo đội ngũ, hoàn thành tất cả những công việc mà vị trí yêu cầu, có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc và đủ cao để có thể vượt qua những thách thức để có thể đạt được các mục tiêu đề ra, có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết liên quan đến thị trường/ngành nghề, để có thể phát huy, tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp sớm nhất có thể ngay sau khi nhận việc.

Và như vậy, một khi những tiêu chí về yếu cầu đã được làm rõ, thì ai tuyển cũng không thành vấn đề lắm, miễn cứ theo các tiêu chí ấy mà tuyển. Nhưng để tránh tình trạng cá nhân chi phối quyết định tuyển dụng, thì bên cạnh người sử dụng nhân sự, còn có sự tham gia của bộ phận HR trong suốt quá trình phỏng vấn tuyển dụng.

Trong nhiều trường hợp, khó mà có thể tìm ra được người đáp ứng được tất cả các yêu cầu, nên doanh nghiệp phải cân nhắc tiêu chí nào có thể chấp nhận không đạt như yêu cầu đề ra, và họ quyết định điều này dựa trên tình hình của doanh nghiệp.

Và như vậy, người được chọn từ qui trình này, sẽ là người phù hợp với vị trí công việc đang cần, chứ không phù hợp với một cá nhân nào.

"Người phù hợp" ở chỗ anh chị là người thế nào?

Đỗ Hòa - on Human Resource Management.

Nguồn: tinhhoaquantri.com

Comments powered by CComment