Các rào cản trong đổi mới và cải tiến doanh nghiệp

Bạn khá nhạy cảm trong việc phát hiện ra các vấn đề của chính mình. Rào cản chủ yếu của cá nhân đó là thiếu thái độ cầu tiến, thiếu kỹ năng phát hiện và thực hiện.

 renew3

Đối với DN thì có rất nhiều rào cản:

1. Rào cản của thói quen

Doanh nghiệp là tập hợp của các cá nhân từ nhân viên tới Giám đốc. Mỗi cá nhân sau một thời gian làm việc tại DN sẽ hình thành một bộ thói quen. Thói quen trong giờ giấc làm việc, trong phong cách làm việc, trong cách ra quyết định, cách xử lý công việc,....

renew

 

Nếu như môi trường KD không thay đổi thì thói quen là có lợi vì nó sẽ giúp duy trì một đầu ra không đổi với nguồn lực ít nhất. Tuy nhiên vì môi trường bên ngoài luôn thay đổi mà lại thường theo mức độ khó khăn tăng dần nên doanh nghiệp nào cũng có phần phải duy trì và phần phải thay đổi.

Doanh nghiệp cũng có một hệ thống các quy định, quy trình, chính sách mà không dễ thay đổi. Hệ thống này khiến cho những người thực thi phải làm theo cho đến khi nó được thay đổi.

 

2. Động lực của phát hiện thay đổi và thực hiện thay đổi

Thay đổi mang lại hiệu quả nhưng lại là gánh nặng đối với người thực hiện. Chính vì vậy khi một người phát hiện ra một vấn đề và thấy rằng nên cải tiến hay đổi mới nhưng do không có động lực thúc đẩy nên anh ta sẽ không phản ảnh vấn đề cho cấp có thẩm quyền và cũng không mặn mà trong việc thực hiện các thay đổi khi nó được triển khai.

3. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa hoạt động

Đầu ra của chuỗi giá trị là doanh thu V và chi phí F. Trong đó:

V= V1 + V2 + V3 + V4

F= F1 + F2 + F3 + F4 + F5 + F6

Xét các hoạt động hỗ trợ thì việc nổi lên chi phí khá rõ nhưng giá trị lại khó đo đếm vì giá trị V6 và V7 nằm trong 4 V của hoạt động sơ cấp. Mục tiêu của thay đổi phải là giảm chi phí và tăng giá trị tạo ra nhưng khi biến đổi một thứ thì thứ kia cũng sẽ thay đổi, làm sao ta có thể biết được một cải tiến là tốt hay không tốt khi chỉ đo đếm được một trong hai thông số?

renew1

Việc tăng F1 có thể làm giảm F tổng, tương tự việc giảm V1 có thể làm tăng V tổng.

Vì vậy để một thay đổi mang tính khả thi, mang lại hiệu quả thì đòi hỏi DN phải có hệ thống đo đếm hiệu quả công việc rất rõ ràng nhờ đó có thể xác định đâu là một ý tưởng tốt và đâu là một ý tưởng không tốt.

4. Mâu thuẫn quyền lợi cá nhân

Cho dù mục đích của cải tiến hay đổi mới hoặc là giúp tăng doanh thu hoặc là nhằm giảm chi phí, nhưng những thứ này lại khá xa vời so với lợi ích cá nhân. Các hoạt động cải tiến lại trực tiếp đến từ sự tiếp xúc của mỗi cá nhân với công việc nên ngay cả khi biết rằng một hoạt động nào đó nên cải tiến thì người thực hiên chưa chắc muốn đề xuất.

5. Không đủ năng lực phát hiện ra vấn đề để có ý tưởng cho thay đổi

Khi mọi thứ còn thô sơ ban đầu, rất dễ phát sinh các ý tưởng cải tiến. Nhưng khi DN đã đi một chặng đường thì mỗi cái tiến đều đòi hỏi năng lực mà nếu không có hướng dẫn, đào tạo thì rất khó để có các ý tưởng cải tiến tốt.

6. Không biết phải đề xuất ý tưởng với ai.

Hầu hết các công ty đều không có nơi tiếp nhận và xử lý ý tưởng một cách chuyên nghiệp. Vì vậy khi người lao động xuất hiện một ý tưởng ban đầu anh ta sẽ cố gắng đề xuất với cấp quản lý. Giả sử như ý tưởng đó là không thể thực hiện thì người quản lý cũng chưa chắc đã phản hồi lại đúng cách vì vậy khiến cho người lao động nhụt chí trong các đề xuất tiếp theo.

Giả sử rằng đó là một ý tưởng tốt nhưng nó lại nằm ngoài quyền của anh ta thì anh ta lại phải tiếp tục đề xuất lên cấp quản lý trực tiếp phía trên. Trong tiến trình này có nhiều nguyên nhân khiến cho ý tưởng đó chết yểu.

7. Khó đo đếm được hiệu quả của các cải tiến đổi mới?

Nếu như việc cải tiến giúp cho việc sản xuất một cái áo từ 20p xuống còn 15p thì khá là dễ đo hiệu quả. Đa phần các cải tiến làm giảm chi phí có thể đo đếm được vì nó nằm gói gọn trong một quy trình nhất định mà ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Ngược lại, các yếu tố làm tăng doanh thu lại khó đo đếm. Liệu tháng 8 chúng ta tăng 5% doanh số là nhờ vào tháng đó chúng ta thay đoạn quảng trên VTV? Không hẳn, vì có thể tháng 8 doanh thu tăng nhờ một yếu tố nào đó khác mà DN không phát hiện ra hoặc không thể đo đếm tầm ảnh hưởng của nó.

Không đo đếm được hiệu quả thì cũng khó quyết được phần thưởng cho người đề xuất cũng như chi phí mà DN phải bỏ ra để thực hiện ý tưởng đó.

8. Không thực hiện được cải tiến, đổi mới mặc dù trên lý thuyết nó rất khả thi

Việc thực hiện một cải tiến, đổi mới sẽ gặp rất nhiều các khó khăn mà năng lực quản trị của DN sẽ quyết định rất lớn. Từ đơn giản cách ăn mặc, giờ giấc làm việc tới cái phức tạp như thay đổi cơ chế, thay đổi chiến lược kinh doanh, ....đều đòi hỏi nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo và người lao động.

Hầu hết các sách liên quan tới thay đổi đều tập trung giải quyết khó khăn trong khâu thực hiện mà không phải khâu hoạch định.

Tóm lại Rào cản cho cải tiến và đổi mới đến từ:

– Tạo ra môi trường mà mọi người đều hăng hái tham gia đề xuất các ý tưởng.

– Tạo ra cơ chế mà giúp cho việc cải tiến và đổi mới trở thành một văn hóa của doanh nghiệp.

– Đào tạo cho người lao động các kỹ năng cần thiết để có thể phát hiện ra các ý tưởng.

– Khó khăn trong việc biến một ý tưởng thành hiện thực

– Khó đo đếm hiệu quả có được nhờ Cải tiến hoặc Đổi mới

renew2

Dungiso

Theo chienluocsong.com

 

Comments powered by CComment