5 xu hướng bán lẻ quan trọng nhất 2015

Báo cáo mới nhất về bán lẻ toàn cầu của Deloitte dựa trên khảo sát 250 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới nhận thây việc các nhà bán lẻ đang có xu hướng đổi mới sáng tạo và sử dụng các công nghệ mới nhất nhằm tác động mạnh hơn tới thị trường.

Các xu hướng bán lẻ quan trọng của năm 2015 được hình thành với 5 xu hướng chính: bán lẻ lữ hành, di đọng, nhah, trải nghiệm và sáng tạo. Tuy không mới nhưng thú vị là dầu các sáng chế công nghệ liên tục ra đời theo cấp số nhân nhưng cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều sẵn sàng ứng dụng chúng như một cách thức hết sức sáng tạo và khác biệt. Thậm chí, một số nhà bán lẻ đã không chỉ bám đuổi sát các công nghệ mới nhất, mà còn nâng tầm các sáng kiến đổi mới sáng tạo bằng cách áp dụng vào việc thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi và chuyển hóa nhiều khía cạnh trong việc vận hành; tiến hành các chương trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ,..trên các kênh cần thiết để đáp ứng nhu cầu và nâng cao mong đợi tối đa 24/7 của khách hàng.

xu hướng bán lẻ

Bán lẻ lữ hành

Một năm có trên 1 tỉ người đi lại - chiếm khoảng 15% dân số toàn cầu, và tương ứng, họ sử dụng hơn 1,000 tỉ USD trong toàn bộ quá trình di chuyển ấy. Vì thế nhiều công ty toàn cầu coi ngành bán lẻ lữ hành là "lục địa thứ sáu" thiết kế ra những mô hình bán lẻ thức thời đề khai thác.

Việc di chuyển và ngành du lịch thế giới mỗi năm với tốc độ tăng trưởng ngành đều trên 12%. Một nửa sự tăng trưởng do lữ khách đóng góp - đặc biệt từ các quốc gia mới nổi như Trung Quốc. Tầng lớp trung lưu của các thị trường mới nổi tăng mạnh và tăng cường đi lại cũng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ ngành này, đặc biệt ở các lĩnh vực như sản phẩm xa xỉ, và đang làm lợi cho các nền kinh tế đã phát triển ở Mỹ và châu Âu.

Hơn một nửa phần đóng góp của ngành hàng xa xỉ trị giá 16 tỉ euro của Pháp phụ thuộc vào các du khách. Vì thế, năm 2015 sẽ tiếp tục là một năm mà các nhà bán lẻ tiếp tục đầu tư vào việc chiều chuộng các du khách chi mạnh tay, đặc biệt là các du khách tới từ các thị trường mới nổi. Bán lẻ trong ngành này cũng giúp tạo ra nhiều cơ hội mới cho những người tiêu dùng. Hành khách thường có nhiều thời gian rảnh để mua sắm khi phải chờ đợi chuyến bay và việc di chuyển quốc tế cũng thể hiện đẳng cấp cá nhân. Cả hai điều này đều giúp tạo ra một không khí tốt lành cho các trải nghiệm và thụ hưởng.

Tận dụng những cơ hội này, nhiều công ty đang đầu tư vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu tại các quốc gia đang phát triển, ngay cả khi có thể những khách hàng mục tiêu không mua những thương hiệu đó tại nhà. Là vì họ thích mua các thương hiệu nước ngoài khi du lịch, đặc biệt là ở các thị trường đã phát triển thì thường có nhiều sự lựa chọn thương hiệu cao cấp hơn ở giá cả "dễ thở" hơn, so với các sản phẩm bán ở trong nước đã phải "gánh" thêm thuế nhập khẩu.

Tất cả những lý do trên đã biến các sân bay trở thành những điểm đến bán lẻ và ngay cả việc thiết kế, trang trí lại các sân bay giờ cũng đã phải phụ thuộc và bị áp đặt bởi các xu hướng thời trang xa xỉ, chứ không còn đơn thuần là những điển bán hàng miễn thuế như trong quá khứ. Các sân bay đã trở thành không gian thí nghiệm khổng lồ và là một nguồn thu nhập dữ liệu quan trọng đối với các công ty. Một ví dụ là tập đoàn miễn thuế thế giới (WDFG) đã sử dụng và thu thập các dữ liệu của các nhà bán lẻ tại sân bay Heathrow của Anh quốc để chuẩn bị tốt hơn cho việc sắp đặt tại sảnh đến quốc tế, để đảm bảo rằng việc xuất hiện các thương hiệu sẽ theo đúng cảm nhận văn hóa cũng như ngôn ngữ đối với khách đến, cũng như phù hợp với gu văn hóa của xuất xứ quốc gia của các nhóm khách dù là đi qua.

Bán lẻ di động

Tới năm 2015, khoảng 65% dân số toàn cầu sẽ sử dụng một chiến điện thoại di động và có khoảng 83% lượng sử dụng intenet là qua các thiết bị cầm tay. Trong 3 năm tới, doanh số thương mại điện tử toàn cầu qua các thiết bị di động được dự đoán là sẽ đạt tới 638 tỉ USD.

Việc các sản phẩm có thể đeo/mang được trên người như kính Google hay đồng hồ Apple sẽ mở ra những cơ hội mới để đạt tới nhiều người tiêu dùng hơn, và các nhà bán lẻ đang chú ý quan sát những thành tựu và phát minh mới trong lĩnh vực này. Ngành đồng hồ cảm ứng hiện trị giá khoảng 1,4 - 1,8 tỉ USD nhưng sẽ tăng lên tới 10 tỉ USD vào năm 2018. Toàn bộ thị trường này sẽ đạt tới 10 tỉ USD vào 3 năm tói và sẽ bắt đầu xu hướng mua bán qua các thiết bị đeo/mang từ đầu năm 2015.

Vì thế, các nhà bán lẻ sẽ phải tạo ra các cửa hàng bán lẻ phục vụ wifi miễn phí và các website tương thích với bán lẻ thông qua mobile (phiên bản mobile) được tối ưu hóa cho các thiết bị cá nhân khác nhau. Các khoản thanh toán qua mobile cũng sé đóng vai trò rất lớn với ước tính đạt tới 90 tỉ USD tới năm 2017

Không chỉ có các không gian của hàng bán lẻ tương thích với thanh toán và xem hàng mobile để có quyết định mua ngay tại chỗ, các trang bán hàng trên mạng như Ebay, Amazon, và cả Walmart cũng đã ngay lập tức tạo ra các trải nghiệm mobile cho khách hàng theo hướng tiện dụng và các thương hiệu khác đang theo sau xu hướng này. Tuy vậy, không chỉ đảm bảo trải nghiệm tiện dụng, tức thời, gợi ý sự liên quan và các nhân hóa thông tin cùng nhiều lựa chọn hấp dẫn, điều quan trọng nhất là các nhà bán lẻ phải đảm bảo tính bảo mật, an ninh và riêng tư cao nhất và mạnh nhất có thể cho khách hàng. Lòng tin, sự minh bạch và việc bảo vệ dữ liệu thông tin các nhân khách hàng là trọng yếu trong việc đảm bảo sự trung thành của khách hàng, khi bán lẻ qua di động trở thành chuyện thường ngày.

(Còn tiếp...)

Điệp Giang (tổng hợp)

Theo Thế Giới Tiếp Thị 

Comments powered by CComment