Khởi Nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp, kế hoạch và lộ trình phát triển mở rộng, mô hình kinh doanh và thủ tục pháp lý ...
Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Định Vị Quán Cà Phê, Có Cần Không?

Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn...

  • Hits 689
Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Marketing Communications Luôn Là Một Chuyên Đề Hấp Dẫn.

Wrap up 2 ngày workshop Marketing Communications diễn ra tuần rồi (23-24 tháng 3 năm 2024) tại TP. HCM...

  • Hits 729
Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Một Số Ý Tưởng Khởi Nghiệp Cho Những Ai Quan Tâm

Trong thời đại công nghiệp như ngày nay, khởi nghiệp đã trở nên phổ biến và hứa hẹn nhiều cơ hội...

  • Hits 734

Kỹ Năng Kinh Doanh

Kỹ năng kinh doanh, chiến lược marketing, tổ chức kênh phân phối, phát triển bán hàng, truyền thông, xây dựng thương hiệu ...
Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

Vai trò của CEO trong sáng tạo mô hình kinh doanh mới

 Thử nhìn lại những doanh nghiệp thành công với những ý tưởng đột phá trong thập kỷ vừa qua:...

  • Hits 10282
Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Cắt Giảm Chi Phí, Không Cắt Giá Trị Thương Hiệu Của Mình

Trong giai đoạn khó khăn, khi mà doanh thu sụt giảm và thị trường thì cạnh tranh giá khốc liệt,...

  • Hits 738
Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Tại Sao Kinh Doanh Thì Phải Học Định Giá?

Nếu không làm gì mới thì doanh thu của doanh nghiệp thường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ...

  • Hits 737
Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Tạo Ra Giá Trị Cho Khách Hàng Qua Kênh, Một Cơ Hội Thường Bị Lãng Quên.

Với thực trạng doanh nghiệp mình, kinh doanh có chiến lược đã là chuyện hiếm. Xem kênh là một phần của...

  • Hits 730
Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Học Truyền Thông Marketing để giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề lớn nhất mà những người học nhận ra là quyền năng của truyền thông là vô cùng to lớn, những điều mà...

  • Hits 3310
Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Đúc kết khóa huấn luyện kỹ năng marketing Định Giá (pricing).

Trong các chuyên đề kỹ năng marketing, có lẽ hai chuyên đề "Phân tích Khách Hàng và Thị trường" và...

  • Hits 3560

Cộng Đồng

Doanh nhân thành đạt, kinh nghiệm người đi trước, điển cứu khởi nghiệp ...
Chuyện ông chủ của ABC Bakery – “Vua bánh mì” Sài Thành

Chuyện ông chủ của ABC Bakery – “Vua bánh mì” Sài Thành

Với người Sài Gòn sinh sống khoảng những năm 1990, Đức Phát là thương hiệu không ai không biết....

  • Hits 1830
Chân dung người gây dựng PepsiCo trở thành đối thủ “nặng ký” của Coca-Cola

Chân dung người gây dựng PepsiCo trở thành đối thủ “nặng ký” của Coca-Cola

Donald M. Kendall, cựu Giám đốc Điều hành tập đoàn thực phẩm và đồ uống PepsiCo, vừa qua đời ở...

  • Hits 1084
Tỉ phú Masayoshi Son nạp bao nhiêu vào ví VNPAY?

Tỉ phú Masayoshi Son nạp bao nhiêu vào ví VNPAY?

Khoản đầu tư từ Softbank, nếu thành công, kỳ vọng sẽ giúp VNPAY trở thành kỳ lân, cho thấy hấp lực mạnh...

  • Hits 1536

Chiến lược kinh doanh cho doanh nhân khởi nghiệp

Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong đào tạo quản trị kinh doanh và được các công ty lớn trên thế giới áp dụng và sử dụng.

Tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa thực sự tiếp cận để thực hiện Chiến lược kinh doanh trong thực tế doanh nghiệp của mình.

dn-str

Tại sao các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa thực sự áp dụng chiến lược kinh doanh vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. Có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Đầu tiên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa tư duy một cách dài hạn để phát triển doanh nghiệp của mình từ 5-20 năm thậm trí là hàng trăm năm. Tư duy phát triển ngắn hạn đã cản trở các chủ doanh nghiệp định hướng cho doanh nghiệp của mình có lộ trình phát triển dài hạn. Nếu không có kế hoạch phát triển dài hạn thì sẽ không định ra được chiến lược kinh doanh, do đó doanh nghiệp chỉ hoạt động theo lợi thế trước mắt như: đánh quả, làm ăn phi pháp...
  • Thứ hai: Các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam chưa có tư duy toàn cầu chỉ tính làm ăn nhỏ, do vậy chưa thực sự tìm hiểu cách làm bài bản, được lập kế hoạch chi tiết thực hiện chiến lược kinh doanh.
  • Thứ ba: Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đa số từ làm ăn kinh doanh cá thể sau đó chuyển đổi lên doanh nghiệp, kinh doanh theo hướng sử dụng người trong gia đình. Điều này cản trở sự phát triển bền vững và minh bạch của doanh nghiệp vì yếu tố con người quyết định đến chiến lược kinh doanh.
  • Thứ tư: Trình độ và tư duy về chiến lược của doanh nhân việt nam còn hạn chế do không chịu tư duy tìm hiểu, không có người hướng dẫn, tư vấn...do đó điếc không sợ súng dẫn đến trở tay không kịp so với các đối thủ làm ăn bài bản và chuyên nghiệp.
  • Thứ năm: Các doanh nghiệp nhỏ không có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh bài bản như: thiếu nguồn lực con người, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về công nghệ...

Vậy làm thế nào các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng được các chiến lược kinh doanh để cạnh tranh được mạnh mẽ hơn và phát triển bền vững? Trong giới hạn của bài viết này chúng tôi phât tích một số khía cạnh của chiến lược có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam đặc biệt là trong Thời Trần, Trần Hưng Đạo đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông mạnh nhất Thế giới thời điểm đó. Đây chính là bài học có thể áp dụng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trần Hưng Đạo đã dạy chúng ta về bài học "Lấy yếu thắng manh, Lấy ít địch nhiều". Nếu như nguồn lực của bạn về mọi mặt yếu hơn đối thủ thì bạn không thể nào chơi với cùng một cách như đối thủ cạnh tranh được, bạn phải nghĩ ra và tạo ra cách chơi khác mà đối thủ cạnh tranh không thể có được.

Tại Việt Nam có rất nhiều các ví dụ các doanh nghiệp nhỏ đã sử dụng chiến lược "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" để tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp của mình: Ví dụ điển hình như: Cà phê G7 của Trung Nguyên cạnh tranh với Nescafe; Xmen cạnh tranh với các hãng dầu gội đầu nổi tiếng; Đậu Lành Vinasoy với các công ty sữa và nước giải khát quốc tế....Khi cạnh tranh các thương hiệu như: G7, Xmen, Vinasoy nguồn lực về mọi mặc không bằng 1% đối thủ nhưng cuối cùng đều xây dựng được thương hiệu và thống lĩnh được thị trường mà họ tham gia cạnh tranh.

Vậy làm thế nào để áp dụng được chiến lược "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam? Giải pháp của vấn đề các bạn có thể tham khảo một số sách về chiến lược kinh doanh tại web Sachkinhte.com.vn.

Trong bài viết sau chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các cách thức và giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam.

Vũ Huy Thái

Theo marketingchienluoc.com

Comments powered by CComment