Nền kinh tế Mỹ bị phân tách rõ rệt: Các doanh nghiệp chứng kiến đà hồi phục hình chữ K

Tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp lớn đã khởi sắc vào năm 2020, trong khi các đối thủ nhỏ hơn rơi vào khủng hoảng.

Hồi tháng 9, CEO của Nike – John Donahoe, cho biết rằng "đây là thời điểm kẻ mạnh có thể trở nên mạnh mẽ hơn", khi đang "ăn mừng" các khoản đầu tư vào kỹ thuật số và thương hiệu đã mang lại lợi nhuận đáng kể, giúp tập đoàn này tăng trưởng bất chấp phải đóng hàng loạt cửa hàng vì Covid-19.

Trong năm nay, Nike không phải là công ty nổi tiếng duy nhất có lợi nhuận ổn định và thị phần ngày càng tăng. Từ Amazon cho đến Starbucks, McDonald’s và Mondelez, nhiều doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ đã phát triển mạnh mẽ, ngay cả khi dịch Covid-19 khiến nhiều công ty nhỏ rơi vào khủng hoảng.

Steve Schwarzman – CEO của Blackstone, nhận định, cũng giống như Blackstone từng là "kẻ thắng lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính". Ông nói thêm: "Tôi cho rằng đây sẽ là thời điểm sự tăng tốc đó lại diễn ra."

Trong bối cảnh đó, sự hồi phục không đồng đều theo hình chữ K mà nhiều nhà kinh tế lo ngại đang diễn ra trong khắp các doanh nghiệp Mỹ, khi đại dịch tạo những "hố sâu" ngăn cách các công ty lớn nhất, có nguồn lực tài chính tốt và những công ty thiếu quy mô.

Theo các học giả, chuyên gia tư vấn và cố vấn doanh nghiệp, các chính sách của NHTW và ngân hàng cùng sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng đã làm nổi bật thêm các xu hướng vốn đã tạo cơ hội "làm giàu" và tăng trưởng cho 1 số ít công ty. Các chuyên gia cảnh báo, tình trạng này sẽ làm giảm sự cạnh tranh, hạn chế sự đổi mới và kìm hãm các doanh nghiệp nhỏ, thay vì tạo ra việc làm và tính năng động cho nền kinh tế.

D14

James Manyika – chủ tịch của McKinsey Global Institute, cho biết: "Sự hồi phục của năm vừa qua chính là hình chữ K." Ông lưu ý rằng, một phân tích của MGI cho thấy hầu hết các công ty "siêu sao" đều có tiềm lực mạnh hơn vào năm 2020.

Điều này phần nào phản ánh thực tế rằng nhóm có nhiều công ty ngành công nghệ và dược phẩm đều dễ dàng vượt qua làn sóng Covid-19 hơn. Tuy nhiên, các công ty này trong năm nay cũng phải chi nhiều tiền hơn cho các công cụ kỹ thuật số - yếu tố quan trọng khi nhân viên và khách hàng không thể trực tiếp đến cửa hàng.

Theo 1 nghiên cứu được công bố vào năm ngoái, giáo sư Vijay Govindarajan và các cộng sự cho biết xu hướng tập trung hóa doanh nghiệp đã diễn ra từ rất lâu trước đại dịch, khi các công ty lớn của Mỹ đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động kinh tế. Họ viết, các công ty nhỏ ngày càng khó thoát khỏi "thứ hạng" của họ, trong khi các doanh nghiệp lớn đã có đủ nguồn lực để đầu tư vào những tài sản bao gồm thương hiệu.

Theo đó, có thể thấy, các công ty lớn đã chứng kiến người tiêu dùng hầu hết chỉ tin tưởng các thương hiệu lớn, quen thuộc khi đại dịch diễn ra. Người tiêu dùng với tâm lý thận trọng hạn chế tần suất đến các cửa hàng vật lý hơn và họ gần như chỉ tìm đến các thương hiệu cung cấp nhiều loại hàng hóa cho chuyến mua sắm như Walmart và Target.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy tác động của con người lên sự phân tách này đã diễn ra ở khắp các ngành.

Các công ty chuyển phát nhanh và kho bãi thúc được đẩy từ sự bùng nổ của thương mại điện tử, tập đoàn công nghệ và các ngân hàng lớn là 1 trong số ít nhóm tạo ra thêm việc làm trong năm 2020. Trong khi đó, lĩnh vực nghệ thuật và giải trí gặp nhiều khó khăn hơn. Tại các công ty kinh doanh khách sạn và hàng không, số lượng người bị sa thải là rất lớn.

Số liệu tương tự cũng cho thấy tình trạng phân chia giữa kẻ thắng và người thua trong 1 số lĩnh vực nhất định. Ngoài các công ty bán thực phẩm và chất tẩy rửa, chỉ có những nhà bán lẻ lớn như Walmart hay Costco, và công ty bán vật liệu xây dựng, đồ làm vườn như Home Depot tạo ra thêm việc làm trong năm nay (tính đến tháng 11).

D15

Theo Olivier Darmouni – giáo sư ngành kinh tế trường Columbia Business School, sự khác biệt chủ yếu xuất phát từ việc các công ty lớn có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Các công ty niêm yết lớn đã đi vay 2,5 tỷ USD trong năm nay. Theo đó, các công ty dẫn đầu ngành như Ford và General Motors dã chứng kiến các sản phẩm được tái sản xuất.

Ngược lại, nghiên cứu do ông Darmouni làm trưởng nhóm cho thấy các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ đã trở nên khó tiếp cận hơn, khi các ngân hàng thắt chặt quy định cho vay. Nghiên cứu của ông kết luận: Tỷ lệ tín dụng gia tăng trong nửa đầu năm 2020 "hầu như đến từ các công ty lớn, với hạn mức tín dụng đã được cam kết trước".

Chịu ảnh hưởng lớn nhất là các công ty phải bước vào thời kỳ đại dịch với bảng cân đối kế toán yếu, ví dụ như công ty cho thuê ô tô Hertz, và các công ty không còn nhận được sự yêu thích của thị trường như 1 số nhà bán lẻ, nhà hàng. Mohsin Meghji, giám đốc điều hành của nhóm tư vấn tái cấu trúc M-III Partners,

Mohsin Meghji – giám đốc điều hành nhóm tư vấn tái cấu trúc M-III Partners, nhận định: "Đại dịch đã vùi dập những thế mạnh và làm nổi bật điểm yếu của những công ty tệ nhất." Ông cho rằng, một số công ty yếu kém sẽ buộc phải "bán mình" cho những "kẻ chiến thắng" trong ngành, trong khi một số khác thậm chí còn sụp đổ hoàn toàn.

Meghji lập luận, nếu điều đó xảy ra, thì Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành một chất xúc tác quan trọng khiến những diễn biến trong nền kinh tế Mỹ trở nên rõ ràng và cạnh tranh hơn, bởi những đây là những điều đã diễn ra nhanh hơn 5,7 đến 10 năm.

Trong khi đó, theo Manyika, khoảng 1 nửa trong số những công ty đang được hưởng lợi sẽ rời khỏi nhóm "siêu sao" trong chu kỳ tiếp theo. Do đó, câu hỏi ở đây là động lực hồi phục hình chữ K sẽ tồn tại trong bao lâu. Ông nhận định, những công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay có thể bị ảnh hưởng nếu các biện pháp kích thích không được thực hiện vào năm 2021.

Tham khảo Financial Times

Comments powered by CComment