Chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp

Chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp là sự đổi mới giá trị được tạo ra khi tổ chức tác động đến cả cơ cấu chi phí lẫn giá trị mang lại cho người mua.

Việc tiết kiệm chi phí được thực hiện bằng cách loại bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố cạnh tranh trong ngành. Giá trị mang lại cho người mua tăng lên nhờ gia tăng và hình thành những yếu tố ít hoặc chưa xuất hiện trong ngành. Qua thời gian, chi phí sẽ ngày càng giảm nhờ khối lượng bán hàng tăng lên theo tính kinh tế của quy mô.

Trong môi trường cạnh tranh, các gianh rới ngành được xác định và được chấp nhận, những quy luật cạnh tranh trong cuộc chơi đều rõ ràng. Tại đây các công ty tìm cách vượt trội so với đối thủ của mình để nắm thị phần lớn hơn. Khi ngày càng có đông người tham gia vào khoảng thị trường này, khả năng thu lợi nhuận cũng như triển vọng tăng trưởng càng giảm xuống. Sản phẩm đó trở thành thứ hàng hóa thông thường và sự cạnh tranh gay gắt khiến cho việc tồn tại trong thị trường canh tranh càng trở nên khó khăn.

Chiến lược khác biệt hóa là cách tốt nhất giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh để mà tăng doanh thu, đây chính là cách mà những doanh nghiệp lớn và thành công thường sử dụng để giúp doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt ở những công ty lớn họ cực kỳ coi trọng những ý tưởng sáng tạo về việc khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ của họ để tìm ra thị phần mới. Dưới đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về mô hình khác biệt hóa sản phẩm với hình vẽ dưới đây :

fee
Như hình mô tả ở trên, việc giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua đó là cách thức gia tăng giá cho công ty lẫn khách hàng. Giá trị khách hàng nhận được sẽ được hình thành từ giá trị sử dụng của hàng hóa và khoản tiền bỏ ra để mua hàng hóa đó, còn giá trị công ty nhận được sẽ hình thành từ giá bán hàng hóa và cơ cấu chi phí. Do đó sự đổi mới giá trị chỉ đạt được khi toàn bộ hệ thống các hoạt động liên quan đến giá trị sử dụng, giá cả và chi phí trong công ty có sự tương xứng. Cách tiếp cận hệ thông một cách tổng thể trong việc hình thành một phân khúc thị trường mới đã tạo nên tính ổn định cho chiến lược này.

Để có được sự đổi mới giá trị, các công ty hay các cá nhân phải hướng toàn bộ hệ thống tới một mục tiêu, đó là sự đột biến về giá trị cho người mua và chính bản thân công ty. Nếu thiếu cách tiếp cận thổng thể như vậy, sự đổi mới sẽ không gắn liền với trọng tâm của chiến lược.

Chiến lược cạnh tranh Chiến lược khác biệt hóa chi phí thấp
Cạnh tranh trong khoảng thị trường hiện tại Tạo ra khoảng thị trường không có cạnh tranh
Đánh bại đối thủ cạnh tranh Làm cho việc cạnh tranh trở nên không quan trọng
Khai thác nhu cầu hiện tại Tạo ra và nắm bắt nhu cầu mới
Chấp nhận và đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra Phá vỡ sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí
Điều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức theo chiến lược lựa chọn: thực hiện hoặc là chiến lược khác biệt hóa hoặc là chiến lược chi phí thấp Điều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp
Trên đây chính là những điều khác biệt giữa những công ty thành công và thất bại trong việc hình thành thị phần mới. Những công ty chìm đắm trong thị phần cạnh tranh đã làm theo phương pháp thông thường: họ tìm cách đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo dựng một vị thế phòng thủ trong trật tự ngành. Thật đáng ngạc nhiên là những công ty tạo ra sự khác biệt lại không chạy đua vơí các đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, họ theo đuổi một logic chiến lược khác đó là đổi mới giá trị.

Sự đổi mới giá trị của sản phẩm chính là nền tảng của thành công trong kinh doanh.

Còn bạn, bạn đang theo đuổi chiến lược cạnh tranh hay khác biệt hóa. Hãy cho chúng tôi chia sẻ cảm nhận của bạn dưới phần bình luận.​

The thegioiseo.com

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment