Những Sản phẩm & dịch vụ phù hợp với tiếp thị bằng hương thơm

Marketing bằng mùi hương đang ngày trở nên phổ biến. Một số doanh nghiệp thậm chí coi mùi hương là một phần không thể thiếu trong hình ảnh tổng thể của mình bên cạnh âm nhạc, logo và cách bài trí. Dưới đây là một số sản phẩm dịch vụ nên tích hợp phương pháp tiếp thị bằng mùi hương.

1. Ngân hàng.

Khuếch tán mùi hương nhằm tạo nên không khí thư giãn, một môi trường ấm áp, dễ chịu tại không gian chờ thường được xem là hơi buồn chán ở các ngân hàng.

2. Showroom xe hơi.

Thị trường xe cao cấp trưng bày phong cách, sự thanh lịch và mùi hương tạo nên một tiêu chuẩn mới về chăm sóc khách hàng.

3. Giải trí.

Những địa điểm giải trí như bar, nightclub... đều muốn tạo một môi trường vui vẻ và nâng tầm trải nghiệm của những người đến đây. Đây là một nhiệm vụ khó khăn khi mà những nơi này thường xuyên bị tấn công bởi mùi khó chịu như khói thuốc, mùi đồ ăn, mùi cồn và mùi cơ thể. “Scent branding” được ứng dụng thành công trong ngành công nghiệp giải trí trên khắp thế giới. Có những kết quả khảo sát thống kê cho thấy khách hàng đánh giá tốt hơn về dịch vụ và lưu lại lâu hơn, sử dụng dịch vụ nhiều hơn nhờ mùi hương dễ chịu.

tiepthihuongthom

4. Câu lạc bộ thể thao.

Mùi hương có thể mang lại sự thư giãn, tái tạo, khơi gợi cảm hứng và năng lượng mới. Đặc biệt, người mới đến phòng tập sẽ thấy dễ chịu và dễ hòa hợp hơn tại phòng tập, phòng thay đồ hay khu vực mát-xa. Những loại tinh dầu như bạc hà hay gừng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực trên hệ hô hấp. Các hỗn hợp tinh dầu khác giúp tăng cường sự tập trung, sức chịu đựng và sự bình tĩnh. Tại các phòng sauna hay phòng xông hơi thì tinh dầu khuynh diệp hay bạc hà là sự chọn lựa tuyệt vời giúp cho người tập luyện tái tạo năng lượng mới.

5. Ngành thực phẩm.

Hương thơm thực phẩm để “dụ dỗ” khách hàng không phải lúc nào cũng sẵn có. Các loại thực phẩm đông lạnh và được đóng gói không thể “tỏa hương” và việc khuếch tán mùi hương có thể được sử dụng để thay thế thực phẩm mang đến trải nghiệm mùi hương cho khách hàng. Thu hút khách hàng với những mùi hương trái cây tươi mới, phấn chấn và làm hấp dẫn vị giác của họ với hương cà phê hay cacao.

6. Khách sạn.

Môi trường khách sạn và thương hiệu có thể được nâng tầm đẳng cấp qua mùi hương. Với mùi hương được thiết kế riêng, những dịch vụ này có thể tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ, độc đáo với khách lưu trú.

7. Y tế.

Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi đến thăm bác sĩ hay nha sĩ. Hương thơm của oải hương hay khuynh diệp tạo nên phản ứng cảm xúc tích cực tại phòng chờ và bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu, an tâm hơn.

8. Văn phòng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người làm việc trong khu vực được khuếch tán hương thơm mang lại hiệu quả làm việc cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ phạm lỗi đánh máy giảm đi khi khuếch tán hương chanh và oải hương; tốc độ và sự chính xác tăng lên khi có hương bạc hà.

9. Cửa hàng bán lẻ.

Theo khảo sát thì các mùi hương hoa và mùi hương trái cây có múi (cam, chanh, bưởi...) có ảnh hưởng tích cực đến thời gian lưu lại cửa hàng và mức độ chi tiêu của khách hàng. Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta thường nhớ đến mùi hương nhiều gấp 100 lần so với những gì chúng ta nghe, thấy hay chạm.

10. Giao thông.

Mùi hương giúp giảm stress và lo âu trong phòng chờ cho những hành khách đang nôn nóng và đặc biệt thích hợp cho các khu vực hạng cao cấp, thương gia, tạo thêm giá trị và sự đặc quyền dành cho khách hàng cao cấp. Hương hoa cẩm chướng từng được sử dụng trên tàu điện ngầm của Paris từ năm 1959 để mang lại sự thoải mái và niềm vui cho hành khách.

Theo DNSGCT

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment